3 cách làm bánh mì ngọt nhân đậu xanh mềm thơm đơn giản cho cả nhà
Bánh mì ngọt nhân đậu xanh thơm ngon, béo bùi sẽ đem lại một bữa sáng tiện lợi và đầy dinh dưỡng cho cả gia đình bạn. Cách thực hiện món bánh này cũng khá đơn giản, hãy cùngvào bếp thực hiện ngay nhé!
1. Bánh mì ngọt nhân đậu xanh nướng
Nguyên liệu làm Bánh mì ngọt nhân đậu xanh nướng
Bột mì đa dụng 475 gr
Đậu xanh nguyên vỏ 200 gr
Đường 150 gr
Sữa bột 60 gr
Men instant 6 gr
Trứng gà 2 quả
Bơ lạt 60 gr
Muối 1/2 muỗng cà phê
Dầu ăn 4 muỗng cà phê
Nước lọc 1.5 lít
Hình nguyên liệu
Dụng cụ thực hiện
Lò nướng, nồi, bếp ga, tô, nĩa,…
Cách chế biến Bánh mì ngọt nhân đậu xanh nướng
1
Trộn hỗn hợp trứng
Đầu tiên bạn cho vào tô 1 quả trứng gà, 50gr đường, 30gr sữa bột, 6gr men instant, 240ml nước lọc.
Khuấy cho tan đều hỗn hợp trứng.
2
Trộn và ủ bột bánh
Cho 60gr bơ đã đun chảy vào hỗn hợp trứng vừa trộn, cho tiếp 440gr bột mì đa dụng và 1/2 muỗng cà phê muối vào tô. Trộn đều đến khi bạn thấy bột quánh lại thành một khối.
Tiếp theo bạn cho khoảng 2 muỗng cà phê dầu ăn ra mặt bàn, thoa đều mặt bàn để bột không bị dính. Nhồi bột kỹ trong 5 – 7 phút để bột được dẻo mịn.
Gom bột thành một khối tròn mịn mặt, sau đó quét 1 ít dầu ăn vào lòng tô rồi cho khối bột vào tô. Dùng màng bọc thực phẩm bọc kín miệng tô, ủ bột trong 1 tiếng để bột nở gấp đôi nhé!
3
Làm nhân đậu xanh
Cho 200gr đậu xanh và 1.2 lít nước lọc vào nồi nấu với lửa vừa, nấu sôi cho đến khi đậu xanh mềm.
Khi đậu xanh thật mềm, bạn dùng vá nghiền nát phần đậu xanh vừa nấu.
Tiếp theo, bạn cho 100gr đường, 30gr sữa bột và 35gr bột mì đa dụng vào nồi đậu xanh và khuấy đều.
Khi phần nhân đậu xanh đã đặc quánh lại, bạn hãy cho ra tô và để nguội nhé!
4
Tạo hình bánh và ủ lần 2
Sau thời gian ủ thì bột đã nở lên gấp đôi, bạn hãy dùng tay nhấn vào khối bột để ép không khí ra ngoài nhé!
Tiếp theo bạn cắt khối bột thành 16 phần đều nhau và gom các phần bột thành những viên tròn.
Cán mỏng viên bột và cho phần nhân đậu xanh vào giữa, dùng đầu ngón tay gom phần vỏ bánh bọc kín phần nhân đậu xanh và vo tròn viên bánh.
Tiếp tục nhẹ tay cán dẹp viên bánh đến khi độ dày mỗi chiếc bánh khoảng từ 1 – 1.5cm, cẩn thận kẻo nhân bánh trào ra ngoài nhé!
Đặt bánh vào khay nướng đã lót sẵn giấy nến, dùng nĩa xăm 2 hàng lỗ nhỏ trên mặt mỗi chiếc bánh. Dùng màng bọc thực phẩm bọc kín khay bánh và ủ bánh lần 2 trong 40 phút trước khi nướng.
