3 dấu hiệu trẻ viêm phổi bạn phải đưa con đến viện ngay
Viêm phổi ở trẻ là bệnh lý thường gặp và nếu không được điều trị kịp thời sẽ nguy hiểm tới tính mạng. Đa số trẻ bị bệnh viêm phổi đều nhập viện trong tình trạng nặng.
Nhiều cha mẹ chủ quan dẫn đến trẻ bị viêm phổi nặng
Bé N.A.Q (13 tháng tuổi, Hà Nội) được đưa vào bệnh viện trong tình trạng lừ đừ, thở gấp, co lõm ngực, cơ thể có biểu hiện tím tái, nhịp tim 210 lần/phút kèm tiêu chảy.
Mẹ bé cho biết, mấy ngày trước, bé bị ho húng hắng, chảy nước mũi, thở khò khè nhưng không sốt và ăn uống bình thường, nghĩ là con bị sụt sịt do thay đổi thời tiết nên chị đã tự mua thuốc kháng sinh và thuốc ho cho bé uống. Uống được 3 ngày, bé lại ho nhiều hơn, ít bú, thở nhanh, sốt cao, mệt lả, quấy khóc, khó chịu lại bị tiêu chảy nên gia đình vội đưa bé đến bệnh viện. Tại đây, sau khi khám và thực hiện các kỹ thuật chẩn đoán cận lâm sàng, bác sĩ kết luận bé bị viêm phổi nặng, có dấu hiệu suy hô hấp, nhiễm trùng huyết.
Chị Nguyễn Thị Trang, Linh Đàm, Hà Nội vừa trải qua những ngày kinh khủng, con gái 6 tháng tuổi của chị, phải nằm viện điều trị suốt một tháng vì bệnh viêm phổi.
“May mắn là con tôi nhập viện kịp thời; theo lời của bác sĩ thì: nếu không kịp thời điều trị, trẻ bị suy hô hấp nặng sẽ có nguy cơ tử vong”.
Video đang HOT
3 dấu hiệu trẻ viêm phổi bạn phải đưa con đến viện ngay
Chị Trang nhớ lại bé bị ho sốt, chị mới đi làm trở lại nên không dám xin nghỉ mà để bà giúp việc chăm. Khi bé sốt cao, không chịu chơi, li bì và thở nhanh hơn. Chị Trang đang đi làm được người giúp việc gọi báo. Chị vội vã về đưa con vào viện. Khi vào viện, các bác sĩ ngay lập tức cho bé thở oxy, hỗ trợ hô hấp. Tình trạng con bé càng lúc càng nghiêm trọng, có khi con gần như ngưng thở. Bác sĩ đã đặt nội khí quản, cho thở máy.
Bé nhập viện trong tình trạng nặng nên phải truyền kháng sinh đường tĩnh mạch. Chị Trang ân hận vì cứ nghĩ con ốm, sốt, ho virus thông thường.
Bs. Trần Thị Minh Tâm – Khoa Nhi – Bệnh viện Thủ Đức, TP.HCM cho biết viêm phổi là tình trạng nhiễm trùng bên trong phổi, xuất hiện khi vi khuẩn hay virus kẹt trong cơ quan này, chúng sinh sôi nảy nở và tạo nên những ổ nhiễm trùng. Vi khuẩn thường gặp nhất là phế cầu khuẩn, một số loại virus cũng gây nên bệnh này.
Bệnh có thể xuất hiện khi bé đang bị một đợt ho hoặc cảm cúm. Lúc này, dịch nhầy tiết ra trong phổi trở thành nguồn dinh dưỡng béo bở cho vi trùng. Sau vài ngày, vi khuẩn và virus có thể nhanh chóng sinh sôi nảy nở, tạo nên những túi phế nang chứa mủ và chất nhầy bị nhiễm khuẩn. Ho chính là phản xạ tự vệ rất quan trọng của cơ thể, giúp đẩy chấy nhầy ra khỏi túi phế nang trước khi nhiễm trùng đặt chân được vào đây.
Viêm phổi là căn bệnh nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây tử vong ở trẻ.
Các dấu hiệu nhận biết viêm phổi. Theo bác sĩ Tâm ban đầu trẻ sẽ ho vừa đến nặng – thường là ho nặng tiếng, tuy nhiên, không nhất thiết như vậy. Khi trẻ bị sốt – sốt vừa đến sốt cao.
Trẻ thở nhanh liên tục (khác với thở nhanh nhất thời khi trẻ bị sốt cao). Đếm nhịp thở khi trẻ đang nằm yên, không hoạt động gắng sức. Dùng đồng hồ có kim giây để đếm trong vòng 1 phút. Có thể vén áo của trẻ lên để quan sát nhịp thở.
