3 cách làm bánh da lợn cà phê, ngũ sắc và khoai môn thơm ngon đẹp mắt dễ
Bánh da lợn là một loại bánh khá quen thuộc với nhiều người bởi vì bánh dẻo và hương vị thơm ngon. Nếu bạn muốn thực hiện món bánh này cho cả nhà cùng thưởng thức thì hãy cũng vào bếp cùng làm ngay nhé.
1. Bánh da lợn cà phê cốt dừa
Nguyên liệu làm Bánh da lợn cà phê cốt dừa
Bột năng 280 gr
Bột gạo tẻ 40 gr
Đường 160 gr
Muối 1/2 muỗng cà phê
Nước cốt dừa 250 ml
Cà phê hòa tan 15 gr
Sữa tươi không đường 250 ml
Nồi hấp, cây đánh trứng
Cách chế biến Bánh da lợn cà phê cốt dừa
1
Chuẩn bị hỗn hợp bột làm bánh
Bạn chuẩn bị một cái tô lớn và cho vào tô 140 gram bột năng, 20 gram bột gạo tẻ, 80 gram đường, 1/2 thìa cà phê muối.
Sau đó dùng cây đánh trứng khuấy đều hỗn hợp trên, tiếp tục đổ 250 ml nước cốt dừa vào và tiếp tục khuấy đều.
Chuẩn bị một cái tô lớn khác và cho vào tô 80 gram đường, 20 gram bột gạo tẻ, 15 gram cà phê hòa tan, 140 gram bột năng.
Dùng cây đánh trứng khuấy đều hỗn hợp bột này, sau đó tiếp tục cho vào 250 ml sữa tươi không đường và khuấy đều liên tục cho hỗn hợp được trộn đều.
2
Hấp bánh
Bạn chuẩn bị một nồi hấp, sau đó xếp vào nồi hấp khoảng 7 – 8 khuôn bánh nhỏ. Sau đó bạn đổ hỗn hợp bột nước cốt dừa vào khoảng 1/4 khuôn bánh sau đó hấp 5 phút.
Sau 5 phút, bạn tiếp tục đổ phần hỗn hợp bột cà phê vào khuôn bánh, sao cho chiếm khoảng 2/4 khuôn bánh là được. Tiếp tục hấp thêm 5 phút nữa.
Sau khi hấp lớp bánh thứ 2 khoảng 5 phút, bạn tiếp tục làm tương tự các lớp bánh tiếp theo. Tiếp tục hấp thêm khoảng 15 – 20 phút để bánh chín hẳn.
3
Thành phẩm
Bánh da lợn cà phê nước cốt dừa có mùi thơm của cà phê hòa quyện với vị béo của nước cốt dừa chắc chắn sẽ làm bạn hài lòng khi thưởng thức món bánh này cùng với mọi người.
2 . Bánh da lợn ngũ sắc
Nguyên liệu làm Bánh da lợn ngũ sắc
Nước cốt dừa 400 ml
Đường 200 gr
Bột nếp 40 gr (hoặc bột gạo)
Bột năng 300 gr
Lá dứa 10 gr
Lá cẩm 10 gr
Gấc 50 gr
Hạt dành dành 10 gr
Nồi hấp
Video đang HOT
Cách chế biến Bánh da lợn ngũ sắc
1
Chế biến nguyên liệu màu tự nhiên
Màu tím (lá cẩm): Cho lá cẩm đã rửa sạch vào nồi có sẵn 500 ml nước, sau đó để lửa lớn đun cho tới khi sôi, để sôi khoảng 3 phút rồi tắt bếp. Sau đó dùng rây lọc để lọc lấy phần nước rồi để nguội.
Màu vàng (quả dành dành): Cho vào nồi khoảng 500 ml nước, sau đó cho quả dành dành vào và đun sôi. Khi nước sôi, bạn dằm cho hạt dành dành nát ra để ra màu, tiếp tục đun khoảng 3 phút rồi tắt bếp. Sau đó lọc qua rây để lấy phần nước và để nguội.