5
Nướng bánh
Sau thời gian ủ bánh lần 2, bạn đánh tan lòng đỏ trứng và dùng cọ quét 1 lớp mỏng lên mặt những chiếc bánh.
Làm nóng lò nướng trước với mức nhiệt 180 độ C trong 15 phút.
Hết thời gian làm nóng lò, bạn cho bánh vào nướng với mức nhiệt 180 độ C trong vòng 20 phút đến khi bánh vàng nâu.
6
Thành phẩm
Bánh mì ngọt nhân đậu xanh nướng thành phẩm sẽ có màu vàng nâu đẹp mắt, thơm ngát mùi bơ sữa, phần vỏ bánh mịn xốp, phần nhân bánh ngọt béo xen lẫn vị bùi của đậu xanh.
2. Bánh mì ngọt nhân đậu xanh bằng chảo chống dính
Nguyên liệu làm Bánh mì ngọt nhân đậu xanh bằng chảo chống dính
Bột mì số 13 130 gr (khoảng 1 1/3 chén ăn cơm)
Đậu xanh bóc vỏ 150 gr
Sữa tươi không đường 90 ml
Men instant 2 muỗng cà phê
Bơ lạt 1 muỗng canh
Dầu ăn 1.5 muỗng canh
Đường 2.5 muỗng canh
Muối 1 muỗng canh
Dụng cụ thực hiện
Máy xay sinh tố, chảo chống dính, nồi, tô, muỗng,…
Cách chế biến Bánh mì ngọt nhân đậu xanh bằng chảo chống dính
1
Trộn bột bánh
Bạn hãy cho 130gr bột mì vào tô và dùng muỗng tạo 3 lỗ trên mặt bột. Sau đó lần lượt cho 2 muỗng cà phê men instant, 1/3 muỗng cà phê muối, 1/3 muỗng cà phê đường vào từng lỗ bột rồi trộn đều.
Video đang HOT
Với 90ml sữa tươi không đường bạn hãy chia ra thành từng muỗng nhỏ cho vào bột, vừa cho sữa tươi vào vừa trộn đều đến khi thấy bột hơi vón cục kết dính lại với nhau.
Dùng tay nhồi bột để cảm nhận, nếu bột quá khô hãy cho thêm sữa tươi vào và tiếp tục nhồi, khi bột kết lại thành một khối mịn không dính tay là bột đã đạt.
Tiếp theo bạn cho vào 1 muỗng canh bơ và tiếp tục nhồi để bơ tan đều vào bột.
Sau khi khối bột được nhồi mịn trở lại, bạn hãy cho bột vào tô đã được quét một ít dầu ăn để bột không dính.
Dùng màng bọc thực phẩm bọc kín miệng tô và ủ bột trong vòng 1 tiếng.
2
Ngâm và nấu đậu xanh
Đậu xanh bóc vỏ rửa sạch, ngâm trước với nước lạnh trong 2 tiếng.
Sau 2 tiếng ngâm với nước lạnh, vớt ra cho vào nồi với 1/2 muỗng cà phê muối, 2 chén nước lọc và nấu với lửa vừa.
3
Xay và sên nhân đậu xanh
Sau khi đậu xanh đã chín mềm, bạn hãy để nguội bớt, thêm vào 1 chén nước lọc rồi mang đi xay mịn bằng máy xay sinh tố. Sau đó bạn dùng rây lọc lại phần đậu xanh đã xay để đậu xanh được mịn hơn.
Với phần đậu xanh đã xay mịn bạn hãy cho vào 1.5 muỗng canh dầu ăn, cho dầu ăn từ từ vào và khuấy đều để phần nhân đậu xanh không bị tách dầu khi sên nhé!
Cho phần đậu xanh vào chảo với 2 muỗng canh đường sên trên lửa vừa, bạn nên khuấy đều tay để đường được tan hết.
Khi phần nhân đậu xanh vừa sôi nhẹ thì hãy hạ lửa nhỏ và luôn khuấy đều. Sên khoảng 20 phút thì phần nhân đậu xanh sẽ đặc lại thành khối và không dính chảo nữa là đạt rồi đấy!
