4 kiểu gia đình cần sửa đổi để không ảnh hưởng xấu đến con
Nếu đứa trẻ là một hạt giống thì gia đình là đất để nuôi hạt giống này. Chỉ có gia đình tích cực, có một bầu không khí tốt, hạt giống này mới có thể nở hoa đẹp, kết trái.
Ai cũng biết rằng, một đứa trẻ nhận được một nền giáo dục chất lượng có thể giúp tương lai trở nên tươi sáng hơn. Nhưng hầu hết các bậc cha mẹ không nghĩ rằng giáo dục trường học chỉ chiếm một phần, giáo dục tốt nhất, thực sự đến từ gia đình và cha mẹ là người truyền đạt.
Đối với trẻ em, gia đình không chỉ là nơi trú ẩn an toàn nhất trên thế giới, mà còn là động lực để phát triển và cha mẹ là người dẫn đường tốt nhất. Có thể nói, lối sống, cách suy nghĩ, thái độ đối xử, tam quan của cha mẹ sẽ đóng một vai trò quyết định trong tính cách, tâm lý và hành vi của trẻ. Trong suốt cuộc đời của một đứa trẻ, nó sẽ có tác động vô cùng lâu dài và sâu rộng.
Ảnh minh họa.
Không khó để thấy rằng đằng sau gia đình của những đứa trẻ xuất sắc có nhiều điểm chung, chẳng hạn như cha mẹ yêu thương nhau, biết đồng hành cùng con cái, có năng lượng tích cực, không sợ khó khăn, thích đọc sách, yêu thể thao… Nhưng cũng có một số kiểu gia đình, nỗ lực bao nhiêu cũng khó dạy con cái trở nên ưu tú.
Hãy xem, đó là những kiểu gia đình nào!
Gia đình thường xuyên cãi nhau
Thường xuyên cãi nhau trước mặt con sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của trẻ.
Chẳng hạn, trên mạng xã hội một người từng chia sẻ câu chuyện gây chú ý: “Vợ chồng hàng xóm của tôi có một cô con gái 10 tuổi, rất đáng yêu, trong ấn tượng của tôi, khi còn nhỏ cô bé đặc biệt năng động.
Nhưng trong những năm gần đây, tôi bỗng phát hiện ra rằng tính khí của đứa trẻ đã thay đổi, không chỉ nhút nhát, nhạy cảm mà còn ngày càng hướng nội, không thích nói chuyện. Hỏi ra mới biết do cha mẹ cô bé cãi nhau ầm ĩ mỗi ngày, nhiều lần nửa đêm mâu thuẫn không thể giải quyết, cảnh sát còn đến tận nhà hòa giải”.
Mỗi cuộc cãi vã của cha mẹ đối với trẻ là một áp lực to lớn. Sống trong môi trường này trong một thời gian dài, trẻ sẽ nghĩ rằng cha mẹ không yêu thương nhau, mất cảm giác an toàn, trẻ dễ bị hoang tưởng, trầm cảm. Cha mẹ thường cãi nhau, đứa trẻ cũng rất có thể sẽ sợ về nhà, ảnh hưởng đến việc học và cả đến quan điểm hôn nhân và gia đình trong tương lai.
Video đang HOT
Ảnh minh họa.
Một gia đình không giao tiếp tốt
Một số bà mẹ luôn luôn mang theo giọng điệu phàn nàn làm cho bầu không khí gia đình căng thẳng. Hôm nay phàn nàn về lãnh đạo không công bằng, ngày mai phàn nàn về những thứ xui xẻo, ngày mốt phàn nàn rằng chồng không có bản lĩnh, thành tích con cái không như ý…
Trong thực tế, cha mẹ càng thích phàn nàn thường EQ càng thấp, cũng là những người bi quan trong cuộc sống. Những đứa trẻ lớn lên trong hoàn cảnh này thường rất tự ti, trong lòng có một cái gì vướng mắc cũng không dám nói ra bên ngoài, sẽ chỉ âm thầm chịu đựng vì sợ rằng những người khác sẽ cảm thấy mình là một gánh nặng. Chúng trưởng thành sớm, cũng khó trở nên vui vẻ.
Điện thoại di động không rời tay
Cha mẹ là giáo viên đầu tiên trong cuộc đời của một đứa trẻ, cũng là giáo viên suốt đời. Trẻ em trước khi ý thức tự chủ chưa hình thành sẽ trực tiếp bắt chước hành vi của cha mẹ. Nếu phụ huynh nghiện lên mạng, điện thoại di động hàng ngày không rời khỏi tay, trẻ em cũng sẽ nghĩ rằng đây là lối sống mà một người nên có và dễ trở nên như bố mẹ.
