3 lời khuyên sai lầm về tập thể dục ở tuổi 50
Một người dù đã ở những năm 50 tuổi nhưng vẫn có thể tập luyện thể thao để giảm cân và có được vóc dáng gọn gàng.
Chạy bộ mang lại nhiều lợi ích cho cả sức khỏe tim mạch và tinh thần – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Dưới đây là những lời khuyên sai lầm thường gặp về việc tập luyện cho người trên 50 tuổi mà chúng ta không nên nghe, theo The Healthy.
1. Không nên chạy vì sợ gây hại xương khớp
Một người ít vận động tất nhiên không được đột ngột chạy quãng đường dài hàng chục km. Cường độ vận động tăng cao bất thường có thể gây hại cho cơ thể. Tuy nhiên, một người chạy bộ thông thường hoàn toàn có thể tiếp tục thói quen chạy ngay cả khi họ đã trên 50 tuổi, theo The Healthy.
Chạy bộ mang lại nhiều lợi ích cho cả sức khỏe tim mạch và tinh thần. “Nhiều người hay nói rằng chạy bộ có thể gây tác động mạnh lên khớp và nên tránh, đặc biệt khi đã có tuổi. Tuy nhiên, có những người vẫn chạy rất tốt ngay cả khi đã già và tiếp tục đạt được nhiều lợi ích sức sức khỏe mà không gặp vấn đề gì”, bác sĩ vật lý trị liệu người Mỹ Chad McCann giải thích.
Khi đến những năm 50 tuổi, việc có tiếp tục chạy hay không tùy thuộc vào lựa chọn của từng người. Tuy nhiên, có rất ít dấu hiệu cho thấy chạy có thể dẫn đến các bệnh viêm khớp hay tổn thương khớp. Một người cao tuổi vẫn tiếp tục chạy bộ dù khoảng cách và cường độ chạy có thể thay đổi cho phù hợp với tuổi tác, bác sĩ McCann nói thêm, theo The Healthy.
2. Chỉ cần đi bộ là đủ
Video đang HOT
Đi bộ là rất tốt cho sức khỏe nhưng cơ thể lại cần nhiều hơn thế. Lợi ích lâu dài của việc tập luyện là thường xuyên tạo ra các kích thích lên cơ bắp và xương. Các kích thích này sẽ giúp cơ phát triển, tăng mật độ xương, tăng cường sức mạnh và điều hòa hoạt động tim mạch.
Các nghiên cứu đã phát hiện nhiều bằng chứng cho thấy đi bộ có những tác động tích cực đến tim mạch. Tuy nhiên, đi bộ vẫn chưa tạo đủ kích thích để cải thiện rõ rệt sức khỏe tim mạch, bác sĩ McCann giải thích.
Do đó, bên cạnh đi bộ, những người trên 50 tuổi nên thử đi bộ nhanh hoặc chạy bộ ở một số quãng đường nhất định. Thậm chí, họ có thể thực hiện một số bài tập rèn luyện sức mạnh như nâng tạ.
3. Cơ bắp không thể mạnh hơn
Ở những năm 50 tuổi, cơ thể không chỉ duy trì được sức mạnh cơ bắp mà còn làm cơ mạnh hơn. Cơ bắp vẫn sẽ phản ứng với các kích thích cơ khi tập nâng tạ. Dù mất nhiều thời gian hơn so với khi còn trẻ nhưng cơ vẫn có thể phát triển và mạnh hơn, theo The Healthy.
Uống nước đúng cách khi tập luyện thể dục
Trong quá trình tập luyện, cơ thể bị ra mồ hôi đồng nghĩa với việc bị mất nước, do vậy việc uống nước khi tập luyện giúp cơ thể cân bằng lượng nước đã mất và giúp hạn chế những rối loạn hệ thần kinh và tim mạch.
Ngay cả khi bạn không tập luyện thì việc uống nước đã rất quan trọng. Đối với người tập luyện thể thao, việc uống nước không đúng và đủ có thể gây ra tình trạng giảm natri máu và gây ra những rối loạn trong hệ thần kinh, tim mạch...
Vì sao nên uống nước khi tập thể dục?
Nước là chất dinh dưỡng quan trọng nhất cho con người, trong điều kiện bình thường lẫn trong lúc hoạt động thể chất. Việc bù nước rất quan trong bởi trong quá trình tập thể dục, cơ thể đã mất đi một lượng lớn nước thông qua việc đổ mồ hôi. Vào mùa hè nắng nóng, người tập luyện nhanh ra mồ hôi và ra nhiều mồ hôi hơn, do vậy việc uống nước lúc này lại càng quan trọng hơn.
Ngoài việc cân bằng lại lượng nước đã mất thì uống nước khi tập thể dục còn đóng vai trò quan trọng trong việc giữ nhiệt độ cơ thể ở mức bình thường. Nước giúp giữ cho cơ thể hoạt động tốt bằng cách giảm nhiệt độ cơ thể để đảm bảo cơ thể không nóng quá nhiều dẫn đến rối loạn chuyển hóa.
Uống nước khi tập thể dục còn giúp ngăn ngừa chuột rút. Người bị thiếu nước thường dễ bị chuột rút do cơ bắp lúc này đã bị giảm đa số lượng nước khiến chúng không thể co giãn như bình thường. Chuột rút khi tập thể thao có thể khiến bạn đau đớn khó chịu, không thể tiếp tục luyện tập. Chuột rút còn gây đau nhiều ngày sau, gây ra những hạn chế trong sinh hoạt thường ngày.
