Nhờ thím lên trông trẻ hộ, ngày Tết về quê cháu trai đưa thím một bao lì xì: Mở ra xem ai cũng phẫn nộ
Câu chuyện tâm sự về thím Trương sau khi đăng tải lên trang Net Ease đã nhận được nhiều sự quan tâm của dư luận Trung Quốc.
Chăm bố chồng bệnh suốt 2 năm, lúc hấp hối, ông đưa ra tờ di chúc mà cả nhà tranh cãi om sòm, con dâu cũng kinh hoảng Sớm bất hòa với thông gia tương lai Bố chồng đi họp lớp về muộn, mẹ chồng đọc 8 chữ trong máy ông thì òa khóc đòi ly hôn: “ Sao ông dám…”
Bố tôi là con thứ hai trong gia đình có ba anh em trai, tuổi tác không chênh lệch nhau nhiều. Trong ba anh em, bác cả là người thành đạt nhất. Thời trẻ, bác làm tài xế ở thành phố, từng lái taxi và xe tải, thu nhập chắc chắn cao hơn nhiều so với làm ruộng ở quê. Sau khi lập gia đình, bác mua nhà ở huyện, trở thành người thành phố.
Còn chú út và bố tôi thì hoàn cảnh tương tự nhau. Ban đầu, hai người làm việc ở lò gạch trong làng, sau khi lò gạch phá sản thì cùng nhau đến mỏ than gần đó làm việc. Thu nhập những năm đó không cao nhưng cũng đủ sống.
Cả ba anh em đều đã lập gia đình. Bác cả sống ở thành phố, thỉnh thoảng mới về quê một lần. Chú út sống cùng ông bà nội ở nhà cũ, được chia hai gian nhà. Còn bố tôi sau khi cưới mẹ thì mua đất trong làng, xây nhà riêng. Cuộc sống cứ thế trôi qua, tưởng chừng êm đềm nhưng cũng xảy ra nhiều biến cố.
Tám năm trước, chú út mất vì tai nạn lao động ở mỏ than, để lại thím tôi sống một mình. Mỏ than đã bố trí công việc và bồi thường một khoản tiền cho thím. Bốn năm trước, ông nội cũng qua đời. Tới đầu năm năm 2024 thì vợ của bác cả cũng mất vì bạo bệnh.
Những biến cố này khiến gia đình tôi chìm trong không khí u ám, dường như chỉ có tôi, đứa cháu nhỏ tuổi nhất, là còn vui vẻ, còn những người lớn thì ít nhiều mất đi sự lạc quan.
Nói về thím tôi – vợ của chú út, thím là người tốt bụng, dễ gần và rất chịu khó, đảm đang.
Bà nội tôi từng nhận xét về thím rằng: “Ngoài việc ông trời không cho thím có con thì thật sự không chê vào đâu được, thím còn hiếu thảo hơn cả 3 người con trai của bà cộng lại”.
Ảnh minh họa
Sau khi bà nội qua đời, thím Trương khi đó đã ngoài 50 tuổi mới buông bỏ được nỗi lo và sống tự do tự tại. Tuy nhiên thời gian nghỉ ngơi chẳng được bao lâu thì bác cả tha thiết đến nhờ thím lên chăm cháu nội hộ bác, bác sẽ trả tiền thù lao.
Thím tôi nghe vậy thì gần như không suy nghĩ đã đồng ý. Một phần vì muốn bù đắp nỗi tiếc nuối không có con, một phần cũng vì nghĩ rằng việc này vừa giúp đỡ người nhà lại vừa có thêm thu nhập, dù sao cũng là người một nhà.
Video đang HOT
Thế là thím mang theo đồ dùng cá nhân và quần áo đến thành phố. Nhưng lên thành phố rồi mới biết, cuộc sống ở nhà bác cả không hề dễ dàng.