Sau khi sên nhân bạn nên để nguội, bọc kín bằng màng bọc thực phẩm để phần nhân đậu xanh không bị khô nhé!
4
Tạo hình bánh
Sau khoảng thời gian ủ bột, bạn hãy chia bột ra thành 7 phần bằng nhau. Dùng các đầu ngón tay túm gọn từng phần bột lại thành viên tròn.
Cho từng viên bột vào đĩa và dùng 1 chiếc khăn vải ẩm sạch phủ lên để bột không bị khô trong lúc tạo hình bánh nhé!
Lấy từng viên bột cán mỏng và cho 1 lượng nhân đậu xanh vừa đủ vào giữa, dùng các đầu ngón tay gom gọn phần vỏ bánh bọc kín phần nhân đậu xanh.
Sau đó bạn cho lại viên bánh vào đĩa phủ kín bằng khăn ẩm, lần lượt tạo hình hết những chiếc bánh còn lại và để nguyên bánh trong đĩa ủ thêm 10 phút nữa nhé!
5
Nướng bánh bằng chảo chống dính
Làm nóng chảo chống dính trước với lửa lớn, khi chảo đã nóng lên bạn hãy hạ mức lửa nhỏ nhất để nướng bánh nhé!
Sau 10 phút ủ bánh lần 2, bạn lấy bánh ra xịt 1 ít nước lên mặt bánh trước khi cho lên chảo chống dính nướng.
Đặt mặt bánh đã xịt nước xuống mặt chảo trước để tránh khét bánh sau đó đậy nắp lại. Cách khoảng 15 giây bạn trở mặt bánh 1 lần.
Mỗi lần trở mặt bánh bạn nên xịt 1 ít nước để bánh chín đều ở 2 mặt và không bị khét nhé!
Khi bánh chuyển sang màu vàng nâu ở 2 mặt là bánh đã chín, hãy cho bánh ra đĩa và thưởng thức được rồi đấy.
6
Thành phẩm
Bánh mì ngọt nhân đậu xanh làm bằng chảo chống dính khi thành phẩm sẽ có hương thơm nức mũi, phần vỏ dẻo dai, phần nhân đậu xanh ngọt nhẹ, mềm mịn tan trong miệng.
3. Bánh mì ngọt nhân đậu xanh hấp
Nguyên liệu làm Bánh mì ngọt nhân đậu xanh hấp
Bột mì đa dụng 250 gr
Đậu xanh bóc vỏ 200 gr
Sữa tươi không đường 50 ml
Nước ép thanh long 50 ml (hoặc nước lọc)
Trứng gà 1 quả
Men khô 1 muỗng cà phê
Muối 1/3 muỗng cà phê
Đường 3.5 muỗng canh
Dầu ăn 2 muỗng canh
Bơ lạt 1 muỗng canh
Dụng cụ thực hiện
Xửng hấp, máy xay sinh tố, nồi, rây lọc, muỗng,…
Cách chế biến Bánh mì ngọt nhân đậu xanh hấp
1
Ngâm nở men
Đầu tiên bạn cho 1 muỗng canh đường và 50ml sữa tươi không đường vào ly thủy tinh, khuấy đều cho đường tan hết.
Tiếp theo bạn cho 1 muỗng cà phê men khô vào khuấy đều và ngâm nở men trong 5 phút. Khi thấy nổi nhiều bọt là men đang hoạt động tốt rồi đấy!
2
Trộn bột bánh
Bạn cho 250gr bột mì đa dụng, tất cả số men khô vừa ngâm nở, 1 quả trứng gà, 1.5 muỗng canh đường, 2 muỗng canh dầu ăn, 1 muỗng canh bơ vào thau và trộn đều.
Tiếp theo bạn cho 50ml nước ép thanh long vào, bạn hãy chia ra làm nhiều lần để cho vào và trộn đều để bột kết dính lại với nhau.
