3 thời điểm mẹ không nên tắm cho trẻ bởi có thể nguy hiểm đến sức khỏe
Tắm cho trẻ là việc vệ sinh thân thể cần thiết để đảm bảo trẻ luôn sạch sẽ, khỏe mạnh. Tuy nhiên, có những thời điểm cha mẹ nên tuyệt đối tránh tắm cho các bé để tránh gây hại.
Trẻ con vốn nghịch ngợm nên nhanh ra mồ hôi, việc tắm rửa là điều cần thiết bởi giúp trẻ tránh các bệnh về da. Tuy nhiên, có những thời điểm các mẹ không nên tắm cho trẻ, bởi có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ.
Sau khi ăn, cơ thể của trẻ không thích hợp vận động mạnh. Dạ dày của trẻ cần thời gian tiêu hóa thức ăn, và tắm được xem là một hình thức vận động mạnh. Thông thường, sau khi trẻ ăn no, lượng máu chủ yếu sẽ đổ dồn về vùng bụng.
Thời điểm này, nếu các mẹ tắm cho trẻ, trẻ có thể gặp triệu chứng như chóng mặt và ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn. Sau khi trẻ ăn no, các mẹ nên đợi khoảng 1 tiếng rồi mới tắm cho trẻ.
Sau khi ăn, cơ thể của trẻ không thích hợp vận động mạnh. Dạ dày của trẻ cần thời gian tiêu hóa thức ăn, và tắm được xem là một hình thức vận động mạnh (Ảnh minh họa).
2. Khi trẻ bị bệnh
Trẻ nhỏ thường gặp các bệnh như cảm lạnh, cảm cúm, đau bụng. Trong thời gian trẻ bị bệnh, nhiều mẹ muốn tắm rửa sạch sẽ cho trẻ để mau hết bệnh. Đây là hành động sai lầm, bởi cơ thể trẻ nhỏ lúc này vô cùng yếu ớt, chức năng của hệ miễn dịch sẽ làm việc kém hiệu quả. Nếu các mẹ tắm cho trẻ vào thời điểm này, trẻ có thể bị cảm lạnh và bệnh tình càng thêm nghiêm trọng.
Video đang HOT
Khi bị ốm, cơ thể trẻ nhỏ lúc này vô cùng yếu ớt, chức năng của hệ miễn dịch sẽ làm việc kém hiệu quả. Nếu các mẹ tắm cho trẻ vào thời điểm này, trẻ có thể bị cảm lạnh và bệnh tình càng thêm nghiêm trọng (Ảnh minh họa).
Các mẹ nên đợi trẻ lành bệnh hẳn rồi mới tắm rửa sạch sẽ. Nếu thời gian trẻ bị bệnh kéo dài và cơ thể của trẻ không được sạch sẽ, các mẹ nên dùng khăn ấm, nhẹ nhàng lau khắp người cho trẻ. Các mẹ nên lau người cho trẻ trong phòng ấm cúng, tránh nơi có gió lùa.
3. Khi trẻ đang đổ mồ hôi
Các mẹ nên đợi mồ hôi trên người trẻ khô ráo rồi mới tắm cho trẻ (Ảnh minh họa).
Nhiều mẹ thường đau đầu khi thấy trẻ con dù chơi trong nhà hoặc ngoài đường đều ra mồ hôi nhễ nhại. Có mẹ khi thấy trẻ đổ mồ hôi liền kéo trẻ đi tắm ngay. Điều này là phản khoa học.
Bởi sau khi trẻ ra mồ hôi, lỗ chân lông trên cơ thể sẽ giãn nở. Thời điểm này, nếu các mẹ tắm cho trẻ sẽ khiến trẻ bị cảm lạnh. Các mẹ nên đợi mồ hôi trên người trẻ khô ráo rồi mới tắm cho trẻ.
Nguồn: Sohu
Mùi cơ thể tiết lộ vấn đề sức khỏe
Mùi tanh, hôi, đắng, trứng thối, mùi bia rượu trên cơ thể cảnh báo sức khỏe đang gặp vấn đề.
Ảnh minh họa
Mồ hôi là nguyên nhân gây ra mùi hôi cơ thể. Trong một số trường hợp, mùi hôi cơ thể còn là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề sức khỏe như bệnh tiểu đường, gan hoặc bạn đang có ăn uống thiếu khoa học.
Dưới đây là một số mùi cơ thể bạn nên chú ý:
Mùi tanh
Đây là tình trạng rối loạn Trimethylamin. Khi đó, cơ thể có mùi tanh khó chịu được tiết ra trong mồ hôi, nước tiểu và hơi thở do cơ thể bài tiết chất trimethylaminuria quá mức. Các nguyên nhân khác có thể do sự dư thừa của protein trong chế độ ăn kiêng không khoa học.
Mùi hôi, thối
Mùi này xuất hiện đi kèm với táo bón. Hệ tiêu hóa bị suy giảm nghiêm trọng, các hóa chất có mùi được sản xuất có thể thấm ra mồ hôi của bạn, khiến cơ thể có mùi khó chịu.
Đổ mồ hôi nhiều
Bạn có thể bị tăng huyết áp, gây ra mồ hôi quá mức và khó phát hiện. Nếu bạn nhận thấy mùi sau khi đổ mồ hôi trong giá lạnh hoặc khi không di chuyển thì nên gặp bác sĩ để có lời khuyên phù hợp.
Đổ mồ hôi nhiều cũng xảy ra ở người đang mang thai hoặc thời kỳ mãn kinh gây ra sự thay đổi nội tiết tố làm thay đổi nhiệt cơ thể. Khi đó, cơ thể bạn cảm thấy nóng hơn và bị đổ mồ hôi. Mang thai cũng khiến các tuyến mồ hôi hoạt động quá mức và lưu lượng máu tăng lên ở mọi nơi trong cơ thể, bao gồm cả nách.
Mùi đắng
Gan của bạn đang gặp vấn đề. Triệu chứng phổ biến hơn của tổn thương gan là các vấn đề về tiêu hóa, buồn nôn và dấu hiệu bên trong như chuyển hóa chất béo bất thường. Song, gan hoạt động kém cũng khiến cơ thể có mùi khó chịu như mùi đắng.
Mùi trứng thối
Bạn ăn quá nhiều thịt đỏ cùng với việc không thể tiêu hóa tốt có thể dẫn đến mùi cơ thể. Khi đó, cơ thể có mùi giống như lưu huỳnh hoặc trứng thối, bởi các axit amin có chứa lưu huỳnh.
Mùi bia
Nguyên nhân gây ra mùi này do bạn đã uống quá nhiều bia, rượu. Khi đó gan phải chuyển hóa bằng cách tiết bia rượu ra mồ hôi và qua lỗ chân lông, khiến bạn có mùi giống hệt như những gì bạn vừa uống.
Theo Reader's Digest
4 cách chữa nhanh chứng viêm dạ dày Viêm dạ dày, hay còn gọi là cúm dạ dày, thường gây các triệu chứng khó chịu như tiêu chảy, buồn nôn, ói mửa và đau quặn bụng. Cận Tết lại là thời điểm dễ mắc căn bệnh này. Gừng có thể giúp giảm triệu chứng nôn mửa ở bệnh viêm dạ dày - SHUTTERSTOCK Viêm dạ dày là loại bệnh nhiễm trùng...