Màu xanh (lá dứa): Lá dứa rửa sạch rồi cắt thành những đoạn ngắn. Cho phần lá dứa này vào máy xay sinh tố, đổ thêm khoảng 200 ml nước lọc rồi xay nhuyễn. Sau đó lọc qua rây để lấy phần nước và vớt bớt bọt ở bên trên bề mặt.
Màu đỏ (gấc): Chọn gấc chín đỏ, sau đó chẻ đôi lấy phần hạt. Bạn dùng dao để tách lấy phần thịt của gấc và bỏ hạt. Sau đó cho phần thịt gấc vào rây và rây kỹ để được màu đỏ.
2
Pha bột
Bạn chuẩn bị một cái tô lớn, cho vào 400 ml nước cốt dừa, 100 ml nước, 200 gram đường, 1/2 thìa cà phê muối, sau đó khuấy đều cho đến khi tan đường. Tiếp tục cho 300 gram bột năng, 40 gram bột nếp và khuấy đều cho hỗn hợp được đều.
Tiếp theo bạn chuẩn bị một cái tô lớn khác, lọc hỗn hợp bột này qua màng rây để loại bỏ cặn.
3
Tạo màu cho bột
Bạn chia bột thành 5 phần đều nhau. Sau đó lần lượt sử dụng nguyên liệu màu lúc đầu đã chế biến cho vào 4 phần bột và khuấy đều để tạo màu, 1 phần bột còn lại bạn để màu trắng tự nhiên.
4
Đổ bánh vào khuôn và hấp bánh
Bạn 1 cái khuôn bằng thủy tinh hoặc inox, quét một lớp dầu ăn ở đáy và thành khuôn. Đặt khuôn vào xửng hấp, đổ phần bột bánh đầu tiên vào, bạn đổ một lượng bột vừa phải sao cho có thể đủ 5 lớp hoặc nhiều hơn.
Sau khi đổ lớp đầu tiên vào bạn đun cho đến khi nước sôi và đợi khoảng 5 phút để cho lớp bánh đầu tiên đông lại.
Các lớp bánh tiếp theo bạn cũng đổ lần lượt từng lớp bánh rồi hấp cho đông lại rồi mới đổ những bột lớp tiếp theo.
Sau khi bạn đổ đến lớp cuối cùng thì hấp thêm khoảng 15 phút để bánh chín hoàn toàn. Sau khi bánh chín bạn lấy ra và để bánh nguội.
5
Cắt bánh
Bạn dùng dao nhỏ, sau đó dùng màng bọc thức ăn bọc quanh lưỡi dao. Sau đó bạn dùng dao lia theo thành khuôn bánh để lấy bánh ra.
Tiếp tục dùng con dao đó để cắt bánh ra theo hình dạng mà bạn yêu thích.
6
Thành phẩm
Món bánh da lợn ngũ sắc trông thật bắt mắt với nhiều màu cùng hương vị thơm ngon hấp dẫn sẽ là món bánh tuyệt vời để bạn thưởng thức cùng gia đình mình đấy.
3. Bánh da lợn khoai môn lá cẩm
Nguyên liệu làm Bánh da lợn khoai môn lá cẩm
Khoai môn sáp 170 gr (đã gọt vỏ)
Bột năng 190 gr
Bột nếp 25 gr
Đường 165 gr
Nước cốt dừa 400 ml
Lá cẩm 50 gr (có thể thay bằng khoai lang tím hoặc củ dền)
Nồi hấp
Cách chế biến Bánh da lợn khoai môn lá cẩm
1
Làm hỗn hợp bột khoai môn
Làm hỗn hợp bột khoai môn: khoai môn cắt thành những miếng nhỏ, sau đó cho khoai môn vào nồi với 700 ml nước rồi đun sôi khoảng 20 – 25 phút cho đến khi nước gần cạn. Sau đó bạn dằm nát khoai và tiếp tục đun khoảng 5 phút nữa đến khi khoai sệt lại là được.
Đổ phần khoai môn ra tô rồi để nguội sau đó cho phần khoai đã nguội vào máy xay sinh tố cùng với 1 ống vani, 70 gram đường, 70 gram bột năng, 10 gram bột nếp, 1/2 muỗng cà phê muối, 180 ml nước cốt dừa. Xay nhuyễn hỗn hợp trên.
