4 loại thực phẩm dễ nhầm tưởng là giàu dinh dưỡng
Đặc biệt là các chị em, rất dễ nhầm tưởng về giá trị dinh dưỡng thực sự của những thực phẩm này!
Đồ uống chế biến từ trà xanh
Trà xanh chứa các chất chống ô-xi hoá và các thành phần khác có lợi cho sức khoẻ, có thể phòng ngừa ung thư, bệnh tim, lão hoá và các bệnh liên quan đến lão hoá khác.
Tuy nhiên hiện nay nhiều nhà sản xuất cho thêm đường và các chất phụ gia khác tạo thành nước uống trà xanh, tự mệnh danh là nước uống giàu dinh dưỡng.
Trên thực tế bất luận là thành phần nào tạo nên “đồ uống trà xanh” thì các chất bảo quản, đường hoá học trong nó đều ảnh hưởng đến sức khoẻ người sử dụng.
Sản phẩm chế biến từ s ữa chua
Sữa chua là do quá trình lên men sữa tươi tạo thành, hàm chứa thành phần prôtein, can-xi và các vitamin.
Video đang HOT
Đặc biệt có nhiều loại sữa đặc cơ thể rất khó hấp thu, thì sữa chua có thể xem như sự lựa chọn tốt nhất.
Hiện nay sữa chua được cho thêm đường và chế biến thành nhiều sản phẩm như đồ uống hoa quả, điểm tâm ngọt nhưng nhà sản xuất lại lợi dụng “tác dụng của sữa chua” mà phong cho sản phẩm của mình là sản phẩm tốt cho sức khoẻ.
Do đó khi đi chợ tốt nhất nên lựa chọn các loại sữa chua thông thường, khi cần thiết tự mình có thể thêm vào các loại nước trái cây tuỳ ý.
Bữa sáng với bột yến mạch
Lúa mì, lúa mạch, gạo, yến mạch và các loại ngũ cốc khác đều là những loại thực phẩm quan trọng của con người.
Chúng bao hàm prôtêin, chất sơ và nhiều vitamin mà các loại thực phẩm khác không thể thay thế.
Tuy nhiên thường xuyên sử dụng các sản phẩm ngũ cốc, được làm từ tinh bộ, đường cát, mật ngọt, muối ăn, phẩm màu thực phẩm và các chất bảo quản tạo thành bữa sáng nhiều màu sắc mà không biết thành phần dinh dưỡng của bữa sáng này rất thấp.
Tại Italya, bánh pi-za cũng được pháp luật bảo hộ, quy định nó phải được làm từ bột lúa mạch, tương cà chua, pho mát trắng, dầu ô lưu, hương liệu từ cây húng quế.
Bánh pi-za thực tế rất giàu dinh dưỡng. Nhưng hiện nay có nhiều cửa hàng, đại lý, quán ăn nhanh sử dụng chất bảo quản, dễ khiến người ăn bị béo phì, sử dụng đồ hộp, thịt đông lạnh để lâu ngày, còn có lượng lớn muối ăn…
Những loại pi-za này có nhiệt lượng và hàm lượng na-tri rất cao, nhưng giá trị dinh dưỡng lại rất thấp.
Dĩnh Vi (Theo food.39)
Mỗi loại nấm một công dụng chữa bệnh
Trên thực nghiệm, hầu hết các loại nấm ăn đều có khả năng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư
Trong thiên nhiên, có hai dạng nấm: ăn được (nấm ăn) và nấm độc. Nấm ăn được sử dụng làm thực phẩm vì giá trị dinh dưỡng và protein cao, ít chất béo, chứa nhiều vitamin (nhóm B và C, D), giàu nguyên tố vi lượng (sắt, selen, natri, kali, magiê và phốt pho).
Thông dụng nhất là mộc nhĩ đen, ngân nhĩ, nấm hương, nấm mỡ, nấm rơm, nấm kim châm, nấm trư linh...
Tác dụng dược lý phong phú
Nấm ăn còn có nhiều tác dụng dược lý khá phong phú, được biết đến như là những dược liệu quý kháng ung thư và kháng virus. Trên thực nghiệm, hầu hết loại nấm ăn đều có khả năng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư. Với nấm hương, nấm linh chi và nấm trư linh, tác dụng này đã được khảo sát và khẳng định trên lâm sàng.
