2 sự thật khiến bố mẹ nào cũng giật mình về hành vi ăn uống của trẻ, 1 miếng bim bim có thể phải đánh đổi sức khỏe cả đời con
Hành vi ăn uống của trẻ nhỏ do chính cha mẹ quyết định. Đôi khi thấy con tội nghiệp so với các bạn bè cùng lứa tuổi mà bố mẹ “tặc lưỡi” cho con ăn bim bim, bánh kẹo, đồ ngọt dù biết nó không hề tốt cho bé.
Mới đây, chuyên gia dinh dưỡng Anh Nguyễn đã có bài viết phân tích vì sao trẻ con hay đòi ăn những đồ ăn vặt thiếu lành mạnh thay vì hoa quả hay ăn cơm. Và sự thật được các nghiên cứu khoa học chứng minh chắc hẳn sẽ khiến hầu hết phụ huynh giật mình bởi những thói quen ăn uống xấu của trẻ lại do chính cha mẹ chứ không phải ai khác.
Tại sao bé hay đòi ăn kẹo bánh, bim bim thay vì ăn cơm?
Nhiều cha mẹ băn khoăn: Tại sao trẻ cứ đòi ăn bánh snack thay vì ăn cơm, tại sao trẻ hay đòi ăn bánh kẹo thay vì ăn trái cây?
Có 2 lí do giải thích tại sao bé lại như vậy, bạn đã vô tình giới thiệu cho trẻ quá sớm trước khi trẻ nhận ra đó là đồ ăn vặt:
1. Ăn bánh snack, kẹo và bánh thì quá dễ dáng cắn và nhai, còn nghe vui tai, có mùi thơm, mùi vị đa dạng so với việc ăn cơm.
2. Những thực phẩm này thường sử dụng chất điều vị để vị ngọt trở nên “đậm đà”, vị chua cũng “cuốn hút”, vị mặn rất “chất”, nghĩa là đều được gia giảm để tăng hương vị, trong khi các bé dưới 5 tuổi còn đang học hỏi về mùi vị nên việc bé bị cuốn hút là điều dễ hiểu.
Sức khỏe của trẻ nằm trong tay trái và tay phải của cha mẹ
Nhiều cha mẹ chia sẻ: ” Không muốn giới thiệu cho bé ăn, nhưng ở nhà thấy ai ăn món đó, bé nhìn “thèm thuồng” và đưa tay đòi ăn, nên cho bé thứ 1 miếng. Sau đó, bé đòi ăn, và biết bánh ở ngăn nào trong siêu thị để vòi vĩnh mẹ “. Một mẹ khác nói: Không thể ngăn được điều này, vì các bé hàng xóm thường ăn và bé cũng được cho ăn từ các cô, bác hàng xóm.
Đứa trẻ nào cũng thích bim bim, bánh kẹo (Ảnh minh họa).
Sự thật thứ 1: Trẻ trước 5 tuổi có đủ “tính chất” của một “thám tử chuyên nghiệp”. Có thể bạn không tin! Nhưng đây là sự thật từ những nghiên cứu về não bộ trẻ nhỏ. Nếu bạn nào trải nghiệm: Bé chỉ nhìn 3-4 lần một việc mẹ/ai đó làm thì có thể bắt chước lại gần như chính xác. Não bộ trẻ như cái camera ghi nhận và phân tích nhanh mỗi khung hình để dần được ghép thành “full HD” sau đó. Trẻ rất chú ý đến mọi người xung quanh như cách chúng ta nói chuyện, cách chúng ta ăn uống.
Video đang HOT
Tuy nhiên, trẻ có thể chấp nhận được “sự khước từ”. Trẻ sẽ không “lì” đòi một món đồ ăn/món đồ nếu không được phép ngay từ lần đầu tiên (lúc này chưa hình thành “FULL-HD” trong não) và đòi. Lúc này, cha mẹ có quyền trả lời “KHÔNG” hoặc ” CHO”, tùy vào bạn. Nhưng, chỉ một lần cho là khung hình sẽ chuyển sang khung “FULL-HD” vì trẻ có thể cảm nhận nó bằng xúc giác, vị giác, khứu giác, thay vì thị giác trước đó. Sau đó, trẻ rất nhạy với nó vì 1 bộ phim về món đồ đó ở trong não trẻ rồi, và trẻ có thể tìm thấy nó ở bất cứ đâu.