Dùng rây lọc để lọc bỏ phần cặn của hỗn hợp.
2
Làm hỗn hợp bột lá cẩm
Lá cẩm rửa sạch cho vào nồi cùng với 300 ml nước và 1/2 muỗng cà phê muối sau đó đun sôi cho đến khi nước gần cạn. Sau đó dùng rây để lọc lấy phần nước, để nguội.
Dùng 1 cái tô lớn, cho vào 220 ml nước cốt dừa, 70 ml nước lá cẩm, 100 gram đường, 1 ống va ni. Sau dùng cây đánh trứng để khuấy tan đường, tiếp tục cho vào 120 gram bột năng, 15 gram bột nếp rồi tiếp tục khuấy đều hỗn hợp. Dùng rây để lọc bỏ cặn của hỗn hợp.
3
Đổ bánh và hấp bánh
Chuẩn bị một cái khuôn hình chữ nhật bằng thủy tinh, sau đó bạn quét một lớp dầu ăn mỏng ở đáy và xung quanh thành của khung, rồi cho khuôn vào xửng hấp.
Bạn đổ vào khuôn lớp bột lá cẩm, sao cho chiếm khoảng 1/3 dung tích khuôn. Sau đó bạn cho vào xửng hấp rồi hấp khoảng 5 phút kể từ lúc nước sôi.
Sau đó bạn tiếp tục đổ lớp bột khoai môn vào khuôn, sao cho chiếm khoảng 2/3 dung tích của khuôn. Tiếp tục hấp khoảng 5 phút.
Những lớp tiếp theo bạn tiếp tục làm xen kẽ như vậy. Đến lớp cuối cùng bạn hấp thêm 15 – 20 phút để bánh chín hẳn.
4
Cắt bánh
Bạn dùng dao nhỏ, sau đó dùng màng bọc thức ăn bọc quanh lưỡi dao. Sau đó bạn dùng dao lia theo thành khuôn bánh để lấy bánh ra.
Tiếp tục dùng con dao đó để cắt bánh ra theo hình dạng mà bạn yêu thích.
5
Thành phẩm
Món bánh da lợn khoai môn lá cẩm hấp dẫn không chỉ bởi màu sắc bắt mắt mà còn mùi thơm của vani hòa quyện cùng miếng bánh dai ngon. Đây là món bánh tuyệt vời để bạn có thể thưởng thức cùng mọi người đấy.
Cách làm bánh da lợn thơm bùi vị đậu xanh lá dứa cực ngon
Bánh da lợn thơm ngon, dân dã chắc chắn sẽ khiến cho cả gia đình bạn phải xao xuyến đó thơi mời bạn cùng vào bếp làm ngay món bánh siêu hấp dẫn,
Vừa dẻo dai, vừa thơm béo này để chiêu đãi cả nhà nhé! Công thức chúng mình đã để sẵn bên dưới, bạn kéo xuống để tham khảo nha.
Nguyên liệu làm Bánh da lợn
Bột năng 500 gr
Bột gạo 500 gr
Bột nếp 500 gr
Đậu xanh tách vỏ 200 gr (đậu xanh cà vỏ) Lá dứa 200 gr
Nước cốt dừa 500 ml
Đường 200 gr
Dầu ăn 1 muỗng canh
Cách chọn mua nguyên liệu tươi ngon
Cách chọn mua đậu xanh tách vỏ thơm ngon, chất lượng
Để đảm bảo món bánh của mình chuẩn vị, bạn nên chọn mua đậu xanh tách vỏ loại được đóng gói sẵn, bày bán tại các cửa hàng uy tín.Khi mua đậu xanh chú ý đến ngày sản xuất, hạn dùng và các thông tin có liên quan được in trên bao bì sản phẩm.
Đậu xanh tách vỏ ngon sẽ có màu vàng nhạt, mà sắc tươi sáng, hạt đậu có độ lớn đều nhau.Tuyệt đối không nên mua đậu xanh khi thấy đậu có những hạt đen, nâu hoặc tối màu xen lẫn vì chúng có thể là đậu cũ, bị hư.