Cả nhà dùng thiết bị công nghệ chung một khung giờ, dành thời gian cho nhau nhiều hơn để bố mẹ, con cái gần nhau hơn thì các con cũng sẽ tự điều chỉnh chính mình.
Không tôn trọng vợ
Một gia đình khỏe mạnh nên là một gia đình đầy tình yêu thương. Người cha tượng trưng cho thẩm quyền và quy tắc của gia đình, người mẹ đại diện cho tình yêu và khoan dung, chỉ có cha yêu thương mẹ, trong cuộc sống biết tôn trọng mẹ, đứa trẻ mới có thể hình thành một sự hiểu biết tích cực về tình yêu.
Nếu người cha không biết tôn trọng và chăm sóc vợ, đứa trẻ lớn lên rất khó để tôn trọng phụ nữ, càng không thể hiện sự quan tâm và yêu thương đối với người khác. Nếu đứa trẻ là một hạt giống thì gia đình là đất để nuôi hạt giống này. Chỉ có gia đình tích cực, có một bầu không khí tốt, hạt giống này có thể nở hoa đẹp, kết trái.
Nghiên cứu ĐH Harvard chỉ ra 5 thủ phạm khiến trẻ càng học càng sa sút
Bỏ qua 5 điểm mấu chốt sau thì dù cha mẹ có cố gắng bao nhiêu cũng khó lòng khiến con mình trở nên thông minh, giỏi giang.
Có một vấn đề khiến các bậc phụ huynh vô cùng thắc mắc khi nuôi dạy trẻ đó chính là việc những đứa trẻ khi còn nhỏ có biểu hiện rất thông minh, lanh lợi, tiếp thu nhanh, "học một biết mười". Tuy nhiên, trong quá trình chúng lớn lên thì các biểu hiện dường như chậm lại, chúng ngày càng khó tiếp thu, chậm chạp, không sáng tạo.
Có thể nói nguyên nhân lớn nhất khiến trẻ ngày càng chậm chạp là do cha mẹ trong quá trình nuôi dạy trẻ đã vô tình hình thành lên những thói quen xấu gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của trẻ.
Một nghiên cứu kéo dài 75 năm của Đại học Harvard đã chỉ ra rằng: Những thói quen xấu hình thành trong quá trình phát triển của những đứa trẻ thông minh nếu không được khắc phục kịp thời sẽ khiến cho những tài năng bẩm sinh của trẻ không được phát huy một cách tốt nhất.
Một chuyên gia về nuôi dạy con cái tại Đại học Stanford đã nhắc lại kết luận này trong một bài phát biểu. Đối tượng nghiên cứu là mức độ phát triển khác nhau của chỉ số IQ của trẻ ở các độ tuổi khác nhau, trong nhiều môi trường sống khác nhau.
Sau khi tổng hợp dữ liệu, thống kê, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng chỉ số IQ bẩm sinh giữa những đứa trẻ sơ sinh không khác nhau lắm. Chỉ là trong quá trình phát triển, chịu ảnh hưởng của môi trường và gia đình, những đứa trẻ mới bắt đầu có sự khác nhau về chỉ số phát triển trí tuệ.
Các chuyên gia Harvard đã đưa ra kết luận về 5 thói quen xấu khiến cho những đứa trẻ càng lớn càng chậm phát triển.
1. Thức khuya
Trong thời đại hiện nay, thức khuya trở thành một căn bệnh quái ác nhiều người mắc phải dù ở độ tuổi nào. Thức khuya gây ảnh hưởng vô cùng xấu đến sức khỏe, nó khiến cho tinh thần chúng ta luôn trong trạng thái mệt mỏi, không còn sức sống để học tập và làm việc.
Trẻ em hiện nay có xu hướng thức khuya ngày càng nhiều. Theo một cuộc khảo sát năm 2020, có khoảng 87% gia đình có con cái thường xuyên thức khuya.
Nguyên nhân khiến trẻ thức khuya, ngoài việc làm bài tập quá nhiều, thì đều là lén lút chơi điện thoại, máy tính, chơi game vào ban đêm.
Thường xuyên thức khuya rất có hại cho cơ thể, thường xuyên khiến trẻ thiếu ngủ, thiếu năng lượng vào buổi sáng, tích tụ nhiều sẽ dẫn đến giảm khả năng miễn dịch, dễ ốm vặt. Mất giấc ngủ ngon sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và trí não của trẻ, trẻ có thông minh, khỏe mạnh đến đâu cũng không thể chịu được việc thức khuya trong thời gian dài.