Giả sử nếu bạn lựa chọn “KHÔNG”, thì hình ảnh ban đầu không đủ mạnh, trẻ sẽ tự điều chỉnh hành vi và học được “pháp lệnh” của cha mẹ là “mình không được phép”. Do đó, khi quyết định cho con bạn cái con bạn muốn, thì bạn hãy đặt lên bàn cân để cân đo nặng nhẹ vấn đề đó. 1 bên là con vui nhất thời khi đạt được món đồ đó, 1 bên là những tác hại của nó lên trẻ. Nếu bạn kiên nhẫn đợi 1 vài năm nữa khi trẻ lớn, trẻ vẫn có thể nhận, thử món đồ đó.
Sự thật thứ 2 , hành vi ăn uống của trẻ dưới 5 tuổi chỉ thay đổi khi chính cha mẹ là người hướng bé thay đổi, không phải bạn bè. Do đó, việc bé ăn gì trên trường, nhà bạn hàng xóm không làm bé ăn xấu hơn nếu ở nhà cha mẹ hướng trẻ ăn uống lành mạnh. Tuy nhiên, để hạn chế những hành vi ăn uống của bé không tốt trên trường, bạn có thể liên lạc với giáo viên để hướng dẫn giúp đỡ bé hoặc không tạo điều kiện cho bé ăn không tốt như cho tiền mua quà vặt, mua bánh snack/kẹo bỏ balo cho bé ăn.
Nhiều cha mẹ nói: Nhìn các bạn ăn con “thèm”, tội nghiệp! Một lần nữa, tôi muốn nói về sự lựa chọn là nằm ở tay trái và tay phải của cha mẹ, cha mẹ có thể dùng tay phải kiên quyết bỏ những thức ăn không tốt, và dùng tay trái “hướng dẫn/mua/làm những thức ăn tốt cho bé cầm ăn khi đi học”. Đừng nhìn vào con người khác, hãy chăm sóc con của bạn vì đó là con của bạn.
Báo cáo gần đây tại Hội Nghị dinh dưỡng nhi khoa quốc tế, Gs.Bs. Huffman, ĐH California, Mỹ đã cho thấy:
” Nhiều hơn 20% các bé độ tuổi 6-8 tháng đã bắt đầu cho làm quen với các loại bánh ngọt, bánh snack (do cha mẹ hoặc người thân cho bé ăn chơi như “cho bé ăn thử xem bé có thích không”). Quá sai lầm cho chuyện “ăn thử tai hại này” “. Gs. Huffman nhấn mạnh việc ăn những thức ăn giàu đường hay nhiều muối này là đang làm bé rối loạn vị giác, dù chỉ 1 lần. Tự cha mẹ làm bé biếng ăn, kén ăn khi chính cha mẹ đưa cho bé ăn những món mà các chuyên gia dinh dưỡng không bao giờ khuyến khích.
Và báo cáo cũng cho thấy rằng :” 75% các bé Châu Á bắt đầu “nghiện” các loại thức ăn này khi bước sang 2 tuổi nếu giới thiệu chúng từ sớm “. Lại 1 cái sai nghiêm trọng nữa mà cha mẹ Châu Á mắc phải là cứ nghĩ: bé ăn không tốt, thì cứ cho bé ăn lặt vặt mấy món này, bé có vẻ thích ăn. Quá sai lầm cho suy nghĩ này, bé càng ăn lặt vặt mấy món giàu năng lượng từ chất béo trans-fat này (1 loại chất béo rất tệ cho tim mạch và não bộ các bé) làm các bé no, giảm hấp thu chất dinh dưỡng từ các thực phẩm khác và hệ tiêu hóa hoạt động không hiệu quả.
Những nguy cơ sức khỏe liên quan với việc ăn bánh snack, bánh kẹo và nước ngọt?
Phần lớn các loại này không chứa nhiều chất dinh dưỡng cần cho sự phát triển của trẻ. Ngược lại, các loại bánh này có hàm lượng muối, đường hoặc lượng chất béo xấu rất cao.
Hơn nữa, các loại snack không lành mạnh này có thể chứa chất ổn định, chất nhũ hóa, chất bảo quản. Đặc biệt các chất điều vị gồm các a-xít, do đó, ăn quá nhiều đôi lúc làm vị giác bé thay đổi và tạo môi trường cho vi khuẩn gây sâu răng phát triển.
Việc ăn quá nhiều đường và muối sẽ làm vị giác bé rối loạn, dẫn đến biếng ăn kéo dài, khó điều trị. Ngoài ra, còn gia tăng cao huyết áp và phát triển bệnh tim khi bé lớn.
