4 điều quan trọng bạn cần biết về giấc ngủ trưa
Ngủ trưa khoa học sẽ rất có lợi cho sức khỏe. Ngược lại, nếu bạn ngủ trưa với tư thế, giờ giấc không khoa học có thể là khởi nguồn cho những tiềm ẩn bệnh tật.
Nhiều người có thói quen ngủ trưa để tăng cường sinh lực, năng lượng, sự tỉnh táo cho buổi chiều. Điều này rất tốt cho cơ thể vì cơ thể cần được nghỉ ngơi một chút vào giữa ngày để chống lại sự mệt mỏi, căng thẳng thần kinh… Tuy nhiên, ngủ trưa cũng phải khoa học thì mới đem lại hiệu quả tăng cường sức khỏe. Ngược lại, nếu bạn ngủ trưa với tư thế, giờ giấc không khoa học có thể là khởi nguồn cho những tiềm ẩn bệnh tật.
Dưới là những điều liên quan đến giấc ngủ trưa mà bạn nên biết.
Nhiều người có thói quen ngủ trưa để tăng cường sinh lực, năng lượng sự tỉnh táo cho buổi chiều. Ảnh minh họa
1. Lợi ích của giấc ngủ trưa
Cơ thể được nghỉ ngơi trong khoảng thời gian ngắn buổi trưa sẽ dễ dàng lấy lại năng lượng, loại bỏ căng thẳng, mệt mỏi vì khi ngủ, hormone serotonin được sản sinh ra làm dịu thần kinh của bạn và mang lại cho bạn sự sảng khoái về tinh thần. Nhờ tác dụng làm giảm căng thẳng cho cơ thể mà nguy cơ bị bệnh tim mạch cũng được đẩy lùi.
Bên cạnh đó, não được nghỉ ngơi kịp thời sẽ là điều kiện tốt để giảm tình trạng quá tải thông tin não cần xử lý , nhờ đó, bạn có thể tăng sự tập trung và cải thiện đáng kể trí nhớ của mình.
2. Ngủ trưa 30 phút là tốt nhất
Trong lúc bạn ngủ, kể cả ngủ trưa, nhịp tim và huyết áp giảm xuống so với khi bạn thức và khi tinh dậy, nhịp độ này sẽ cân bằng trở lại. Vì vậy, nếu bạn ngủ trưa càng lâu, cơ thể càng chìm vào giấc ngủ sâu khiến quá trình trao đổi trong cơ thể chậm lại, gây ra tình trạng mệt và buồn ngủ hơn khi tỉnh giấc.
Video đang HOT
Ngoài ra, ngủ trưa quá nhiều cũng có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ buổi tối của bạn, dễ dẫn đến rối loạn sinh lý và thay đổi nhịp đồng hồ sinh học. Từ đó, khả năng mắc bệnh của bạn cũng tăng do các cơ quan cơ thể bị rối loạn chức năng, giảm khả năng bảo vệ cơ thể. Vì vậy, bạn chỉ cần ngủ trưa 15-30 phút là đủ, người có thói quen ngủ lâu hơn cũng không nên quá 1 tiếng.
Nhiều người làm việc ở văn phòng có thói quen ngủ gục luôn xuống bàn. Ảnh minh họa
3. Chọn tư thế đầu cao, chân thấp để ngủ
Do đặc điểm và điều kiện của từng người mà mỗi người có thể có tư thế ngủ trưa khác nhau. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý một điều rằng, tư thế ngủ đầu cao, chân thấp và nằm nghiêng vê bên phải sẽ tốt hơn vì tư thế này giúp giảm bớt áp lực cho tim và lưu thông trong cơ thể tốt hơn.
Nhiều người làm việc ở văn phòng có thói quen ngủ gục luôn xuống bàn. Tư thế này có thể đè nén lên lồng ngực, ảnh hưởng đến hô hấp, đồng thời cũng ảnh hưởng đến sự tuần hoàn của máu và tác dụng dẫn truyền của hệ thần kinh, khiến cho hai bả vai và hai cánh tay bị tê, đau nhói, hoa mắt, chóng mặt.
4. Những người mắc bệnh cao huyết áp nên tránh ăn trưa quá no trước khi ngủ
Nếu bạn bị cao huyết áp, bạn nên tránh ăn trưa quá no hoặc ăn nhiều thức ăn có dầu mỡ vì nó sẽ làm cho dạ dày phình to, ảnh hưởng đến chức năng co bó tim. Chất dầu mỡ sẽ tăng thêm độ kết dính trong máu. Ngoài ra cũng không nên uống thuốc giảm huyết áp trước khi ngủ bởi khi ngủ dậy, huyết áp sẽ thấp hơn bình thường 20%. Nếu uống thuốc trước khi ngủ sẽ dễ làm cho tim, não, thận không được cung cấp đủ máu.
Những đối tượng này chỉ nên ngủ trưa 20 phút là tốt nhất.
Theo Trí Thức Trẻ
Tầm quan trọng của giấc ngủ trưa với sức khỏe
Ngủ trưa là một trong những cách đơn giản và hiệu quả nhất giúp tăng năng lượng và thúc đẩy một số chức năng của cơ thể.
Theo Viện Nghiên cứu chăm sóc sức khoẻ Quốc gia của Pháp về theo dõi giấc ngủ cho biết, giấc ngủ trưa luôn mang lại cho bạn cảm giác nghỉ ngơi thật sự.