Mẹ tôi và thím thân thiết nên thường xuyên gọi điện hỏi thăm tình hình của thím. Qua điện thoại, thím thường tâm sự: “Thời đại này không còn giống như thời của chúng ta ngày xưa nữa. Thời xưa có gì ăn nấy, miễn là no bụng là được, giờ pha sữa phải dùng cốc đong, pha nước phải dùng nhiệt kế, cho bú cũng phải từng chút một. Trông một đứa trẻ vất vả hơn rất nhiều so với trước kia”.
Mẹ tôi nghe xong khuyên thím không phù hợp thì xin về nhưng vì bác cả không tìm được giúp việc khác nên tìm mọi cách giữ thím lại.
Phong bao lì xì khiến gia đình lục đục
Khi mùa xuân về, khắp nơi ngập tràn không khí của Tết Nguyên đán, thời khắc mà mọi người đều háo hức được trở về đoàn tụ cùng người thân. Gia đình tôi vui vẻ đón thím về quê ăn Tết, ngày về quê thím xách đủ thứ quà bánh ở thành phố về cho gia đình tôi.
Trong lúc loay hoay dọn đồ, bố tôi vô tình nhặt được một phong bao lì xì 10.000 tệ (khoảng 34 triệu đồng) thím làm rơi. Khi hỏi nguồn gốc, thím tôi ấp úng nói rằng đây là tiền tiết kiệm của thím.
Thấy thái độ của thím kỳ lạ, bố tôi kiên quyết hỏi cho ra lẽ. Sau nhiều lần gặng hỏi, thím mới thừa nhận đây là khoản tiền cháu trai trả cho thím sau 1 năm lên chăm trẻ. Cả gia đình tôi nghe tới đây không khỏi bất ngờ.
Bố tôi là người nóng tính nên đã gọi điện ngay cho bác cả chất vấn. Vì bác cả là người mở lời nhờ thím tôi nên chắc chắn bác cả biết về khoản tiền này. Trước lời nói của bố tôi, bác cả đành nói xin lỗi và hứa sẽ gửi bù thêm một khoản tiền nữa nhưng bố tôi gạt đi.
“Thuê giúp việc bình thường ở thành phố bèo bọt nhất lương cũng 4000 tệ – 5000 tệ (khoảng 14 triệu – 17 triệu). Vậy mà thím chỉ được trả 10.000 tệ (khoảng 34 triệu) cho 1 năm. Không phải là chèn ép người nhà quá đáng sao?”.
Ảnh minh họa
Nói xong bố tôi cúp điện thoại, thím tôi hết mực khuyên can để gia đình không lục đục dịp Tết. Nhưng bố tôi cho rằng bác cả và cháu trai phải về trực tiếp xin lỗi và đưa tiền bù mới tha thứ.
“Thím là người hiền lành tử tế, luôn âm thầm chăm sóc mọi người bao năm nay. Thím xứng đáng nhận được sự tôn trọng và đền đáp xứng đáng”.
Sáng hôm sau bác cả về quê và thừa nhận bản thân sai sót. Bác cho biết bản thân hay nghe con trai phàn nàn về việc thím phụ việc không đúng ý nên đã để kệ con trai tự định khoản tiền trả cho thím. Bác cũng không ngờ lại trả mỗi khoản tiền ít ỏi như vậy.
Thím tôi sau khi nhận lời xin lỗi của bác cả cũng thông báo sẽ không lên phụ trông trẻ nữa.
Kết
Việc nhờ người nhà lên trông trẻ có thể dễ dẫn đến mâu thuẫn vì nhiều lý do. Thứ nhất, có thể có sự khác biệt về phương pháp nuôi dạy con cái giữa bậc cha mẹ và người nhà. Sự khác biệt này có thể gây ra bất đồng về cách xử lý tình huống hoặc kỳ vọng với trẻ.
Thứ hai, sự hiểu lầm hoặc thiếu giao tiếp hiệu quả có thể làm tăng nguy cơ xung đột. Mỗi bên có thể có kỳ vọng khác nhau mà không thể hiện rõ ràng, dẫn đến hiểu lầm và mâu thuẫn.
Ảnh minh họa