Dùng tay nhồi bột lại với nhau, nếu bột quá khô hãy cho thêm nước ép thanh long và nhồi đều đến khi bột kết dính lại thành khối mịn, dẻo, không dính tay nữa là bột đã đạt rồi đấy!
Đem bột đi ủ 40 phút để bột nở gấp đôi, bạn hãy dùng màng bọc thực phẩm bọc kín lại để tránh khô bột nhé!
3
Làm nhân đậu xanh
Với 200gr đậu xanh bạn hãy ngâm trước 4 tiếng với nước lạnh, sau đó nấu chín mềm. Dùng máy xay sinh tố xay mịn và lọc qua rây để lấy được phần đậu xanh mịn nhất nhé!
Tiếp theo bạn cho đậu xanh, 1 muỗng canh đường và 1/3 muỗng cà phê muối vào nồi. Sên nhân đậu xanh trên lửa vừa trong khoảng 30 phút để nhân sánh đặc lại nhé!
4
Tạo hình bánh
Bột sau khi ủ thì lấy ra chia làm 3 phần đều nhau, túm gọn từng phần bột thành khối tròn. Cán mỏng viên bột sau đó cuộn lại và tiếp tục cán mỏng theo chiều dài khối bột thành hình chữ nhật.
Dùng dao cắt nhiều đường theo chiều dài miếng bột. Độ dài khoảng 2/3 miếng bột và không đứt lìa 2 đầu miếng bột nhé!
Tiếp theo bạn cho phần nhân đậu xanh lên phần bột không bị cắt và cuộn lại theo chiều dài miếng bột. Bạn hãy cuộn từ phần bột có nhân đậu xanh để bột bọc kín phần nhân lại và cuộn tròn đến hết chiều dài miếng bột.
Cho phần bột vào khuôn đã quét sẵn 1 lớp mỏng dầu ăn, bạn nên sắp 3 phần bánh vào khuôn thành hình vòng tròn để bánh có không gian nở đều.
Dùng màng bọc thực phẩm bọc kín khuôn bánh và ủ bánh lần 2 trong 1 tiếng nữa nhé!
5
Hấp bánh
Sau thời gian ủ bánh lần 2, bạn hãy quét lên mặt bánh 1 ít bơ đun chảy trước khi hấp để bánh được bóng đẹp.
Chuẩn bị 1 nồi nước sôi và xửng hấp sau đó cho bánh vào hấp 20 phút với lửa vừa nhé!
6
Thành phẩm
Bánh mì ngọt nhân đậu xanh hấp thành phẩm sẽ có hương thơm ngọt ngào của bơ, màu vàng nhẹ trên mặt bánh, phần dưới và ruột bánh có màu hồng nhẹ của thanh long.
Phần vỏ bánh mềm xốp, nhân đậu xanh vừa ngọt vừa bùi rất ngon miệng đấy!
2 Cách làm bánh chưng gạo nếp lứt thơm lừng ít calo không lo sợ béo
Bánh chưng là món bánh không thể thiếu trong mỗi dịp lễ Tết đến, ngoài bánh chưng truyền thống thì còn có rất nhiều loại khác nhau với nhân bánh đa dạng.
Hôm nay giới thiệu đến bạn 2 công thức bánh chưng gạo nếp lứt, vừa thơm ngon vừa tốt cho sức khỏe. Hãy cùng vào bếp thực hiện món bánh đặc biệt này nhé!
1. Bánh chưng gạo nếp lứt
Nguyên liệu làm Bánh chưng gạo nếp lứt
Nếp lứt 500 gr
Gạo lứt 500 gr
Đậu xanh 500 gr (cà vỏ)
Nấm đông cô khô 100 gr
Nấm tuyết 100 gr
Hạt sen 100 gr
Hạt dẻ 100 gr
Gừng 15 gr
Hành boa rô 15 gr
Ngũ vị hương 1/2 muỗng cà phê
Xì dầu 2 muỗng canh
Dầu hào 2 muỗng canh
Dầu ăn 1 muỗng canh
Muối/đường 1 ít
Cách chọn mua nguyên liệu tươi ngon
Cách chọn mua nấm đông cô (nấm hương) khô ngon
Bạn chọn nấm có màu nâu đậm hơi ngả đen, thân nấm nguyên vẹn và có phần mũ nấm tròn, không sứt mẻ.Nấm đông cô khô ngon dùng móng tay bấm vào thấy nấm dai, không giòn, dễ đứt gãy hay bị vụn ra.Tuyệt đối không chọn nấm có mùi ẩm mốc hay các mùi lạ, đồng thời nấm không xuất hiện các vết mốc màu trắng.