Cách chọn mua lá dứa (lá nếp) tươi ngon
Bạn nên chọn mua lá dứa có màu xanh sậm, lá còn tươi và nguyên vẹn.Lá dứa tươi khi ngửi có mùi thơm nhẹ, đặc trưng, lá dày và thẳng dài.Không nên mua lá dứa có màu nhạt vì chúng là lá non, không thơm và màu cũng không đẹp bằng lá dứa già.
Dụng cụ thực hiện
Bộ nồi - xửng hấp, máy xay sinh tố, tô, chén, dĩa, rây lọc,...
Cách chế biến Bánh da lợn
1
Nấu và xay nhuyễn đậu xanh
Bạn mang đậu xanh tách vỏ bạn mang đi vo sạch rồi ngâm ngập nước trong 6 tiếng cho đậu mềm. Sau đó vớt đậu ra, cho vào xửng hấp khoảng 20 phút để đậu chín.
Cho đậu xanh hấp chín vào máy xay sinh tố, thêm khoảng 2 muỗng canh nước và ấn xay ở mức vừa trong khoảng 3 phút cho đậu nhuyễn mịn.
2
Vắt nước cốt lá dứa
Lá dứa bạn rửa thật sạch, cắt nhỏ rồi cho vào máy xay sinh tố với 1 chén (chén ăn cơm) nước rồi ấn xay nhuyễn.
Lọc lá dứa đã xay qua rây để lấy nước cốt lá dứa.
3
Pha bột làm bánh da lợn
Chuẩn bị 2 cái tô, 1 cái cho 250gr bột gạo, 250gr bột năng, 250gr bột nếp, 250ml nước cốt dừa, 100gr đường cùng với nước cốt lá dứa và khuấy đều cho bột tan hết. Nếu thấy bột khô quá có thể cho thêm nước lạnh vào.
Để bột được mịn và bánh làm ra không bị rỗ bạn lọc bột qua rây.
Tô còn lại cũng cho 250gr bột gạo, 250gr bột năng, 250gr bột nếp, 100gr đường, 250ml nước cốt dừa và đậu xanh xay nhuyễn, sau đó khuấy đều cho bột tan hết. Để bột mịn bạn lọc phần bột này qua rây.
4
Hấp bánh da lợn
Quét khoảng 1 muỗng cà phê dầu ăn lên đều khắp mặt khuôn. Đun sôi nước trong nồi hấp, làm nóng nồi trong 5 phút, rồi cho khuôn bánh vào làm nóng khuôn khoảng 2 phút.
Lấy khuôn bánh ra, lần lượt cho bột pha với lá dứa vào khuôn, đổ một lớp mỏng khoảng 1 vá canh, hấp khoảng 5 phút. Bạn lấy tăm xiên vào bột nếu bột chín thì sẽ không dính tăm.
Sau đó đổ tiếp một lớp bột đậu xanh lên trên và hấp thêm 5 phút.
Cứ lặp lại thao tác 1 lớp bột lá dứa, 1 lớp bột đậu xanh cho đến khi đầy khuôn bánh hoặc hết bột.
Lấy khuôn bánh ra khỏi nồi hấp, để dễ dàng lấy bánh ra khỏi khuôn bạn cho khuôn bánh vào thau nước lạnh (không để nước tràn vào bánh) đợi cho bánh nguội thì lấy ra, cắt nhỏ và thưởng thức thôi.
5
Thành phẩm
Bánh da lợn thơm nức mùi lá dứa, dai dai dẻo dẻo cực hấp dẫn. Bánh có vị ngọt bùi pha chút béo ngậy, càng ăn càng mê, bạn có thể kết hợp ăn kèm nước cốt dừa hoặc rắt thêm một ít mè rang lên trên, đảm bảo sẽ rất thơm ngon đó.
Cách làm bánh nậm Huế dẻo ngon chuẩn vị thơm ngon khó cưỡng Bánh nậm Huế là món bánh khiến bao người phải mê mẫn với hương vị beo béo của tôm thịt hoà với vị ngọt tự nhiên của bột gạo. Hôm nay hãy cùng vào bếp làm món bánh đặc sản Huế thơm ngon đậm vị này nhé! Nguyên liệu làm Bánh nậm Huế Bột gạo 250 gr Bột năng 50 gr Tôm 100...