3 thực phẩm không nên có rượu
Không chỉ các thực phẩm có sẵn nguy cơ mà cả những thực phẩm tốt cũng có thể gây hại cho cơ thể khi kết hợp với rượu.
1. Cà rốt
Cà rốt không chỉ có công dụng trị bệnh mà còn rất tốt cho sức khoẻ. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, ăn cà rốt khi uống rượu không có lợi cho sức khoẻ, bởi chất beta-carotene trong cà rốt gặp chất cồn sẽ tạo ra độc tố trong gan, từ đó gây ra các bệnh về gan. Do vậy, bạn không nên ăn các món có cà rốt khi uống rượu, và càng không nên uống rượu ngay sau khi uống nước ép cà rốt.
2. Lạp xưởng, các loại thịt ướp muối
Video đang HOT
Chất nitrosamine và chất tạo màu có trong các thực phẩm này khi gặp chất cồn không chỉ tạo ra phản ứng có hại cho gan, mà còn làm tổn thương cổ họng, thực quản, và niêm mạc dạ dày, thậm chí có thể dẫn đến ung thư.
3. Đồ nướng
Nhiều người có thói quen tụ họp, quay quần cùng người thân bạn bè bên lò nướng, vừa nhâm nhi chén rượu, vừa thưởng thức các món nướng. Tuy nhiên, cách kết hợp này hoàn toàn không có lợi cho sức khoẻ.
Trong quá trình nướng, hàm lượng các chất protein có trong thực phẩm sẽ bị giảm thiểu, và đồng thời còn tạo ra chất Benzopyrene gây ung thư. Không chỉ vậy, axit nucleic trong thịt khi gặp nhiệt độ cao sẽ phân giải thành chất gây đột biến gien và ung thư. Lúc này, nếu uống rượu nhiều, hàm lượng chì trong máu tăng cao, cộng thêm các chất có hại kể trên trong các thực phẩm nướng sẽ dễ sinh u bướu trong hệ tiêu hoá. Bởi cồn là một chất hoà tan hữu cơ, có tác dụng làm giãn nở mạch máu đường tiêu hoá, đồng thời hoà tan các protein trên bề mặt niêm mạc đường tiêu hoá, khiến các chất gây ung thư dễ dàng thẩm thấu. Hơn thế, cồn còn làm suy giảm chức năng giải độc của gan, khiến các chất gây ung thư dễ dàng phát tác; gây ức chế lên hệ miễn dịch của cơ thể, làm tăng cường hoạt tính của các chất gây ung thư.
Khả năng gây ung thư của các thực phẩm nướng có liên quan đến lượng thức ăn nạp vào cơ thể. Tốt nhất bạn không nên ăn đồ nướng quá 2 lần/tuần, và mỗi lần không nên quá 100g.
Theo Dân Trí
Kiêng muối tuyệt đối trong chế độ ăn uống có thể gây hại
Trái lại, nên dùng mắm, muối một cách linh động tùy theo nhu cầu thực tế của cơ thể, chẳng hạn ăn mặn hơn khi huyết áp thấp, đổ mồ hôi, tiêu chảy...
Vì sợ bệnh tim mạch nên nhiều người kiêng cữ muối ác liệt. Điều này có phần đúng vì nếu 1 g muối ăn giữ đến 100 g nước thì con tim đương nhiên đến lúc nào đó sẽ khó tránh khỏi mệt cầm canh, huyết áp làm sao ở yên tại chỗ?
Điều đáng nói là nhiều bà nội trợ bắt gia đình phải nuốt món lờ lợ nhưng rồi vẫn cứ có mặt thường xuyên ở phòng khám.
Thực ra, lượng muối lọt vào cơ thể không tương xứng với lượng muối nêm thêm trong thức ăn. Tất nhiên, không nên có thói quen rắc thêm muối vào món ăn dù chưa nếm xem mặn nhạt thế nào.
Nhưng cho dù có quen tay thì lượng muối rắc thêm thường không cao bằng lượng muối dùng để bảo quản thực phẩm hay có sẵn trong món ăn trước đó đã được ngâm, luộc trong nước bỏ muối. Tưởng giấu chai muối tiêu là khéo nhưng mấy ai ngờ là lượng muối ăn trong mấy muỗng canh bột nêm cao đến thế nào?
Với người còn khỏe mạnh, không nên cữ mặn tuyệt đối vì trật khẩu vị. Trái lại, nên dùng mắm, muối một cách linh động tùy theo nhu cầu thực tế của cơ thể, chẳng hạn ăn mặn hơn khi huyết áp thấp, đổ mồ hôi, tiêu chảy... Ngược lại, bớt ăn mặn khi trời trở lạnh, khi không vận động, khi huyết áp tăng, khi tim đập nhanh.
Nhiều người tuy không ăn mặn đến độ "đời con khát nước" nhưng lượng muối trong cơ thể vẫn cao là vì 5 nguyên nhân: Không uống nhiều nước trong và sau bữa ăn nhiều mắm, muối để mượn nước pha loãng độ mặn; không nhai thật kỹ, ăn thật chậm để tận dụng vị mặn của lượng muối núp kín trong thức ăn thay vì vội vã nêm muối do nghe hơi nhạt ở đầu lưỡi.
Dùng thực phẩm công nghệ quá thường xuyên mà không biết là lượng muối trong đồ hộp, trong thức ăn nhanh (fast food) bao giờ cũng cao hơn trong thực phẩm tươi sống; thói quen ăn uống toàn cơm trắng, thịt kho nên muối ăn tuy ít thành nhiều do thiếu thực phẩm xanh; không được hướng dẫn cách tận dụng tính tương tranh của khoáng tố kalium trong rau quả tươi, như chuối, đào, khoai tây, nho khô, đậu nành, rau dền...
Ăn quá mặn sẽ hại cho sức khỏe nhưng món ăn mặn mà không mặn thì còn gì là ngon? Với người có bệnh tim mạch, tất nhiên là phải bớt ăn mặn nhưng bớt không đồng nghĩa với cữ.
Khéo hơn nhiều là sống làm sao để có thể ăn mặn vừa phải khi còn trẻ, khi còn khỏe, nhưng đừng phải trả giá bằng bệnh tim mạch trong buổi xế chiều. Vụng về hơn nữa là kiêng cữ quá rồi cũng sinh bệnh.
Theo NLĐ
Nên dùng loại đũa nào mới tốt nhất cho sức khỏe? Loại đũa vệ sinh dùng một lần, đũa nhựa, đũa gỗ, đũa kim loại hay loại đũa sử dụng nguyên liệu tự nhiên là tốt nhất cho sức khỏe đây? Đũa dùng một lần Theo kinh nghiệm giám sát vệ sinh "Loại đũa dùng một lần sau khi khử độc thời hạn bảo quản dài nhất là trong vòng bốn tháng, nếu quá...