4 kinh nghiệm cần biết cho người mắc trĩ
Bệnh trĩ là một trong những bệnh hầu như ai cũng có giai đoạn trải qua. Để điều trị nhanh chóng cũng như hạn chế tái phát, có một số thông tin bệnh nhân nên lưu ý.
Dưới đây là 4 kinh nghiệm cho người mắc trĩ.
Bệnh trĩ gây đau đớn, ngứa rát, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống cũng như tâm lý người bệnh. Tuy nhiên vì trĩ nằm ở vùng nhạy cảm nên nhiều bệnh nhân ngại đi thăm khám hay tư khiến bệnh tình ngày càng nặng hơn.
Các chuyên gia khuyến cáo khi có những dấu hiệu như táo bón, chảy máu, đau, ngứa rát, nứt kẽ hậu môn… trong thời gian dài, người bệnh cần đến cơ sở y tế chuyên khoa để tiến hành thăm khám xác định chính xác nguyên nhân và tình trạng bệnh lý, từ đó có hướng điều trị phù hợp và hiệu quả. Bệnh trĩ nên điều trị sớm, việc kéo dài bệnh sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, cuộc sống và tâm lý của bệnh nhân.
Bệnh trĩ luôn là nỗi ám ảnh của nhiều người.
Thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ, tuy nhiên thói quen ăn uống, sinh hoạt không khoa học dẫn đến tình trạng táo bón lâu ngày là tác nhân chính dẫn đến căn bệnh khó nói này. Vì vậy để phòng ngừa cũng như giảm trĩ, người bệnh nên thay đổi thói quen ăn uống và sinh hoạt. Cụ thể: nên uống nhiều nước, ăn thực phẩm nhiều chất xơ, hạn chế ăn muối và kiêng gia vị cay, nóng, rượu, bia…
Bên cạnh đó, người bệnh nên tập thói quen đi đại tiện đúng giờ và hạn chế sinh hoạt tình dục khi có các biểu hiện của bệnh trĩ. Người mắc trĩ nên rửa hậu môn sau khi đi vệ sinh, ngâm nước muối ấm (15 phút/ngày) để xoa dịu cơn đau của trĩ và làm trĩ bớt sưng. Người bệnh cũng nên tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội… Điều này giúp tăng lưu thông máu đến khắp cơ thể, trong đó có cả vùng trực tràng, giúp tăng cường sức khỏe cho vùng này.
Video đang HOT
Qua các công trình nghiên cứu y khoa, ống hậu môn là nơi có nhiều mạch máu tạo thành các búi trĩ nằm ở dưới lớp niêm mạc. Các búi này có chức năng của một cái nệm, giữ vai trò khép kín hậu môn. Có thể hiểu, trĩ là trạng thái suy giãn tĩnh mạch quá mức vùng hậu môn gây ra tình trạng khó khăn, đau rát, chảy máu khi đại tiện.
Hình ảnh minh họa trĩ nội, trĩ ngoại.
Nhiều người sử dụng các phương pháp dân gian như dùng rau diếp cá, lá bỏng, nhựa đu đủ để làm giảm triệu chứng đau rát, ngứa ngáy… do chúng có tác dụng chống nhiễm khuẩn, kháng viêm. Nhờ đó triệu chứng của trĩ có giảm nhưng nhanh tái phát do căn nguyên của bệnh là suy giãn tĩnh mạch chưa được điều trị triệt để. Chưa kể khi sử dụng phương pháp phẫu thuật cắt búi trĩ nếu không chú ý hồi phục chức năng hậu môn và làm bền hệ tĩnh mạch, bệnh cũng dễ bị tái phát.
Bệnh trĩ có thể điều trị bằng phương pháp nội khoa, thủ thuật hay phẫu thuật. Bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định điều trị tùy theo giai đoạn phát triển của bệnh, theo hoàn cảnh và nguyện vọng của bệnh nhân, cũng như kinh nghiệm của thầy thuốc và trang thiết bị của cơ sở.
Tuy nhiên trong quá trình điều trị và sau phẫu thuật, việc quan trọng mà bệnh nhân thường bỏ qua là hồi phục chức năng hậu môn và làm bền hệ tĩnh mạch trĩ để ngăn trĩ phát triển cũng như tránh tái phát.
Dùng sản phẩm hỗ trợ giảm trĩ
Theo khuyến cáo của bác sĩ, khi điều trị hoặc sau khi phẫu thuật, ngoài chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý, người bệnh có thể tham khảo sử dụng thêm một số loại sản phẩm hỗ trợ hồi phục chức năng hậu môn, làm bền hệ tĩnh mạch và ngăn ngừa trĩ tái phát. Xu hướng của y học hiện đại là sử dụng tinh chất chiết xuất từ các loại thảo dược để phòng ngừa và điều trị suy giãn tĩnh mạch.
Viên uống hỗ trợ điều trị Bmass là một trong những giải pháp an toàn và hiệu quả trong việc hỗ trợ giảm trĩ. Với các thành phần chiết xuất từ cây phỉ, cao hạt dẻ ngựa, cây đậu chổi, việt quất, yến mạch, chuối… Bmass hỗ trợ nhuận tràng, giảm trĩ giúp người bệnh sinh hoạt dễ dàng hơn.
