3 thói quen lịch sự ‘ăn mòn’ sự tự tin của bạn
Những thói quen tưởng như lịch sự mà bạn vẫn làm có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sự tự tin của bạn.
Tất nhiên khi chúng ta lỡ tổn thương, xúc phạm hoặc gây bất tiện, khó chịu cho ai đó (dù cố ý hay không) thì chúng ta cần xin lỗi. Nhưng nhiều người có thói quen xin lỗi ngay cả khi không làm gì sai.
“Xin lỗi cho mình hỏi một chút”, “Xin lỗi để bạn phải tiếp chuyện tôi”, “Xin lỗi tôi không có gì thú vị để đáp lại bình luận dí dỏm của bạn”.
Khi bạn xin lỗi một cách không cần thiết, bạn đang dần dần củng cố suy nghĩ rằng mọi việc bạn làm là xúc phạm hoặc áp đặt người khác, rằng bạn kém cỏi và cần xin lỗi vì tất cả những việc chưa hoàn hảo mà mình nói hay làm (như thế ai cũng được phép không hoàn hảo trừ bạn).
Bạn nên thay những câu xin lỗi không cần thiết bằng cách khác, ví dụ như: “Bạn có thể cho mình hỏi chút được không?” hoặc “Cảm ơn vì đã lắng nghe”, “Hài hước quá, tôi rất thích sự thông minh của bạn”.
2. Bắt đầu câu nói bằng cách tự hạ thấp quan điểm của mình
Bắt đầu câu nói bằng những cụm như “Có thể tôi sai nhưng mà” hoặc “Đây chỉ là quan điểm của tôi thôi và mọi người có thể nghĩ khác”…
Mỗi điều bạn, tôi hoặc bất kỳ ai khác nói ra đều là một ý kiến và có thể có người phản đối, thậm chí có thể hoàn toàn sai lầm.
Đây là điều bình thường, do đó bạn không cần rào trước như vậy.
Tất nhiên bạn cũng không nên phát biểu như một nhà lãnh đạo về lĩnh vực nào đó nếu bạn không có kiến thức hoặc chưa từng nghiên cứu.
Video đang HOT
Nhưng nếu bạn đã nghiên cứu, dành nhiều thời gian để tổng hợp nên ý kiến hoặc quan điểm đầy đủ, hợp lý thì bạn có thể bày tỏ, và sẵn sàng chấp nhận việc nó có thể bị phản đối.
Hãy khiêm tốn và cởi mở, nhưng đừng tự hạ thấp chính mình và chịu đựng.
3. Nói ‘có’ mà không dành thời gian ngẫm lại
Không nhắc đến việc nói có vì bắt buộc dù thực ra bạn muốn nói không, vì đó không phải vấn đề chúng ta thảo luận trong bài viết này.
Vấn đề ở đây là nói “có” quá nhanh với quá nhiều thứ có vẻ tuyệt vời, thú vị rồi sau đó bạn nhận ra mình đã cam kết quá mức.
Sau đó, bạn nhanh chóng nhận ra mình đang bị căng thẳng, quá tải với tất cả, vì vậy bạn rút lui hoặc bỏ cuộc.
Nếu điều này xảy ra quá thường xuyên, mọi người sẽ cảm thấy bạn thiếu khôn ngoan, không thể tin cậy và không còn kêu gọi bạn trong những dịp khác.
Điều đó sẽ khiến bạn cảm thấy bị bỏ rơi, buồn bã, thất vọng về bản thân mà không thể tìm ra lý do tại sao.
Do đó trước khi vội vàng đồng ý việc gì, bạn có thể dành chút thời gian để nhiệt huyết nói “có” và “Để tôi kiểm tả lại lịch trình rồi sẽ liên hệ với bạn sau. Cảm ơn vì lời mời, nghe rất tuyệt”.
Khi mối quan hệ có 4 dấu hiệu này có nghĩa giữa bạn và người ấy thực sự là linh hồn hòa quyện, gắn chặt không thể tách rời!
Bạn và anh ấy trở thành một phần cực kỳ quan trọng trong cuộc đời đối phương, yên ả và bình lặng bên nhau như vậy thôi nhưng thực ra lại không bao giờ có thể chia tách.
Buổi đầu bên nhau, cảm xúc của các cặp đôi chắc chắn sẽ vô cùng mới mẻ và nồng nhiệt. Nhưng rồi thời gian trôi đi, những cảm xúc choáng ngợp và mãnh liệt ấy cũng dần lắng xuống.
Không còn cuồng nhiệt không có nghĩa là nhạt nhẽo và xa cách. Mối quan hệ lúc này chuyển sang một "chế độ" khác. Cả thể xác và linh hồn gắn bó chặt chẽ, hai người "tuy hai mà một", coi nhau chẳng khác gì người thân của mình.
Nếu mối quan hệ của bạn và anh ấy xuất hiện 4 dấu hiệu tưởng là khá "tầm thường" sau đây thì xin chúc mừng nhé. Hai người ở bên nhau cực bình yên và thoải mái, không còn những vồ vập cháy bỏng nhưng lại trở thành một phần quan trọng trong cuộc đời nhau rồi đấy!