Cách chọn mua nấm tuyết ngon
Nấm tuyết ngon thường có màu trắng nhạt, vàng nhạt hoặc màu nâu nhạt ngả vàng. Tốt nhất bạn nên chọn nấm có màu vàng nhạt vì nấm tuyết trắng thường hay bị sấy lưu huỳnh, không tốt cho sức khỏe.Bạn chọn nấm tuyết có hình dạng hoàn chỉnh, nhẹ, xốp nhưng không bị rách, hay có nhiều lỗ nhỏ do mối, mọt ăn.Không chọn nấm tuyết có xuất hiện nấm mốc trên bề mặt và không bị lẫn côn trùng, tạp chất khác. Không chọn nấm có mùi lạ khó chịu, nhất là mùi chua thì tuyệt đối không nên mua.
Cách chọn mua hạt sen tươi ngon
Hạt sen tươi bạn lựa những hạt tròn, đều, có kích thước khoảng nửa đốt ngón tay và có màu trắng hơi ngả vàng.Bạn có thể kiểm tra bằng cách bấm ngón tay vào hạt sen, nếu hạt sen khi bấm vào vẫn còn tiết được một ít nước thì đó là hạt sen tươi.Tránh chọn hạt sen bị thâm, vỏ bên ngoài nhăn. Bên cạnh đó cũng không chọn hạt sen bị dính nước vì hạt sẽ dễ bị thâm và mau héo.
Dụng cụ thực hiện
Nồi, chảo, nồi xửng hấp, lá dong, dây lạt, khuôn gói bánh chưng...
Cách chế biến Bánh chưng gạo nếp lứt
1
Ngâm nguyên liệu
Cho 500gr nếp lứt, 500gr gạo lứt, 500gr đậu xanh vào ba tô lớn rồi đổ nước ngập hơn mặt nguyên liệu 2 lóng tay. Để yên ngâm ít nhất từ 6 - 8 tiếng.
2
Hấp đậu xanh
Đậu xanh sau khi đã ngâm mềm, bạn cho vào 1 muỗng cà phê muối rồi đem hấp cách thủy khoảng 30 phút với lửa nhỏ vừa cho đậu chín mềm. Sau đó bạn lấy tô đậu xanh ra rồi dùng muỗng nghiền nhẹ cho đậu xanh tơi ra.
3
Sơ chế nguyên liệu
Nấm đông cô, nấm tuyết bạn ngâm với nước ấm trong khoảng 10 phút cho nở rồi rửa sạch lại với nước lạnh xong để ráo. Sau đó bạn cắt nấm thành những miếng nhỏ vừa ăn.
Hạt sen mua về bỏ tim, rửa sạch rồi để ráo.
Hạt dẻ bóc vỏ, lấy phần nhân mềm, sau đó băm nhỏ. Với 1/2 củ gừng bạn gọt sạch vỏ rồi băm nhuyễn.
4
Làm nhân bánh chưng
Trước tiên bạn cho 100gr hạt sen vào nồi nước sôi, đậy nắp và luộc chín trong khoảng 40 phút trên lửa nhỏ vừa.
Cho chảo lên bếp với một chút dầu ăn, khi dầu sôi thì cho gừng, hành boa rô băm nhuyễn vào phi thơm rồi cho nấm đông cô vào xào sơ. Khi nấm đông cô mềm thì bạn cho nấm tuyết, hạt dẻ, hạt sen vào xào đều tay.