Nấm ăn còn có tác dụng tăng sức đề kháng, dự phòng và trị liệu các bệnh tim mạch, làm hạ huyết áp. Chẳng hạn, nấm hương và nấm linh chi giải độc và bảo vệ tế bào gan rất tốt.
Nấm đầu khỉ có lợi phủ tạng, trợ tiêu hóa, tác dụng rõ rệt trong trị liệu các chứng bệnh chán ăn, rối loạn tiêu hóa, viêm loét dạ dày tá tràng. Nấm bình ích khí sát trùng, phòng chống viêm gan, viêm loét dạ dày tá tràng, sỏi mật. Nấm kim châm và nấm kim phúc chứa nhiều arginine có công dụng phòng chống viêm gan và loét dạ dày.
Hầu hết nấm ăn còn có tác dụng thanh trừ các gốc tự do và chống lão hóa. Nhiều loại có tác dụng an thần, trấn tĩnh, lợi cho việc điều chỉnh hoạt động của hệ thần kinh trung ương.
Gần đây, nhiều nhà khoa học còn phát hiện một số loại nấm ăn có tác dụng phòng chống AIDS ở mức độ nhất định thông qua khả năng nâng cao năng lực miễn dịch của cơ thể.
Tác dụng của một số nấm ăn điển hình
- Nấm hương: Được mệnh danh là "vua của các loại rau", có tác dụng điều tiết chuyển hóa, tăng cường năng lực miễn dịch của cơ thể, ức chế tế bào ung thư, hạ huyết áp, giảm cholesterol máu, phòng ngừa sỏi mật và sỏi tiết niệu, trợ giúp tiêu hóa. Đây là thực phẩm lý tưởng cho người thiếu máu do thiếu sắt, cao huyết áp, tiểu đường, rối loạn lipid máu, trẻ suy dinh dưỡng.
- Nấm rơm: Được sử dụng rất rộng rãi vì giá trị dinh dưỡng khá cao, làm thức phẩm rất tốt cho người bị cao huyết áp, rối loạn lipid máu, xơ vữa động mạch, tiểu đường, ung thư và các bệnh lý mạch vành tim.
- Nấm mỡ: Là loại có giá trị dinh dưỡng cao, có tác dụng làm giảm đường và cholesterol máu, phòng chống ung thư và cải thiện chức năng gan. Đây là thực phẩm rất tốt cho người bị ung thư, tiểu đường, tăng cholesterol máu, cao huyết áp, giảm bạch cầu và viêm gan.
- Ngân nhĩ: Khá giàu chất dinh dưỡng, có tác dụng tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, rất tốt cho người suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh, bị các bệnh lý đường hô hấp, cao huyết áp, thiểu năng tuần hoàn não...
- Mộc nhĩ đen: Là loại chứa nhiều protid, chất khoáng và vitamin, có khả năng ức chế quá trình ngưng tập tiểu cầu, phòng chống tình trạng đông máu do nghẽn mạch, ngăn cản sự hình thành các mảng vữa xơ trong lòng huyết quản.
Ngoài ra, còn có tác dụng chống lão hóa, chống ung thư và phóng xạ. Bởi vậy, đây là thực phẩm lý tưởng cho người cao huyết áp, xơ vữa động mạch, thiểu năng tuần hoàn não, thiểu năng động mạch vành và ung thư.
Bác sĩ Hoàng Khánh Toàn (Khoa Y học Dân tộc, Bệnh viện 108)
Theo NLĐ
Ngâm trứng vào nước lạnh sau luộc: Tưởng lợi hóa hại Không thể phủ nhận trứng gà rất giàu dinh dưỡng và có lợi cho sức khỏe con người. Nhưng nếu không biết cách chế biến, "lợi" có thể biến thành "hại". Trứng gà chưa nấu chín Trong trứng gà chưa được nấu chín có 2 hợp chất rất khó phân giải, gây ảnh hưởng không tốt đến việc cơ thể hấp thụ và...