2. Bữa sáng qua loa
Mặc dù các chuyên gia dinh dưỡng đã và đang nhấn mạnh vai trò của bữa sáng đối với sức khỏe con người, nhưng đối với những gia đình bận rộn và một số gia đình nông thôn, việc bố trí bữa sáng cho trẻ vẫn còn khá qua loa. Có nhiều cha mẹ chăm chỉ dậy sớm là những bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng cho con. Số khác vì bận rộn công việc nên họ đã đưa cho con một ít tiền để ăn sáng trên đường đi học.
Việc cha mẹ cho con tiền ăn sáng vì nhiều lý do bất đắc dĩ nhưng họ không thể ngờ rằng nó sẽ gây ảnh hưởng xấu đến con cái. Nhiều bậc phụ huynh chọn cách này để tiết kiệm thời gian nhưng lại không nghĩ đến các vấn đề về an toàn vệ sinh thực phẩm trong bữa sáng ở các quán ăn ven đường.
Một ngày học tập của trẻ rất căng thẳng nhưng lại không được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ gây ảnh hưởng xấu đến quá trình tiếp thu kiến thức cùng sức khỏe của trẻ.
3. Không có môi trường yên tĩnh học tập ở nhà
Nhà là nơi học tập quan trọng thứ hai sau những giờ học tập trên trường lớp. Để tạo cho con một môi trường học lý tưởng ở nhà cho con là điều mà khá nhiều các bậc phụ huynh trăn trở. Bởi lẽ, không phải bất kỳ gia đình nào cũng có điều kiện tạo cho con một không gian riêng để học tập, vui chơi.
Tuy nhiên, việc cố gắng để con tránh xa những ồn ào , lộn xộn, thói hư tật xấu, tạo một thời gian biểu hợp lý trong sinh hoạt cũng là một cách để cải thiện môi trường học tập cho con. Đồng thời, duy trì sự hòa thuận giữa vợ chồng và giao tiếp tốt với con cái cũng là một yếu tố quan trọng khiến trẻ có thể yên tâm học tập và lớn lên một cách khỏe mạnh.
4. Thường bị mắng nặng lời
Có một lỗi sai mà phần lớn các bậc cha mẹ thường hay mắc phải làm giảm sự tự tin của con cái đó chính là việc chỉ trích nặng nề khi con bị điểm kém hay mắc sai lầm. Ngược lại khi con ngoan ngoãn, làm tốt, được điểm cao trong kì thi thì cha mẹ lại khá thờ ơ, coi đó là chuyện đương nhiên mà không hề cho con những lời khen, lời động viên, khích lệ. Đó là một điểm xấu mà cha mẹ cần khắc phục.
"Yêu cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi" còn tuỳ vào nhiều trường hợp khác nhau. Cha mẹ không nên để những lời nói tiêu cực làm kìm hãm sự phát triển của con khiến con nhút nhát,tự ti. Hãy tạo ra một môi trường sống đầy tình yêu thương và tích cực cho con của bạn.
5. Bị kìm nén cảm xúc
Cha mẹ không thể kìm nén con cái mình quá mức, lúc nên cười hãy để trẻ cười thoải mái, lúc nên khóc hãy để trẻ khóc thành tiếng. Con người có nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau và chúng ta không thể ngăn chặn được nó.
Người lớn còn có những lúc bực bội khó chịu thì con trẻ cũng như vậy, chúng cũng có những lúc tức giận quấy khóc. Đó là chuyện rất bình thường vậy nên chúng ta không nên quá khắt khe với con trẻ, hãy để chúng biểu lộ cảm xúc một cách thoải mái nhất.
Tình trạng xúc động kéo dài có thể dẫn đến trầm cảm, từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của não bộ.
Môi trường gia đình có ảnh hưởng rất quan trọng đến sự trưởng thành của trẻ. Sau khi có con, cha mẹ phải giữ gìn nếp nhà, không chỉ là dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ mà việc gìn giữ mối quan hệ vợ chồng, cha mẹ - con cái cũng đặc biệt quan trọng. Trẻ em chỉ có thể lớn lên khi chúng có một môi trường sống ấm áp, tích cực và tràn đầy tình yêu thương.
Con trai hỏi một câu nhạy cảm, nữ thạc sĩ giáo dục trả lời cực hay Đứng trước các câu hỏi "khó đỡ" về vấn đề giới tính của con, bà mẹ này có cách ứng xử khá bất ngờ. Tuần trước, khi đẩy xe ra quầy thanh toán siêu thị, con trai 10 tuổi của chị Nguyễn Giang Linh (Hà Nội), thạc sĩ giáo dục, chuyên viên biên tập sách thiếu nhi, bỗng cầm lên cái hộp vuông...