Uống ít nước làm cho não nhận tín hiệu "cảm thấy có một mối đe dọa" đến sự sống còn của cơ thể, và cơ thể bắt đầu phản ứng bằng cách lưu trữ nhiều nước hơn trong cơ thể của bạn. Điều này dẫn đến sưng bàn tay, chân và bàn chân.
Một lý do quan trọng của việc uống nước khi tập thể dục là giúp bạn giảm cân nhanh hơn. Đây cũng là lời khuyên của nhiều chuyên gia và cũng là trải nghiệm thực tế của những người thực hành đúng. Tập thể dục làm cho bạn mất nhiều nước và điều này làm cho thận và gan bị thương tổn. Khi bạn bị mất nước, thận và gan không thể đốt cháy nhiều chất béo thành năng lượng, dẫn đến tăng lượng mỡ trong cơ thể. Uống nước sau khi tập thể dục có thể giúp ngăn ngừa sự gia tăng chất béo và do đó có thể giúp bạn giảm cân.
Ngoài ra, khi bạn uống nước đúng và đủ khi tập thể dục, các cơ quan nội tạng của bạn sẽ hoạt động trơn trư hơn. Chức năng tiêu hóa, hấp thụ chất dinh dưỡng, chuyển hóa, lưu thông máu cũng được hoạt động tốt hơn. Điều này giúp làm giảm nguy cơ táo bón và hạn chế những tác động sức khỏe tiêu cực khác.
Lựa chọn loại nước uống phù hợp khi tập luyện
- Khi tập luyện hoặc sau khi tập luyện, bạn có thể uống nước mát - nhưng tuyệt đối không phải nước đá: Cơ thể của bạn có xu hướng hấp thụ nước mát nhanh hơn nước ấm. Đây là lý do tại sao hầu hết mọi người thích uống nước mát sau khi tập thể dục. Tuy nhiên, nước đá lạnh là không nên. Một số nghiên cứu cho thấy nước đá lạnh có thể gây "sốc" cho hệ tiêu hóa. Khi tập luyện, cơ thể chúng ta thường nóng hơn, việc đưa lượng nước quá lạnh vào cơ thể khiến bạn dễ bị đau bụng, muốn đi ngoài hoặc gây khó chịu cho dạ dày.
- Các loại nước chứa chất điện giải: Bên cạnh nước lọc, người tập thể dục cũng nên bổ sung các loại nước uống điện giải, bù nước như các loại nước uống chuyên biệt dùng trong thể thao hoặc nước oresol. Chỉ cần chắc chắn bạn đã chọn một loại nước giải khát có chứa các khoáng chất và không quá nhiều đường.
Uống bao nhiêu nước là đủ?
Mặc dù uống nước rất quan trọng đối với người luyện tập. Tuy nhiên bạn không nên uống quá nhiều nước. Lý tưởng nhất là bạn phải uống khoảng 250ml nước trong vòng 30 phút sau khi tập thể dục.
Việc uống nước trước khi tập thể dục cũng giúp ngăn ngừa hiện tượng mất nước. Hướng dẫn chung chỉ ra rằng cần uống 500-600ml nước vào thời điểm 2-3 giờ trước khi tập thể dục. Bạn cũng phải uống thêm chất lỏng trong suốt quá trình hâm nóng khởi động (20-30 phút trước khi tập thể dục) và 200-300ml mỗi 10-20 phút trong thời gian tập thể dục.
Điều gì xảy ra khi uống quá nhiều nước?
Các nghiên cứu khoa học cho thấy, việc uống quá nhiều nước hơn bình thường có thể gây ra giảm natri máu. Máu của bạn bị loãng vì uống quá nhiều nước nên lượng natri trong máu giảm xuống gây ra nguy hiểm. Đối với những người có cường độ tập luyện cao thường rất dễ gặp phải sai lầm này.
Hiện tượng hạ natri máu gây ra rối loạn ý thức, yếu người, kích động và có thể lên cơn động kinh. Trong trường hợp quá nặng, tử vong có thể xảy ra. Dấu hiệu ban đầu thường gặp là buồn nôn, chóng mặt, không đứng vững, co quắp các cơ bắp... Những triệu chứng này tương tự như hiện tượng mất nước, khiến nhiều người lầm tưởng và càng uống nhiều nước hơn. Điều này rất nguy hiểm, do vậy cần chuẩn bị nước vừa đủ cho một buổi tập luyện. Tốt nhất là bạn đem theo 1 chai nước chứa đủ nước cho một buổi tập, không uống quá ít hoặc quá nhiều hơn số nước mang theo.
Hạ natri máu là tình trạng cấp cứu và cần được chăm sóc khẩn cấp ngay lập tức. Để ngăn ngừa giảm natri máu, luôn thay thế các chất lỏng bị mất của cơ thể bằng đồ uống chứa chất điện giải.
6 sai lầm khiến hiệu quả buổi tập giảm sút Tất cả các loại hình tập luyện đều nhằm mục đích rèn luyện sức khỏe, giúp chúng ta có thân hình gọn gàng, tinh thần minh mẫn, yêu đời mà không "thần dược" nào có thể thay thế. Chỉ có điều chúng ta lưu ý tránh mắc phải 6 sai lầm dưới đây kẻo tác dụng tốt biến thành xấu lúc nào không...