4 điều bắt buộc phải biết khi ăn lẩu
Mùa đông món lẩu được rất nhiều người ưa chuộng nhưng bạn đã biết cách ăn thế nào để tốt cho sức khỏe chưa?
4 điều bắt buộc phải biết khi ăn lẩu.
Không cho cùng lúc nhiều loại thực phẩm
Ăn lẩu không tránh khỏi việc các bạn kết hợp nhiều loại thực phẩm cùng một lúc. Tuy nhiên, chúng ta cần biết cách kết hợp. Khi cho nhiều loại thịt, hải sản sống, nội tạng động vật, rau, các loại củ chứa tinh bột… vào cùng một nồi lẩu rất dễ mắc một số ký sinh trùng, gây ra các bệnh đường tiêu hóa. Vì vậy, bạn hãy cho lần lượt các loại thực phẩm vào. Đợi chúng chín hãy cho loại thực phẩm khác.
Thời gian nhúng các loại thực phẩm ăn lẩu
Nếu nhúng kỹ quá sẽ làm mất đi vị tươi ngon của đồ lẩu, nhưng nếu tái quá sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn bởi các vi sinh vật gây hại vẫn còn tồn tại.
Video đang HOT
Vì vậy, thời gian nhúng các loại thực phẩm vô cùng quan trọng. Thông thường, đối với các loại thịt thời gian nhúng khoảng 10 phút, các loại hải sản là 15 phút, nội tạng: 5 phút và rau khoảng 1 đến 2 phút tùy loại.
Thay nước lẩu nếu ăn lâu
Một lưu ý nhỏ khi ăn lẩu là bạn nên thay nước lẩu sau 60 phút. Bởi nước lẩu bị đun quá lâu hàm lượng nitric sẽ tăng cao, các loại vitamin bị phân hủy, lượng chất béo đã bão hòa, gây hại cho cơ thể.
Ăn điều độ
Lẩu cho dù có ngon như thế nào thì cũng không nên ăn liên tục, 1 – 2 tuần ăn một lần là được.
Đồng thời khi ăn lẩu không nên ngồi quá lâu, khi ngồi ăn liền tù tì mấy tiếng, dạ dày, đường ruột liên tục làm việc, dịch tiêu hoá bài tiết giảm đi, thời gian dài như thế sẽ gây ra rối loạn chức năng tiêu hoá. Ngoài ra, ăn nhiều uống nhiều còn có thể gây ra viêm tuyến tuỵ, bệnh về đường ruột, dạ dày.
Theo Khoevadep
3 bài thuốc chữa bệnh nhờ món ăn từ mực rất tốt
Mực là một loại động vật biển quý và thơm ngon, phân tích trong thành phần cá mực thấy có nhiều protein và các vitamin như B1, B2, PP cùng các chất khoáng như canxi, phốt pho...
Đông y cho rằng mực có tính bình, vị đậm, có tác dụng bổ máu, tăng cường chức năng gan thận rất có lợi cho những người thiếu máu, chóng mặt, tai ù, di tinh, xuất tinh sớm, phụ nữ kinh nguyệt không đều, ít sữa...
Mực là một loại động vật biển quý và thơm ngon.
Mực là một loại động vật biển quý và thơm ngon, phân tích trong thành phần cá mực thấy có nhiều protein và các vitamin như B1, B2, PP cùng các chất khoáng như canxi, phốt pho, sắt... Có nhiều món ăn thuốc chữa bệnh từ loài cá này.
Dưỡng âm bổ huyết
Dùng cho người tỳ vị hư nhược, thiếu máu, giảm sức miễn dịch, phụ nữ huyết hư, bế kinh, khí hư băng huyết. Cá mực 300g, ớt xanh 100g, gừng, hành, tỏi, rượu vang, dấm, đường, xì dầu lượng vừa dùng (cá mực thái sợi) làm món xào.
Đại bổ tỳ thận chữa suy nhược thần kinh và thể lực
Mực tươi 3 con (khoảng 600g), hạt sen 10g, khoai mài 300g, bạch quả nhân 10g, tôm to 100g, tương cà chua 30g, hành tây 2 củ (50g), bơ 15g. Tôm nõn hoặc tôm khô ngâm mềm, thái mỏng.
Mực bỏ râu, phủ tạng. Khoai mài thái lát mỏng. Hạt sen tươi nếu khô ngâm mềm bỏ tâm sen. Tất cả trộn đều với ít muối rồi cho vào bụng mực, khâu lại, phết bơ mỏng ra ngoài, nướng chín, cắt khoanh dây 3cm xếp vào đĩa.
Bài thuốc giúp tăng cường trí não
Chọn cá mực tươi loại vừa, làm sạch để ráo nước. Hạt sen ngâm nước ấm cho nở, đãi bỏ vỏ và tâm sen, giã nát. Hoài sơn cho nước vào luộc chín rồi đánh nhuyễn, tôm nõn, chân giò hun khói thái nhỏ.
Trộn đều tất cả, tẩm gia vị vừa đủ sau đó nhồi vào bụng mực, dùng dây buộc lại, rán qua mỡ, cho rượu vang và nước vừa đủ vào đun sôi lên, cuối cùng đổ hành tây vào nồi đun thêm một chút là có thể ăn được. Bạn nên chia ra ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày.
Theo Khoevadep
Cách chữa ho về đêm cực đơn giản mà hiệu quả Ho về đêm chỉ tình trạng không ho vào ban ngày, nhưng cứ đến đêm lại bị ho, có thể ho từng cơn và ho dai dẳng, liên tục. Thời tiết những ngày đông đang có những dấu hiệu thay đổi nhiệt độ thất thường, ngày ấm đêm lạnh, là điều kiện cho các chứng bệnh về hô hấp phát triển, trong đó...