Để giảm thiểu rủi ro này, quan trọng là cần có sự thảo luận và đặt ra những quy định rõ ràng từ đầu, bao gồm việc thống nhất phương pháp nuôi dạy và làm rõ mọi vấn đề về tài chính hoặc thời gian. Ngoài ra, việc duy trì giao tiếp thường xuyên và tôn trọng lẫn nhau cũng rất cần thiết.
Họp lớp vui vẻ, lớp trưởng quá chén nói ra 1 bí mật, tôi đứng dậy thanh toán 70 triệu tiền bữa ăn rồi ra về
Sau buổi họp lớp, tôi lặng người khi phát hiện bí mật giấu kín suốt 10 năm qua.
Bài tâm sự đầy nước mắt của anh Lý sau buổi họp lớp được đăng tải trên trang NetEase đã thu hút rất nhiều sự chú ý của cộng đồng mạng Trung Quốc.
Đi họp lớp vô tình phát hiện 1 bí mật, tôi lặng người không dám tin đây là sự thật
Tôi họ Lý, sinh ra trong một làng quê nghèo ở tỉnh lẻ. Năm tôi quyết định lên thành phố lớn học đại học, bố mẹ từng thức trắng đêm trăn trở vì không biết kiếm đâu cho đủ học phí cho tôi đi học. Suốt 4 năm đại học tôi chưa từng có một ngày thảnh thơi, mỗi ngày sau khi kết thúc giờ học trên giảng đường, tôi lại tranh thủ đi làm thuê bưng bê ở quán ăn kiếm thêm ít tiền trang trải sinh hoạt phí hàng tháng. Có những lúc ốm đau, cả ngày nằm trong chiếc giường chật hẹp trong ký túc xá, không đi làm không có tiền ăn, tôi cảm tưởng như mình sắp bỏ cuộc đến nơi. Ấy vậy mà sau 4 năm nghiến răng nỗ lực, tôi cũng hoàn thành chương trình đại học, tốt nghiệp ra trường và kiếm được việc làm với mức lương đãi ngộ rất tốt. Cuộc sống của tôi hiện tại so với trước đây quả thực là một trời một vực.
Cách đây ít ngày, lớp trưởng lớp đại học có nhắn tin liên lạc với tôi thông báo rằng cậu ấy chuẩn bị tổ chức họp lớp. Vì đây là cuộc họp lớp đầu tiên sau nhiều năm ra trường nên lớp trưởng rất mong mọi người có thể tề tựu đông đủ. Sau khi nhận được thông tin tôi đồng ý ngay lập tức.
Ngày họp lớp cuối cùng cũng đến, gặp lại bạn bè cũng khiến tôi vô cùng mừng rỡ, tay bắt mặt mừng hỏi thăm cuộc sống của nhau. Lớp tôi giờ có người đã thành giám đốc chủ tịch, có người tự đứng ra buôn bán kinh doanh, cũng có người chưa gặp thời nên vẫn đang làm công ăn lương bình thường. Mỗi người một cuộc sống, mỗi người một số phận nhưng tôi lại thấy rất vui mừng vì thật may mắn chúng tôi vẫn được lại nhau đông đủ. Tuy chẳng phải ai cũng giàu sang thành đạt nhưng chúng tôi ai cũng khoẻ mạnh, không bệnh tật hiểm nghèo, chỉ cần vậy là đủ.
Họp lớp vui vẻ, lớp trưởng quá chén nói ra 1 bí mật, tôi đứng dậy thanh toán tiền bữa ăn 70 triệu rồi ra về. Ảnh minh họa
Suốt bữa ăn, anh em hát hò vui vẻ rồi uống hết mình, tôi tửu lượng kém hơn các bạn nên đã xin dừng lại từ sớm. Cuối bữa, khi các bạn đã gục gần hết, chỉ còn lại tôi ngồi nói chuyện với lớp trưởng. Lúc này tôi nhớ lại chuyện trước đây nên đã nói cảm ơn lớp trưởng: "Năm đó cảm ơn người anh em đã xin giúp tôi phần trợ cấp sinh hoạt phí 300 tệ/tháng (khoảng 1 triệu đồng). Nhờ khoản tiền đó mà mỗi ngày tôi được ăn một bữa cơm thịt 10 tệ (khoảng 34.000 đồng) ở căng tin trường. Nếu không có bữa cơm thịt thật no khi đó, có lẽ tôi không trụ được mà đã bỏ học đi làm công việc tay chân rồi. Nhờ có anh mà có tôi của hiện tại, lời cảm ơn này đáng lẽ phải nói với anh sớm hơn...".
