25 địa phương cho học sinh trở lại trường
Ngoài 25 tỉnh, thành cho học sinh đến trường, một số nơi khác kết hợp dạy học trực tiếp, trực tuyến và qua truyền hình.
Ảnh minh họa
Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, tính đến ngày 27/9, cả nước có 25 địa phương cho phép học sinh được đến trường. 13 tỉnh, thành kết hợp cả dạy trực tiếp, trực tuyến và qua truyền hình. 25 địa phương áp dụng hình thức dạy học trực tuyến, qua truyền hình.
Trong tuần qua, một số địa phương có sự thay đổi về hình thức dạy học.
Cụ thể, ngày 21/9, UBND tỉnh Bắc Ninh ra văn bản đồng ý cho học sinh, học viên các trường trên địa bàn trở lại trường học tập từ ngày 24/9 do tỉnh cơ bản kiểm soát được dịch bệnh.
Video đang HOT
Trong đó, ở cấp tiểu học, học sinh khối 1, 2, 5 học buổi sáng, học sinh khối 3 và 4 học buổi chiều. Tại khối THCS, các lớp 6, 9 học buổi sáng, lớp 7 và lớp 8 học buổi chiều. Khối THPT, GDTX cho lớp 10, 12 học sáng và lớp 11 học chiều.
Trong khi đó, sau khi ghi nhận nhiều ca mắc Covid-19 mới trong cộng đồng, UBND tỉnh Hà Nam đồng ý cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên, học viên trên địa bàn tỉnh tiếp tục nghỉ học từ ngày 27/9, chuyển sang học trực tuyến đến khi kiểm soát tốt được dịch bệnh.
Ngoài ra, một số địa phương khác cũng chuẩn bị kế hoạch, kịch bản để chuyển sang dạy học trực tiếp.
Tại Kiên Giang, ngành giáo dục quyết định cho tất cả học sinh khối lớp 3-12 học qua Internet đến ngày 2/10. Riêng khối 1, 2 học qua Đài Phát thanh và Truyền hình Kiên Giang.
Từ ngày 4/10, tất cả học sinh phổ thông và giáo dục thường xuyên sẽ học trực tiếp tại trường. Riêng trẻ mầm non đến trường từ 18/10.
Sáng 28/9 , ông Nguyễn Ngọc Thái, Giám đốc Sở GD&ĐT Quảng Ngãi, cho biết ngành đang lập phương án tổ chức dạy học trực tiếp trên phạm vi toàn tỉnh từ ngày 4/10 tới.
Trước đó, ngày 27/9, Sở GD&ĐT Quảng Ngãi tổ chức giáo viên dạy học trực tiếp cho học sinh ở các địa phương là “vùng xanh”, gồm: Sơn Hà, Sơn Tây, Ba Tơ, Minh Long và huyện Lý Sơn. 50% xã ở huyện Mộ Đức có học sinh học trực tiếp, còn lại vẫn học trực tuyến.
Tại Hà Nội, ngày 27/9, sở GD&ĐT ra văn bản yêu cầu các trường tiếp tục dạy học trực tuyến do tình hình dịch Covid-19 còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ, diễn biến khó lường.
Trước đó, tại buổi thông tin báo chí chiều 20/9, Phó bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong cho biết thành phố sẽ phấn đấu hoàn thành sớm việc tiêm phủ vaccine mũi 2 cho toàn bộ người dân trong tháng 11, có cơ sở để tính toán cho học sinh, sinh viên quay trở lại trường học.
Ông Trần Thế Cương, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội, cũng cho hay sở đã xây dựng 4 kịch bản dạy học ứng phó với diễn biến của dịch Covid-19 và báo cáo UBND thành phố.
Cà Mau ra 2 kênh dạy và học trực tuyến trên truyền hình
Chiều 27/9, UBND tỉnh Cà Mau tổ chức lễ ra mắt truyền hình hỗ trợ dạy và học trực tuyến "VnEdu - Cà Mau" trên kênh My TV của VNPT và "Tivi360" trên kênh Viettel Tivi của Tập đoàn viễn thông quân đội Viettel.
UBND tỉnh Cà Mau ra mắt "VnEdu - Cà Mau" trên kênh My TV của VNPT
Thông cáo tại lễ ra mắt, "VnEdu - Cà Mau" trên kênh My TV giúp người dùng có thể đăng nhập sử dụng dịch vụ trên 5 thiết bị không phân biệt tivi, máy tính bảng hay điện thoại thông minh.