Nêm hỗn hợp nhân bánh với 2 muỗng canh xì dầu, 2 muỗng canh dầu hào, 1 ít đường, 1/2 muỗng cà phê ngũ vị hương, rồi tiếp tục xào đều tay trong vòng 2 phút cho nhân bánh chín hẳn và thấm gia vị.
5
Nấu gạo và nếp lứt
Trong một tô lớn bạn trộn đều nếp lứt và gạo lứt, sau đó cho vào nồi với 500ml nước xong đem nấu gạo và nếp cho nở bung.
Bạn nấu đến nước cạn dần thì thêm vào 200ml nước nữa rồi dùng muỗng đảo đều tay cho nếp được chín, nở đều. Khi nếp và gạo mềm, tạo độ dính thì bạn tắt bếp.
6
Xếp lá vào khuôn
4 cái lá dong rửa sạch, lau khô rồi bạn dùng dao róc phần cuống cứng sau lá, rồi hơ trên lửa cho lá mềm.
Để gói bánh bạn gấp đôi lá dong lại theo chiều ngang, rồi gấp đôi lại lần nữa theo chiều dọc. Bạn đo lá dong so với kích thước khuôn rồi cắt phần đuôi lá sao cho vừa với khuôn và đủ lá để gói kín bánh. Đối với 3 lá còn lại bạn làm theo thao tác tương tự.
Sau đó bạn lật từng lá ra sao cho tạo thành các góc vuông rồi xếp vào 4 cạnh tương ứng của khuôn. Bạn lưu ý đặt lá sao cho phần đáy được kín để khi gói nhân không bị bung ra ngoài.
7
Gói bánh chưng
Bạn cho lần lượt nếp lứt đã nấu rồi đến một lớp đậu xanh rồi nhân nấm hạt sen và thêm một lớp nếp nữa bên trên. Bạn dàn đều nếp rồi nén chặt để nhân bánh được định hình.
Sau đó bạn đặt một miếng lá dong lên mặt nhân bánh, tiếp theo bạn gấp lá dong lại, gói thật chặt tay. Bạn bỏ khuôn ra khỏi bánh, sau cùng dùng 6 sợi dây lạc buộc và xoắn chặt vào vỏ bánh theo hình bàn cờ là xong.
8
Luộc bánh
Chuẩn bị một nồi lớn, sau đó bạn xếp phủ đáy nồi bằng lá dong rồi đặt bánh vào trong. Tiếp theo bạn đổ nước sôi vào ngập bánh chưng rồi đậy kín nắp và luộc trong khoảng 2 tiếng.
Khi lá dong gói bánh chuyển sang màu xanh úa thì bạn vớt bánh chưng ra ngoài rồi để ráo.
9
Thành phẩm
Bánh chưng nếp lứt bóc ra có màu đỏ tím đẹp mắt, nếp lứt dẻo thơm, nhân nấm đậu xanh hạt sen thì mềm ngậy, bùi bùi.
Sẽ rất ngon khi bạn ăn bánh chưng nếp lứt cùng với một ít củ kiệu chua ngọt hay dưa món mặn mặn đậm vị đấy.
2. Bánh chưng gạo nếp lứt (ít calo)
Nguyên liệu làm Bánh chưng gạo nếp lứt (ít calo)
Thịt ức gà 60 gr
Nếp lứt 100 gr
Đậu xanh cà vỏ 60 gr
Lá dong 1 ít
Gia vị thông dụng 1 ít (muối/ bột ngọt/ bột canh/ tiêu xay)
Cách chọn mua ức gà tươi ngon
Để chế biến món ăn ngon bạn nên chọn những miếng ức gà có da màu trắng, vì đây là gà lớn thịt có phần ngon và dai hơn, gà non thì thịt hay bị bở.Nếu bạn mua ức gà đã lột da thì quan sát lớp mỡ trên thịt gà.