Bỏ qua những ngọt ngào sến súa
Trong giai đoạn đầu của một mối quan hệ, người ta thường dành cho nhau rất nhiều lời ngọt ngào có cánh, lãng mạn bay bổng. Nhưng chẳng ai có thể sến súa được mãi.
Khi đã ở bên nhau lâu dài, những rườm rà, hình thức ấy đều được gạt sang một bên. Thẳng thắn, thành thật và chân thành mới là điều quan trọng nhất.
Ảnh minh họa
Sẽ chẳng còn những lời hứa hẹn, thề nguyền trăng sao. Chẳng còn mấy lời bày tỏ yêu thương trọn đời trọn kiếp không thay đổi. Cũng không còn lời động viên, an ủi sáo rỗng, chẳng có tính thực tế.
Đôi khi chỉ cần im lặng bên nhau, sẵn sàng đưa bờ vai để người kia tựa vào khi buồn là đủ. Và hành động nhiều hơn lời nói, chẳng cần hứa mà cứ lẳng lặng làm cho người thương thôi.
Chỉ một cái liếc mắt cũng đủ biết người kia nghĩ gì
Phải hiểu nhau sâu sắc thế nào thì mới có thể đạt đến "cảnh giới" chỉ một ánh mắt đã đủ biết suy nghĩ trong lòng đối phương. Để hiểu được nhau tới mức ấy thì tình cảm mà người ta dành cho nhau cũng phải lớn cỡ nào?
Biết được đối phương nghĩ gì và muốn gì, chúng ta luôn khiến cho người đó cảm thấy được thấu hiểu, quan tâm và yêu thương. Chứ không phải là đối xử tốt với họ theo cách mà riêng chúng ta muốn, không cần để ý họ nghĩ gì.
Đây là một dấu hiệu đặc trưng của những cặp đôi có thể hạnh phúc bên nhau lâu năm. Bởi không hiểu nhau, không thể cho nhau sự bình yên, thoải mái - làm sao có thể nắm tay nhau đi chặng đường dài?
Phụ nữ còn chưa lên tiếng nhưng người đàn ông của cô ấy đã biết rõ cô ấy muốn nói gì và ngược lại. Có được một người như vậy bên cạnh, sở hữu được mối quan hệ như thế trong đời, thử hỏi còn gì may mắn hơn?
Biết rõ khuyết điểm của đối phương
Con người thường có xu hướng tâm lý "tốt khoe xấu che". Ngoài ra khi yêu nhau người ta dường như cũng chỉ nhìn thấy ưu điểm ở đối phương. Thế nhưng để ở bên nhau lâu dài thì không thể không nắm rõ tường tận về khuyết điểm của người còn lại.
Ảnh minh họa
Biết rõ nhược điểm và những tật xấu của người ấy rồi chấp nhận chúng như một phần của con người họ. Chúng ta sẽ không thấy khó chịu, bất mãn và muốn người đó phải thay đổi bản thân theo ý mình nữa.
Khi đó thì khuyết điểm cũng không còn là khuyết điểm, không hề ảnh hưởng đến tình cảm mà hai người dành cho nhau. Nếu bạn và anh ấy đã làm được như vậy, luôn hài lòng về đối phương, chắc chắn mối quan hệ sẽ êm ấm bền lâu.
Các thói quen chịu ảnh hưởng sâu sắc từ người còn lại
Đây là một "cảnh giới" cực cao giữa những người yêu nhau. Khi những thói quen của chúng ta chịu ảnh hưởng từ người còn lại, điều đó đồng nghĩa với việc chúng ta yêu họ rất nhiều.
Tình yêu ấy thấm đượm và len lỏi vào mọi ngóc ngách trong tâm hồn và cuộc sống của bạn. Hai người tuy hai mà một, hòa quyện và gắn bó cực kỳ khăng khít. Đến mức trong vô thức bạn có những lời nói, hành động, thói quen giống với người ấy. Và ngược lại, bạn cũng tìm thấy ở đối phương những đặc điểm về tính cách và thói quen vốn là của mình.
Sự ảnh hưởng sâu sắc này chỉ có ở những cặp đôi thực sự gắn bó cả về thể xác lẫn linh hồn. Họ là một phần cực kỳ quan trọng trong cuộc đời nhau, yên ả và bình lặng bên nhau như vậy thôi nhưng thực ra lại không bao giờ có thể chia tách.
5 điều phụ nữ 30 cần khắc cốt ghi tâm, tránh gặp kẻ ong bướm 'vui chơi qua đường' Sau khi đã trải qua những năm 20 với đầy kinh nghiệm từ những mối quan hệ của tuổi trẻ, bạn sẽ cần chú ý thêm những điều này để tìm được nửa kia của mình trong những cuộc hẹn hò tuổi 30. Sự thật là, hẹn hò tuổi 30 rất khác so với hẹn hò ở độ tuổi 20. "Sân chơi" hẹp...