3 tác hại tức thì cảnh báo bạn đang ăn quá nhiều chất béo
Ăn quá nhiều chất béo không tốt, đặc biệt là các loại chất béo bão hòa trong thịt, mỡ và thực phẩm có nguồn gốc động vật như pho mát, sữa. Cách ăn này có thể làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh nguy hiểm như tim mạch.
Ăn quá nhiều chất béo chuyển hóa, thường có nhiều trong các món chiên nhiều dầu, sẽ tác động xấu đến sức khỏe – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Nhưng trước khi những tác hại lâu dài xuất hiện, cơ thể sẽ bộc lộ một số dấu hiệu cảnh báo khi ăn quá nhiều chất béo, ngay cả đó là các loại chất béo lành mạnh như trái bơ, cá hồi hay các loại hạt.
Sau đây là những dấu hiệu cảnh báo tức thì khi bạn ăn quá nhiều chất béo, theo Eat This, Not That.
1. Hơi thở hôi
Khi ăn quá nhiều chất béo thì chất béo sẽ trở thành nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu của cơ thể. Hệ quả của quá trình chuyển hóa chất béo thành năng lượng là tạo ra xeton. Chất hữu cơ này sẽ khiến hơi thở có mùi khó chịu, theo Eat This, Not That.
Video đang HOT
2. Táo bón
Một chế độ ăn quá nhiều chất béo sẽ khiến mọi người có xu hướng ít ăn rau củ, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt. Trong khi đó, đây là nguồn cung cấp chất xơ rất tốt cho cơ thể.
Chính chế độ ăn ít chất xơ này sẽ gây ra táo bón và nhiều vấn đề tiêu hóa khác. Đây cũng là tác dụng phụ thường gặp của những người ăn quá nhiều thịt.
3. Đầy hơi và mệt mỏi
Các loại chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa đều sẽ kích thích viêm nhiễm trong cơ thể, khiến người ăn cảm thấy đầy hơi, mệt mỏi và cảm giác thiếu năng lượng.
Chất béo bão hòa có nhiều trong thịt và mỡ động vật. Chất béo chuyển hóa có nhiều trong các món chiên nhiều dầu.
Nên ăn bao nhiêu chất béo mỗi ngày?
Một người ăn trung bình 1.500 calo/ngày thì không nên nạp quá 58 gram chất béo/ngày, theo Cục quản lý Dược và Thực phẩm Mỹ (FDA).
Mọi người nên tránh chất béo chuyển hóa, ưu tiên các loại chất béo lành mạnh có trong cá và thực vật như bơ, đậu. Ngoài ra, các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyến cáo nên ăn đa dạng các loại thực phẩm từ thịt, trứng, sữa, cá đến rau xanh, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt.
Một chế độ ăn dựa nhiều vào chất béo không những khiến cơ thể tăng cân mà còn dễ bị thiếu vitamin, khoáng chất và nhiều dưỡng chất quan trọng khác, theo Eat This, Not That.
Chất béo bão hòa không làm tăng cholesterol xấu
Chuyên gia khuyên chúng ta nên tập trung vào dinh dưỡng tổng thể của thực phẩm trong chế độ ăn uống hơn là định lượng chất dinh dưỡng cụ thể nào đó.
Các nhà khoa học cho rằng việc né chất béo bão hòa sẽ khiến chúng ta bỏ qua nhiều thực phẩm có giá trịnh dinh dưỡng cao - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí của Đại học Tim mạch Mỹ, chế độ ăn gồm toàn thực phẩm giàu chất béo bão hòa không làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch hoặc dẫn đến tử vong sớm, theo Bicycling.
Cụ thể, nghiên cứu phát hiện, đúng là ăn các axit béo bão hòa như a xít stearic, palmitic, myristic và lauric có trong sữa, thịt, trứng và các thực phẩm giàu chất béo khác làm tăng mức độ lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL) không mong muốn nhưng nhưng ở hầu hết mọi người, nó không làm tăng loại cholesterol "xấu" này.
Cụ thể, chất béo bão hòa không làm tăng mức cholesterol LDL nhỏ, đậm đặc, khiến tăng nguy cơ mắc bệnh tim, mà nó làm tăng mức độ của các hạt LDL lớn hơn, không liên quan đến tăng nguy cơ bệnh.
"Trong số thực phẩm thường được coi là mang "chất béo bão hòa", một số loại tốt cho sức khỏe và một số loại thì không. Do đó, lượng a xít béo bão hòa (SFA) trong thực phẩm không phải là yếu tố dự báo tốt", Tom Brenna, tiến sĩ, giáo sư về Dinh dưỡng và Nhi khoa tại Đại học Texas ở Austin (Mỹ), nói với Bicycling.
Tom Brenna giải thích, chỉ xem xét hàm lượng chất béo bão hòa sẽ dẫn đến việc tránh các loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe - sữa, thực phẩm lên men (sữa chua, pho mát) và các loại khác. Mà thực phẩm truyền thống thường tốt cho sức khỏe hơn thực phẩm chế biến.
Ví dụ như sữa, là một nguồn a xít béo bão hòa chính, nhưng ăn nhiều phô mai và sữa chua có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tim mạch thấp hơn. Tương tự như vậy, trứng rất giàu a xít béo bão hòa, nhưng chúng cũng đậm đặc chất dinh dưỡng và các chất chống ô xy hóa như lutein và zeaxanthin, khó có trong các thực phẩm khác. Một số phân tích tổng hợp còn phát hiện ra tiêu thụ trứng cao hơn không liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành mà có thể liên quan đến nguy cơ đột quỵ thấp hơn, theo Bicycling.
Nhóm nghiên cứu cho rằng, việc hạn chế chất béo bão hòa khiến ta có thể bỏ lỡ các loại thực phẩm cung cấp dinh dưỡng chất lượng cao và thay thế bằng một lựa chọn ít lành mạnh hơn, như carbs chế biến hoặc tinh bột, những thứ thực sự làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Vì vậy, lời khuyên là hãy tập trung vào chất lượng tổng thể của thực phẩm trong chế độ ăn uống hơn là nhắm vào định lượng chất dinh dưỡng cụ thể nào đó.
Mẹ bỉm sữa có nên uống trà sữa hay không? Câu trả lời khiến nhiều mẹ hoảng hồn Nhiều mẹ bỉm sữa truyền tai nhau rằng nên uống trà sữa để có nhiều sữa. Vậy tin đồn này có phải là sự thật hay không? Trà sữa là một món đồ uống hấp dẫn, nhiều chị em có thói quen uống trà sữa mỗi ngày. Một số mẹ bỉm sữa truyền tai nhau rằng uống trà sữa giúp họ có nhiều...