Độ tuổi từ 0 đến 2 tháng, ngưỡng thở nhanh lớn hơn 60 lần/phút. 2 tháng – dưới 12 tháng lớn hơn 50 lần/phút, 1 tuổi dưới 5 tuổi lớn hơn 40 lần/phút.
Thở gắng sức: cánh mũi phập phồng, thở rên, co kéo cơ liên sườn (phần mềm giữa các xương sườn lõm vào khi trẻ hít vào), co rút hõm ức, rút lõm lồng ngực. Dấu hiệu rút lõm lồng ngực khi trẻ hít vào. Khi bé hít vào, phần dưới lồng ngực không phình ra như thường lệ mà lõm vào, nguyên nhân là do cơ hoành phân cách ổ bụng và lồng ngực cũng tham gia vào quá trình thở.
Ngoài ra, trẻ có thể đau ngực – không chỉ trong lúc ho, mà cả giữa các cơn ho, nôn – không chỉ sau những cơn ho mạnh mà cả giữa các cơn ho, tím tái quanh môi và ở mặt – do thiếu ôxy.
Thở rít – mặc dù thở rít thường là biểu hiện của nhiễm virus nhiều hơn nhưng đôi khi cũng xuất hiện trong viêm phổi.
Nếu trẻ có một vài trong các triệu chứng trên thì nhiều khả năng trẻ đã bị viêm phổi. Khi đó, cha mẹ hãy đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất để được khám bệnh và điều trị kịp thời.
Bệnh tai mũi họng: Khi nào cần đến bệnh viện?
Hỏi: Con gái 6 tuổi của tôi thường bị các bệnh liên quan đến tai, mũi và họng, nhất là khi thời tiết thay đổi. Xin hỏi bác sĩ, khi mắc bệnh tai mũi họng, ở mức độ nào thì cần phải đến bệnh viện để khám?
Nguyễn Thị Hường (32 tuổi, quận Đống Đa, Hà Nội)
Bác sĩ khám lâm sàng cho trẻ (Ảnh: pexels)
Đáp: Tai mũi họng là những bộ phận chịu nhiều tác động từ môi trường, thời tiết. Khí hậu ẩm ướt hoặc nắng nóng là điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh phát triển. Tại Việt Nam, các bệnh lý liên quan tới tai mũi họng được đánh giá là một trong số những căn bệnh phổ biến hiện nay.
Người lớn cảm nhận được mức độ bệnh rõ hơn, dễ đưa ra quyết định phù hợp; trẻ nhỏ thì ngược lại. Diễn biến bệnh tai mũi họng ở trẻ nhỏ đôi khi rất nhanh. Viêm đường hô hấp trên từ tai mũi họng có thể dẫn đến viêm phổi, viêm đường hô hấp dưới, là bệnh lý nặng, có thể nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. Do vậy, khi thấy trẻ có biểu hiện viêm đường tai mũi họng mà sốt ho, chảy nước mũi, đặc biệt là ho có đờm, dịch mũi đục có thể màu xanh, vàng thì cần phải đi khám. Ngoài ra, nếu thấy trẻ mệt, quấy khóc, không ăn thì cũng cần có sự tư vấn của bác sĩ nhằm tránh những biến chứng đáng tiếc.
Một điều mà các bậc phụ huynh cần lưu ý, đó là không nên tùy tiện cho trẻ sử dụng kháng sinh. Khi trẻ có triệu chứng viêm đường hô hấp thì cần tới bác sĩ chuyên khoa để được khám và chỉ định dùng thuốc phù hợp. Lạm dụng kháng sinh không chỉ gây tốn kém, mà còn khiến người bệnh mệt mỏi, gây rối loạn tiêu hóa, dẫn đến nguy cơ kháng kháng sinh.
Tai mũi họng là cửa ngõ tiếp xúc với bên ngoài và là nơi mầm bệnh tấn công đầu tiên. Do đó, chúng ta phải giúp trẻ tập thói quen đeo khẩu trang, rửa tay, súc họng thường xuyên... để giảm nguy cơ gây bệnh. Cần đưa trẻ đi khám khi có biểu hiện bệnh để được điều trị đúng phác đồ, điều trị triệt để.
Con chảy nước mũi rồi lâm vào nguy hiểm, mẹ hối hận vì để người lạ hôn con Đến bây giờ dù sức khỏe con trai đã ổn định nhưng chị Linh vẫn không quên 7 ngày sau sinh con trai phải nhập viện trong tình trạng khẩn cấp. Trước đây, chị Quý Linh (Hà Nội) đã đọc được câu chuyện "sau nụ hôn là cửa bệnh viện" của những mẹ cùng con chiến đấu với với virus RSV chỉ vì...