Khi tôi đang nói thì lớp trưởng bỗng xua tay ngăn tôi lại và nói rằng: "Đừng cảm ơn tôi, nếu cảm ơn hãy cảm ơn những người ngồi ở đây hôm nay. Người anh em, có điều này mọi người vẫn luôn giấu cậu, thực ra không có khoản học bổng trợ cấp nào cả. Số tiền sinh hoạt phí 300 tệ khi đó là do cả lớp cùng góp vào để giúp cậu đó. Mọi người đều rất quan tâm cậu, thậm chí còn sợ cậu ngại không nhận nên nói dối là tiền trợ cấp của trường..."
Nói xong thì lớp trưởng cũng gục xuống bài vì đã ngấm rượu, còn tôi thì tai cứ ù đi không tin vào những gì mình vừa nghe thấy.
Khoản tiền trợ cấp thời sinh viên thực chất là do các bạn trong lớp cùng đóng góp. Ảnh minh họa
Sau khi sắp xếp mọi người về nhà ổn thỏa, tôi lặng lẽ đi thanh toán toàn bộ số tiền bữa ăn hôm nay là hơn 20.000 NDT (khoảng 70 triệu đồng) rồi ra về. Không nhớ rõ hôm đó tôi đã về nhà bằng cách nào, chỉ biết khi tỉnh dậy thì thấy gối ướt một khoảng thật lớn. Cảm xúc trong lòng khi đó không biết dùng lời lẽ nào để miêu tả.
Sáng sau tôi nhận được tin nhắn của lớp trưởng, nói rằng lấy hoá đơn để chia tiền cho mọi người. Hôm qua cậu ấy say quá nên không nhớ gì cả để phiền tôi phải thanh toán hộ. Tôi nghe vậy thì không khỏi mỉm cười nói với cậu ấy rằng: "Người anh em, các cậu 'nuôi' mình bao năm như vậy, cứ để mình cảm ơn bằng bữa ăn hôm qua nhé. Thật biết ơn vì năm tháng khó khăn đó gặp được mọi người".
Bài tâm sự của anh Lý dừng lại ở đây, rất nhiều người sau khi đọc được những dòng tâm sự này đều cảm thấy rưng rưng vì cũng từng trải qua những ngày tháng sinh viên khó khăn tương tự. Tuy nhiên không phải ai cũng may mắn gặp được những người bạn tốt như anh Lý.
"May mắn hồi đi học đại học có cô bạn cùng bạn tốt bụng, nhỏ nuôi mình suốt 3 tháng trời nhờ vậy mà có được mình như hiện tại này".
"Mình cũng có những ngày tháng 2 ngày chỉ dám ăn một gói mì tôm, cố gắng để tiền mua ít quà về quê nhà dịp nghỉ lễ vậy mà bị bạn cùng ký túc xá lấy mất. Hồi đó mình buồn mà khóc nhiều lắm".
"Những người bạn đáng trân trọng nhất luôn, anh bạn thật may mắn quá rồi".
Nhìn mấy thứ mẹ chồng bỏ vào xe ô tô mà tôi rưng rưng nước mắt Tôi bảo mẹ chồng đừng chuẩn bị quá nhiều thứ nhưng bà không nghe. Vợ chồng tôi ở thành phố, chỉ về quê chồng vào những dịp đặc biệt. Bố mẹ chồng tôi tính cách thật thà, chân chất. Ông bà thương con nhớ cháu nên thường gọi video để hỏi thăm. Dịp Tết năm nay, vợ chồng tôi được nghỉ sớm hơn...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Phát hiện một cặp nhẫn trong tủ, tôi bật khóc khi biết bí mật của chồng

