3 phương pháp thay đổi chế độ ăn sẽ giúp chúng ta sống khỏe hơn
Việc kiểm soát toàn bộ các chất dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn hàng ngày có thể cải thiện tình hình sức khỏe, tuy nhiên, không phải lúc nào điều đó cũng mang lại hiệu quả vượt trội. Đôi khi chỉ một thay đổi nhỏ trong chế độ ăn mỗi ngày sẽ giúp chúng ta sống tươi khỏe và tích cực hơn.
Hạn chế ăn nhà hàng
Việc tự chuẩn bị các bữa ăn tại nhà sẽ giúp bạn vừa tiết kiệm tiền lại duy trì được chế độ ăn phù hợp với sức khỏe và vóc dáng của mình. Tuy nhiên, cũng đừng quá kỳ vọng vào việc bạn sẽ hoàn toàn không đặt chân đến nhà hàng nữa, bởi nếu khi chúng ta nói không bao giờ làm điều gì một lần nữa thì bản thân thường sẽ thôi thúc muốn thực hiện điều đó hơn bao giờ hết.
Hãy đặt mục tiêu một cách rõ ràng cho các bữa ăn, ví dụ như tự chuẩn bị bữa ăn năm ngày mỗi tuần. Thay vì lê la quán xá mỗi giờ ăn trưa trong những ngày đi làm, hãy mang theo phần cơm đầy đủ chất dinh dưỡng của mình. Chỉ cần cố gắng đạt được những điều mình đặt ra trong một thời gian, bạn sẽ duy trì được thói quen và tự nấu ăn cả tuần mà không cảm thấy quá sức.
Cắt giảm đường trong thực đơn
Nói không với đồ ngọt, điều đó không chỉ giúp bạn phòng chống bệnh tiểu đường và các căn bệnh khác mà còn cải thiện sức khỏe tinh thần một cách hiệu quả.
Hãy sử dụng các loại thức ăn chứa đường một cách điều độ. Chẳng hạn như từ bỏ thói quen ăn socola trong giờ làm việc, đừng nên uống quá nhiều nước uống chứa đường, đặc biệt là đường hóa học. Thay vào đó, hãy để dành chúng để sử dụng vào dịp đặc biệt nào đó. Việc ăn đồ ngọt một cách vô tội vạ sẽ gây ra nhiều hệ lụy cho sức khỏe.
Duy trì chế độ ăn kiêng tích cực
Video đang HOT
Lên kế hoạch ăn kiêng cho chính mình, cụ thể như 2 ngày ăn kiêng mỗi tuần chẳng hạn. Một bữa ăn thuần chay, nước ép hoa quả hay các món ăn kiêng hợp lý khác có thể là một khởi đầu hoàn hảo cho một chế độ ăn lành mạnh.
Thay vì phải đau đầu suy nghĩ về việc ăn uống sao cho tích cực, bạn hãy từ từ tạo cho mình một thói quen ăn uống hoàn toàn mới. Tuy nhiên, bạn cũng không nhất thiết phải từ bỏ hoàn toàn các món ăn yêu thích để tìm đến những bữa ăn kiêng ngay lập tức. Hãy thử những công thức nấu ăn mới mẻ kết hợp để thấy hứng thú hơn với chế độ ăn kiêng của mình hơn.
Một hôi, hai đau: Dấu hiệu kêu cứu của dạ dày
Dạ dày gặp vấn đề thường có một số biểu hiện rõ ràng nên bạn cần lưu ý để chữa trị sớm.
Với mức sống ngày càng nâng cao, đời sống vật chất của chúng ta cũng được cải thiện rất nhiều và thay đổi lớn nhất chính là chế độ ăn uống.
Tuy nhiên, dạ dày của nhiều người bị ảnh hưởng do không có thực đơn lành mạnh cho các bữa trong ngày.
Không giống một số cơ quan khác, dạ dày khi trục trặc thường có nhiều cảnh báo. Nếu bạn có các biểu hiện dưới đây, hãy đi khám để chẩn đoán và điều trị sớm nếu phát hiện ra bệnh:
Một hôi
Ảnh minh họa: Health
Vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP) là một trong những yếu tố quan trọng dẫn đến các bệnh về dạ dày. Khi đã bị nhiễm vi khuẩn, bạn sẽ khó tiêu. Đồng thời, vi khuẩn tiết mùi hôi tỏa ra qua đường miệng.
Do đó, nếu mùi hôi miệng lâu ngày không thể cải thiện bằng cách đánh răng, súc miệng thì bạn cần cảnh giác với các bệnh lý về dạ dày.
Hai đau
- Đau khi nuốt
Ở những bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn đầu, khối u trong dạ dày còn nhỏ và có xu hướng to dần. Vì vậy, tngười bệnh thường cảm thấy nghẹn và đau khi nuốt thức ăn. Khi nhai, bệnh nhân sẽ có cảm giác khó chịu sau xương ức, thậm chí có cảm giác vướng dị vật.
Ảnh minh họa: Virinchi
- Đau bụng
Nhiều bệnh về dạ dày có thể gây ra đau bụng (thượng vị, vùng bụng giữa và phía trên bên trái).
Đau do viêm loét dạ dày thường xuất hiện sau bữa ăn khoảng 1 giờ và có thể thuyên giảm khi ăn. Một số người bị viêm loét dạ dày ác tính còn bị chướng bụng.
Những cơn đau do ung thư dạ dày gây ra không có tính chất đều đặn. Nếu không được chữa trị kịp thời, cơn đau sẽ ngày càng rõ rệt và không thể chịu được, nếu ăn uống thì cơn đau sẽ tăng lên.
Các triệu chứng khác của bệnh dạ dày:
- Nấc nhiều
Ăn no và thỉnh thoảng bị nấc cụt là chuyện bình thường. Nhưng nếu thường xuyên bị nấc sau bữa ăn, bạn nên cảnh giác với chứng khó tiêu, đầy hơi trong đường tiêu hóa hoặc tích tụ quá nhiều dịch.
Ngoài ra, chúng ta cũng phải cảnh giác các tế bào ung thư trong dạ dày ảnh hưởng đến dây thần kinh phế vị hoặc cơ hoành gần đó, gây ra những cơn nấc cụt.
- Buồn nôn và nôn
Môn vị nằm ở cuối dạ dày tiếp nối với hành tá tràng. Môn vị là bộ phận như van giữ thức ăn trong dạ dày cho đến khi thức ăn được chuyển xuống ruột non.
Khi dạ dày có vấn đề dễ gây ra biến chứng tắc nghẽn môn vị. Biểu hiện của bệnh này là nôn mửa. Chất nôn ra phần lớn là thức ăn đọng lại trong dạ dày quá lâu nên có mùi chua.
- Phân đen nhiều hơn
Việc phân đột ngột chuyển sang màu đen thường là cảnh báo nguy hiểm cho cơ thể. Khối u dạ dày chèn ép các mô, xung huyết dạ dày xuất hiện sẽ khiến phân có màu đen.
Những thực phẩm giúp làm sạch và bảo vệ lá phổi của bạn Các bệnh về phổi hiện nay là một trong những căn bệnh phổ biến nhất trên thế giới, đặc biệt là căn bệnh SARS-CoV-2 đang hoành hành khắp nơi trên thế giới và chưa có một loại vắc xin nào phòng ngừa tuyệt đối. Để có hệ hô hấp khỏe mạnh ngoài việc có một chế độ sống lành mạnh, thì bổ sung...