Việc sử dụng viên uống Bmass khi phát hiện các triệu chứng có tác dụng hỗ trợ giảm trĩ nhanh chóng, giúp người bệnh vừa thoát khỏi sự khó chịu, mệt mỏi, vừa không lo sợ nguy hiểm tới tính mạng.
Bmass hỗ trợ nhuận tràng, giảm trĩ (trĩ nội, trĩ ngoại, trĩ hỗn hợp). Sản phẩm phù hợp với người bị bệnh trĩ, táo bón. Độc giả mua sản phẩm tại địa chỉ: N01-T2 khu đô thị Ngoại giao đoàn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
Website nhathuoc365.vn; hotline 18008155.
Sản phẩm này không phải là thuốc không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Mộc Trà
Theo Zing
Ngực thường xuyên ngứa dữ dội có thể ngầm cảnh báo 5 vấn đề sức khỏe sau đây
Nếu thấy vùng ngực có hiện tượng nào bất thường thì bạn cũng không nên chủ quan bỏ qua mà hãy đi khám ngay.
Vùng ngực luôn là khu vực nhạy cảm trên cơ thể của con gái, do đó, nếu thấy có những hiện tượng như ngứa rát, sưng đỏ hay đóng vẩy ở ngực thì bạn cũng không nên chủ quan xem thường. Đây có thể là một dấu hiệu của bệnh viêm da, hoặc nặng hơn là bệnh ung thư vú. Cùng tìm hiểu xem hiện tượng ngứa dữ dội ở vùng ngực là dấu hiệu cảnh báo vấn đề sức khỏe nào ngay bây giờ nhé!
Viêm da cơ địa
Đây là một trong những dấu hiệu điển hình gây ra tình trạng ngứa ngáy khó chịu ở vùng ngực. Viêm da cơ địa (hay còn được biết đến là bệnh eczema) có thể gây ngứa ở vùng ngực thường xuyên. Lâu dần, bạn sẽ thấy nổi lên những nốt phát ban ngoài, kèm theo các vệt rộp nhỏ trên da có dịch tiết hoặc vẩy cứng. Nếu gãi nhiều thì làn da sẽ càng dễ bị nhiễm khuẩn hoặc hình thành nên các vùng da dày cộm do viêm mãn tính và sưng tấy gây ra.
Nấm Candida
Khi thấy có hiện tượng da bóng nhờn hoặc xuất hiện vẩy trắng, kèm theo cảm giác đau nhức ở vùng ngực thì đó có thể là một dấu hiệu cảnh báo bệnh nhiễm nấm Candida. Đây là một bệnh gây ngứa ở núm vú do sự tiếp xúc từ đồ lót hoặc những loại quần áo có bề mặt thô ráp. Bệnh này có thể gặp phải ở cả nam và nữ, do đó, bạn tuyệt đối không nên chủ quan bỏ qua mà cần đi khám ngay khi có triệu chứng.
Bệnh Paget
Căn bệnh này có thể xảy ra ở cả vùng núm và quầng vú, đồng thời kéo theo biến chứng mắc bệnh ung thư vú về sau. Cảm giác ngứa và nóng ran ở núm vú hay quầng vú đều là những triệu chứng ban đầu của bệnh, kèm theo đó là sự xuất hiện của những lớp vẩy cứng. Một số trường hợp còn có hiện tượng rỉ ra chất dịch màu vàng hoặc đỏ nhạt. Ở những giai đoạn sau, vùng quầng vú sẽ bị loét hoặc hình thành nên các khối u.
Viêm da do tiếp xúc
Những người mắc phải căn bệnh này là do tiếp xúc với một số loại hóa chất độc hại, đồ trang sức bằng ni-ken, cao su hoặc nhựa mủ... thường xuyên. Chúng và một số chất khác chính là tác nhân gây ngứa ở vùng da ngực, sưng đau khi chạm vào và gây ra một loạt những vết rộp đỏ, phát ban, lâu dần hình thành nên vẩy cứng.
Viêm da tiết bã
Ở những nơi sản sinh nhiều chất nhờn như vùng ngực, lưng, da đầu và mặt thường dễ mắc bệnh viêm da tiết bã. Bệnh không chỉ gây ngứa mà còn hình thành nên những phần vẩy có màu trắng hoặc vàng trên da. Tuy nhiên vào mùa hè, triệu chứng của bệnh sẽ giảm nhẹ hơn so với mùa đông.
Theo Helino
Khí hư tiết ra có màu sắc khác lạ đang ngầm cảnh báo những căn bệnh phụ khoa nào? Theo dõi màu sắc khí hư tiết ra cũng có thể biết được vùng kín của bạn đang có bệnh gì đó! Khí hư (hay còn gọi là dịch âm đạo) là chất dịch có độ nhầy, trắng trong, mùi hơi tanh nhẹ. Nếu khí hư tiết ra có màu sắc và mùi hôi khó chịu thì đó là một biểu hiện cảnh...