Phụ huynh có thể giám sát việc học tập của con em mình bằng tính năng sử dụng đồng thời 1 tài khoản trên 2 thiết bị (1 thiết bị con học tập và 1 thiết bị cha, mẹ giám sát) nhưng chỉ cần đăng ký duy nhất một tài khoản sử dụng. Phụ huynh có thể tham gia hướng dẫn, đồng hành, chia sẻ cùng con, em trong các bài học mỗi ngày, đặc biệt là các em học sinh đang ở giai đoạn cuối cấp như lớp 5, lớp 9 và lớp 12; chủ động hơn trong việc lên kế hoạch học tập, điều chỉnh sao cho phù hợp với lịch sinh hoạt và học tập với trường, lớp, không bỏ lỡ bất kỳ kiến thức quan trọng nào mà vẫn bảo đảm sức khỏe, tinh thần cho các em trong giai đoạn học tập khó khăn hiện nay.
UBND tỉnh Cà Mau ra mắt "Tivi360" trên kênh Viettel Tivi của Tập đoàn viễn thông quân đội Viettel.
Trong khi đó, "Tivi360" trên Kênh Viettel Tivi giúp học sinh trên địa bàn Cà Mau chủ động trong việc học tập, tiếp cận với các bài giảng của các giáo viên giỏi của tỉnh, cũng như các bài giảng trên toàn quốc; giúp cho học sinh có thể tự học và bổ túc các kiến thức trong thời gian ảnh hưởng của dịch bệnh Covid19. Ngoài ra, "Tivi360" còn giải quyết được bài toán ANY WHERE, ANY TIME, ANY TEACHER, tức là học sinh có thể học bất cứ thời gian nào, ở mọi nơi, cùng thầy, cô giáo giỏi với Tivi hoặc điện thoại Smartpone thông thường mà hệ thống K12 online không làm được trên tivi. Việc này sẽ góp phần lớn giải quyết những vướn mắc còn lại của hệ thống học trực tuyến trên phần mềm hiện nay như vấn đề thiết bị, khả năng sử dụng công nghệ thông tin...
Theo đánh giá của Sở giáo dục và đào tạo Cà Mau, cả "VnEdu - Cà Mau" và "Tivi360" còn có ưu điểm vượt trội khi tham gia học tập trực tuyến là phụ huynh, học sinh có thể sử dụng các tính năng tương tác mà không bị phụ thuộc vào giờ phát sóng của kênh, như tính năng tua đi, tua lại, tạm dừng khi đang học để tìm hiểu kiến thức và tính năng xem lại bài học lên tới 72 giờ. Đây là các tính năng rất hữu ích, giúp học sinh và phụ huynh an tâm theo kịp chương trình học trực tuyến.
Lãnh đạo chi nhánh Viettel Cà Mau giới thiệu chương trình hỗ trợ dạy và học trực tuyến "Tivi360" trên kênh Viettel Tivi.
Tại lễ ra mắt, Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Trần Hồng Quân, cho biết: Do ảnh hưởng của dịch bệnh nên từ khai giảng năm học mới đến nay, hầu hết học sinh Cà Mau chưa thể đến trường mà phải dạy và học trực tuyến, còn khối mầm non chưa biết khi nào sẽ đến trường. Chính vì thế, việc ngành giáo dục Cà Mau chủ động phối hợp các đơn vị liên quan thực hiện chuyển đổi số để đưa thêm hai kênh hỗ trợ học trực tuyến vào lúc này là rất kịp thời, góp phần bảo đảm nhu cầu dạy và học trên địa bàn theo phương châm "tạm dừng đến trường nhưng không ngừng học".
Chạy thử chương trình hỗ trợ dạy và học trực tuyến "VnEdu - Cà Mau" trên kênh My TV của VNPT.
"Thay mặt lãnh đạo tỉnh Cà Mau, tôi xin ghi nhận sự đồng hành, chia sẻ của VNPT và Viettel trong suốt thời gian qua "vì sự nghiệp trồng người" của địa phương", đồng chí Trần Hồng Quân, chia sẻ và đề nghị ngành giáo dục và các đơn vị liên quan khi đưa vào hoạt động 2 kênh hỗ trợ dạy và học trực tuyến nêu trên, cần lưu ý việc kiểm soát và quản lí tốt nội dung bài giảng, bảo đảm đa đạng, phong phú, tránh nhàm chán cho học sinh; tận dụng nhiều cách khác nhau để cập nhật, đưa thêm những bài giảng chất lượng tốt nhất lên nền tảng số... để đến được với học sinh, phục vụ tốt hơn nữa công tác dạy và học của các trường tại địa phương trong tình hình dịch Covid-19.
Trường học TPHCM bao giờ mở lại? Nếu như sau ngày 30/9, TPHCM từng bước trở lại trạng thái bình thường mới, nhiều hoạt động kinh tế - xã hội sẽ từng bước khôi phục hoạt động. Cần Giờ có thể tiên phong Những ngày cuối tháng Chín, khi mà TPHCM đang ráo riết chuẩn bị nhiều phương án để tái thiết lại cuộc sống bình thường mới sau thời...