Ngày đầy tháng con trai, tôi đưa cho anh trai chồng tờ xét nghiệm ADN khiến cả nhà náo loạn: Cái kết đích đáng

Nửa đêm xem phim "Sex Education", tôi ngây dại ngắm mình trong gương rồi HỐI HẬN tột cùng: TƯƠNG LAI MỜ MỊT chỉ vì lỗi lầm ngớ ngẩn này

Con trai 6 tuổi gặp tai nạn mổ gấp, bố lao vào bệnh viện hiến máu thì nhân viên y tế lạnh lùng: Anh không thể làm việc đó!

Đưa bố chồng đi mua bộ vest mặc trong đám cưới, ông ngượng ngùng nói nhỏ vào tai con dâu 1 câu làm tôi thấy bản thân quá vô tâm

Mẹ chồng tương lai không gây khó dễ mà còn khóc và nói "trời còn thương nhà này" khi biết tôi có thai trước khi cưới, thế nhưng đằng sau đó là cả 1 câu chuyện dài

Mượn điện thoại của chồng, tôi giật mình hoảng hốt khi biết anh ấy đang lên kế hoạch phụng dưỡng mẹ vợ trong khi không có đồng tiền nào

Mắng vợ nấu cơm nhão, nào ngờ cô ấy đặt lên bàn cuốn sổ đỏ rồi kéo vali, dắt các con ra khỏi nhà

Chị dâu chửa 7 tháng mà bụng vẫn phẳng lì, tôi thắc mắc liền bị chị chửi bới, hôm sau có người phải xách vali rời khỏi nhà

Chăm sóc bố chồng 4 năm, khi ông chia tài sản, tôi bàng hoàng đứng không vững, chị dâu cũng tăng huyết áp vì quá sốc

Thấy gánh rau bị ế ẩm của mẹ, chồng nổi khùng trách vợ lươn lẹo dối trá mà đâu biết nguồn cơn phía sau

Xem phim 'Sex Education', tôi hiểu vì sao con gái ghét bà ngoại - Bi kịch đến từ câu nói tưởng chừng vô hại
Có thể bạn quan tâm

Trung Quốc: Phát hiện loại địa y mới tại 'nóc nhà thế giới'
Thế giới
17:51:06 15/03/2025
Trước giờ G đại nhạc hội Road to 8Wonder: B.I không xuất hiện tổng duyệt, dàn Anh Trai khoe visual sáng bừng!
Nhạc việt
17:45:44 15/03/2025
Guardiola lên tiếng về pha 'chạm bóng hai lần' của Julian Alvarez
Sao thể thao
17:25:09 15/03/2025
Kim Soo Hyun bị tố thô lỗ với Han Ga In trước mặt phóng viên chỉ vì 1 phát biểu
Sao châu á
17:17:02 15/03/2025
Lynk Lee tự tin chinh phục vương miện, Lê Hoàng Phương bị chất vấn gay gắt
Sao việt
16:50:30 15/03/2025
Gần 8.000 con gà chết ngạt, chủ trang trại mất tiền tỷ
Tin nổi bật
16:40:08 15/03/2025
Top cung hoàng đạo mê tín nhất, thầy bói nói gì tin nấy
Trắc nghiệm
16:36:08 15/03/2025
Bố chồng tỷ phú gửi cho con dâu gốc Hà Nội 1 thứ quý giá, đem khoe lập tức được hỏi cách dùng
Netizen
16:08:40 15/03/2025
Mỗi ngày ăn một quả chuối có sao không, ai không nên ăn?
Sức khỏe
15:52:07 15/03/2025
Phim sắp lên sóng trùng hợp kỳ lạ với cuộc đời Trần Nghiên Hy
Phim châu á
15:35:42 15/03/2025