Thay thế các loại đồ ăn vặt không lành mạnh bằng gì?
Có thể cho trẻ ăn trái cây, sữa chua, phô mai và các loại hạt (Ảnh minh họa).
- Các loại hạt ăn dặm như hạt bí, hướng dương, hạt hạnh nhân, hạt điều,…
- Trái cây không quá ngọt như bơ, chuối, dâu tây, thanh long,… để bé học mùi vị và lấy chất dinh dưỡng từ tự nhiên.
- Sữa chua và phô mai.
- Tự làm các loại bánh cho bé như cup-cake cà rốt, bí đỏ, khoai lang, hoặc xiên que trái cây hoặc tôm thịt cá.
Vài nét về tác giả:
Bác sĩ Anh Nguyễn hiện đang công tác tại ĐH Worcester-Anh, là thành viên của Hiệp Hội Dinh Dưỡng Lâm Sàng Anh (The British Association for Applied Nutrition and Nutritional Therapy). Bác sĩ có nhiều bài viết tư vấn về việc chăm sóc sức khỏe cho Mẹ&bé trên trang cá nhân, cũng là đồng tác giả của cuốn sách “Làm mẹ không áp lực”.
Mẹo hay giúp bảo vệ sức khoẻ vào mùa đông
Bổ sung vitamin C, tập thể dục, rửa tay thường xuyên, ăn nhiều trái cây, rau xanh là những mẹo giúp bảo vệ sức khoẻ của bạn trong mùa đông.
Bổ sung vitamin C: Tiêu thụ nhiều thực phẩm chữa vitamin C như trái cây họ cam, quýt hay tỏi... vào mùa đông giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể để chống lại bệnh tật.
Tập thể dục: Tập thể dục hàng ngày vào mùa đông giúp giữ ấm cơ thể, cải thiện trao đổi chất và tăng cường lưu thông máu. Đây cũng là cách giúp bạn bảo vệ sức khoẻ và ngăn ngừa bệnh tật trong những ngày lạnh.
Ăn uống lành mạnh: Nhiều nghiên cứu chứng minh rằng, con người có xu hướng tiêu thụ nhiều thức ăn hơn vào mùa đông. Nhưng nếu ăn quá nhiều sẽ làm ảnh hưởng tới sức khoẻ, tăng nguy cơ mắc các bệnh không lây nhiễm như béo phì. Chính vì vậy, ăn uống lành mạnh chính là bí quyết giúp bảo vệ sức khoẻ trong mùa đông.
Ăn nhiều trái cây: Nếu muốn có sức khoẻ tốt trong mùa đông, bạn hãy bổ sung nhiều trái cây và rau củ vào chế độ ăn của bạn. Bởi chế độ ăn như vậy sẽ giúp cơ thể tăng khả năng miễn dịch để phòng ngừa bệnh tật.
Sát trùng tay: Hầu hết vi khuẩn và virus đều phổ biến hơn trong mùa đông. Khi tiếp xúc với cơ thể chúng sẽ gây bệnh. Mà hầu hết những virus, vi khuẩn trên đều lây nhiễm qua bề mặt tiếp xúc, đặc biệt là bàn tay. Vì vậy, để tránh nguy cơ nhiễm bệnh, bạn nên chắc chắn rằng đã sát trùng hoặc rửa tay thường xuyên.
Uống nhiều nước: Mất nước khiến bạn bị khô da và gặp nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, vào mùa đông, bạn nên bổ sung đủ lượng nước cho cơ thể.
Bổ sung vitamin: Bổ sung nhiều vitamin cũng là cách để giúp bạn khoẻ hơn trong mùa đông, giúp tăng cường hệ miễn dịch và ngăn chặn các bệnh do virus gây ra. Tuy nhiên, phương pháp này cần có sự tư vấn của các bác sĩ. Do đó, để sử dụng bất cứ một loại vitamin nào, bạn cần đến thăm khám tại các cơ sở y tế.
Chế độ ăn kiêng này có thể giúp chữa rối loạn cương dương Nghiên cứu mới cho thấy những người đàn ông ăn những thực phẩm lành mạnh này ít bị rối loạn cương dương (ED) hơn, Eat This, Not That! Chế độ ăn Địa Trung Hải - ẢNH: SHUTTERSTOCK Theo chuyên gia tiết niệu, tiến sĩ Samuel Amanamah, nhiều người đàn ông mắc chứng rối loạn cương dương nhận thấy mình đang theo đuổi một...