Nên chọn phần mỡ có màu trắng thì thịt sẽ ngon hơn.Chọn miếng ức có những sọc kẻ trong thớ thịt ít. Nếu các sọc ấy càng nhiều thì lượng chất béo và protein càng ít, hơn nữa những đường kẻ này sẽ khiến thịt gà khó thấm gia vị và các loại nước sốt khi chế biến.
Cách chế biến Bánh chưng gạo nếp lứt (ít calo)
1
Sơ chế gạo nếp lứt và đậu xanh
Đầu tiên, vo sạch nếp lứt sau đó ngâm với nước ấm cùng 1/3 muỗng cà phê muối từ 10 - 12 tiếng hoặc ngâm qua đêm. Khi ngâm xong, bạn trộn đều nếp lứt với 1/3 muỗng cà phê muối.
Đậu xanh cà vỏ rửa sạch, ngâm nước ấm từ 1 - 2 tiếng cho nở ra. Sau đó đem đi hấp cách thủy khoảng 20 phút trên lửa vừa cho đậu chín mềm.
Bắc chảo lên bếp, cho vào phần đậu xanh vừa hấp, 1/2 muỗng cà phê bột canh, 1/3 muỗng cà phê bột ngọt, 1/3 muỗng cà phê tiêu xay.
Đảo đều đậu xanh đến khi tơi và không còn bị vón cục, nêm nếm lại cho vừa ăn rồi tắt bếp.
2
Sơ chế thịt ức gà
Thịt ức gà chà xát với nước muối khoảng 1 phút rồi rửa lại với nước. Sau đó, cắt thịt thành nhiều miếng dài khoảng 1 gang tay.
Tiếp theo, ướp thịt gà cùng 1/2 muỗng cà phê bột canh, 1/3 muỗng cà phê bột ngọt, 1/2 muỗng cà phê tiêu xay và để yên 10 phút cho thịt gà thấm gia vị.
3
Gói bánh
Trước khi gói bánh, bạn dùng 1 chiếc khăn để lau sạch lá dong.
Tiếp theo, lần lượt cho lên mặt lá theo thứ tự: 1 lớp nếp lứt, 1 lớp đậu xanh, 1 lớp thịt gà, 1 lớp đậu xanh và một lớp nếp lứt.
Mỗi lớp sẽ dày khoảng 1/2 lóng tay nhỏ, nếu quá dày sẽ khiến bánh lâu chín và ăn dễ bị ngán.
Sau đó, gói kín bánh lại và dùng dây buộc chặt để cố định, bạn có thể gói bánh vuông hoặc bánh dài tuỳ ý. Khi hoàn thành thì ngâm bánh trong nước sạch thêm khoảng 6 - 8 tiếng nữa.
4
Nấu bánh chưng gạo nếp lứt
Nấu sôi 1 nồi nước, kế đến cho bánh vào luộc ít nhất 10 - 12 tiếng hoặc qua đêm trên lửa nhỏ để bánh chín nhừ.
Khi luộc xong, bạn vớt bánh ra rổ, dùng 1 cái khăn khô lau sạch nước bên ngoài và để bánh nguội ít nhất là 4 tiếng.
5
Thành phẩm
Bánh chưng gạo lứt khi cắt ra có mùi thơm nhẹ của lá dong, nếp chín nhừ nên cực kỳ dẻo mềm, nhân bên trong thì đậm đà rất vừa miệng.
Ăn kèm món bánh này cùng với dưa hành thì ngon ơi là ngon lại không hề sợ tăng cân.
2 cách làm bánh khoai mì nướng bằng chảo chống dính thơm ngon đơn giản Bánh khoai mì nướng là món bánh gần gũi và quen thuộc với người Việt nhưng bạn đã biết công thức làm bánh ngon chưa? Hôm nay, vào bếp hướng dẫn bạn 2 cách làm bánh khoai mì nướng bằng chảo chống dính thơm ngon đơn giản nhé! 1. Bánh khoai mì đậu xanh nướng bằng chảo chống dính Nguyên liệu làm Bánh...