Cho dù bận rộn bạn cũng nên dành 20-40 phút để ngủ trưa. Việc này sẽ mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho bạn như tăng năng suất làm việc, giảm mức độ căng thẳng, cải thiện kết quả học tập, ổn định nhịp tim tốt hơn... Hoặc trong ngày, khi bạn cảm thấy rất buồn ngủ, hai mí như sụp xuống, màn hình máy tính mờ đi... thì nên dành một vài phút để chợp mắt (nếu không ảnh hưởng đến công việc).
Một giấc ngủ chợp mắt sẽ có nhiều tác dụng giúp bạn tỉnh táo, tăng sự tập trung và lấy lại năng lượng nhanh chóng hơn rất nhiều so với uống cà phê, rửa mắt nước lạnh...
Những lợi ích của giấc ngủ trưa:
- Giảm mức độ căng thẳng: Một giấc ngủ ngắn sẽ giảm đáng kể mức độ căng thẳng của bạn và làm cho bạn giảm cả sự khó chịu, tức giận vì khi ngủ, hormone serotonin được sản sinh ra làm dịu thần kinh của bạn và mang lại cho bạn sự sảng khoái về tinh thần.
- Tăng năng suất và hiệu quả làm việc: Ngủ trưa dễ dàng giúp bạn lấy lại năng lượng cho cơ thể, loại bỏ căng thẳng và mệt mỏi. Nhờ tác dụng giảm căng thẳng, đầu óc bạn có thể tập trung tốt hơn. Nhờ đó, hiệu quả làm việc cũng tăng lên rõ rệt.
- Cải thiện bộ nhớ: Ngủ trưa có thể làm giảm tình trạng quá tải thông tin trong não bộ của bạn. Do đó, não còn nhiều "không gian" hơn cho những thông tin mới cần được xử lý. Từ đó, bộ nhớ của bạn cũng được cải thiện đáng kể.
- Tốt cho sức khỏe của tim: Ngủ trưa làm giảm nguy cơ phát triển bệnh tim và bệnh tim mạch bằng cách giảm mức độ căng thẳng trong cơ thể.
- Tăng khả năng nhận thức: Những người thường xuyên ngủ trưa hoặc ngủ chợp mắt sẽ có trí não làm việc nhạy bén hơn nên sẽ nghĩ nhanh và hiệu quả hơn. Nhờ đó, hoạt động nhận thức sẽ được cải thiện đáng kể hơn.
Ngủ trưa sao cho đúng?
Để ngủ trưa phát huy tác dụng, chúng ta cũng cần lưu ý thời gian, tư thế ngủ... sao cho đúng. Với những người không có thói quen này, cần phải chọn một cách nghỉ ngơi phù hợp khác.
Ngủ trưa đúng cách mới có lợi cho sức khỏe. Một giấc ngủ trưa tuyệt vời là khoảng từ 20-30 phút sẽ giúp giảm cảm giác buồn ngủ, tinh thần sảng khoái, bạn sẽ cảm thấy năng lượng phục hồi nhanh chóng và có thể tỉnh táo bắt tay vào công việc ngay. Ngủ trưa khoảng 26 phút sẽ cải thiện hiệu suất làm việc lên 34%, song không nên kéo dài quá 40 phút để tránh trạng thái mệt mỏi.
Với giấc ngủ trưa, nếu bạn ngủ quá lâu, hơn 1,5 giờ, cơ thể sẽ rơi vào trạng thái ngủ sâu. Lúc đó, nếu bị đánh thức hay buộc phải thức dậy, bạn sẽ cảm thấy nhức đầu, mệt mỏi, đờ đẫn... do các cơ quan trong cơ thể chưa sẵn sàng làm việc lại.
Tư thế ngủ rất quan trọng. Với nhiều người, nhất là giới văn phòng, sau giờ ăn trưa, họ sẽ gục đầu xuống bàn làm việc hay ngả người ra sau chiếc ghế tựa để chợp mắt. Dù đã ngủ nhưng sau khi thức dậy họ vẫn cảm thấy mệt mỏi, đau cổ. Nguyên nhân gây ra tình trạng này chính là do ngủ sai tư thế. Việc ngủ không đúng tư thế trong thời gian dài sẽ dẫn đến căng cơ, gây đau cổ và khiến cơ thể nhức mỏi thường xuyên.
Dù vậy, cho đến nay, người ta vẫn chưa đưa ra một tư thế mẫu nào để ngủ cả. Chỉ có chính người ngủ mới biết bản thân phù hợp với tư thế nào. Do cấu tạo cơ thể khác nhau, có người nằm nghiêng sang trái sẽ ngủ ngon, nghiêng sang phải sẽ thấy khó chịu, có người lại thích nằm sấp khi ngủ...
Tuy nhiên, nằm ngửa là tư thế ngủ được đánh giá tốt nhất (có đến 70 - 80% dân số ngủ với tư thế này). Vì vậy, bạn có thể tập ngủ trưa với tư thế nằm ngửa, nhưng lưu ý là phải nằm thẳng người, thả lỏng tay chân để cơ bắp nghỉ ngơi và phải thở nhịp nhàng.
Theo Trí Thức Trẻ
Những lợi ích bạn nhận được từ những giấc ngủ trưa Ngủ trưa là một trong những cách đơn giản nhất và hiệu quả nhất giúp làm tăng dự trữ năng lượng và thúc đẩy một số chức năng của cơ thể. Theo Viện Nghiên cứu chăm sóc sức khoẻ Quốc gia của Pháp về theo dõi giấc ngủ cho biết, giấc ngủ trưa luôn mang lại cho bạn cảm giác nghỉ ngơi thật...