2 ông nông dân tỉnh Đồng Tháp nuôi những loài cá đặc sản gì mà con nào bán cũng đắt, đắt hơn cả tôm tươi?
Những năm qua, huyện Cao Lãnh (tỉnh Đồng Tháp) luôn nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Được xem là một trong những mô hình sản xuất nông nghiệp mới được triển khai, hộ nuôi cá chạch lấu, cá heo của gia đình ông Đinh Văn Trưng thuộc ấp Bình Dân, xã Nhị Mỹ; ông Trần Văn Phương thuộc ấp Hòa Dân, xã Nhị Mỹ, huyện Cao Lãnh (tỉnh Đồng Tháp) bước đầu thành công với việc lai tạo, nhân giống nuôi con cá linh non.
Từ đây, xuất hiện những mô hình hiệu quả góp phần nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp.
Ông Đinh Văn Trưng, Bình Dân, xã Nhị Mỹ, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp chăm sóc ao nuôi cá chạch lấu-loài cá đặc sản bán đắt tiền.
Để phát triển các mô hình sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả cao, cùng với việc tổ chức tuyên truyền, tập huấn cho các hộ dân về quy trình, kỹ thuật trồng và chăm sóc các mô hình cây trồng, vật nuôi mới, huyện Cao Lãnh chỉ đạo các xã, thị trấn tập trung thực hiện tốt công tác chuyển đổi ruộng đất, bố trí lại vùng sản xuất gắn với hạ tầng giao thông.
Được xem là một trong những mô hình sản xuất nông nghiệp mới được triển khai, hộ nuôi cá chạch lấu, cá heo (đều là các loài cá đặc sản) của gia đình ông Đinh Văn Trưng thuộc ấp Bình Dân, xã Nhị Mỹ, huyện Cao Lãnh (tỉnh Đồng Tháp) đã tạo hiệu ứng tốt trong việc nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống.
Theo ông Trưng, những năm gần đây, việc nuôi tôm càng xanh không mang lại hiệu quả như trước nên từ năm 2019, ông tự học hỏi nhiều mô hình, trong đó cá chạch lấu là loại thủy sản nước ngọt có thể mang đến giá trị kinh tế cao.
Tuy nhiên, thời gian qua, thị trường cung ứng loại cá đặc sản này rất khan hiếm. Sau thời gian tham khảo, nghiên cứu mô hình nuôi cá chạch lấu đặc sản ở tỉnh Hậu Giang, ông Trưng về địa phương tận dụng diện tích mặt nước khoảng 12.000m2 để cải tạo và thả nuôi cá chạch lấu thương phẩm.
Ngoài ra, nguồn thức ăn dư thừa từ cá chạch lấu, bên ngoài lồng nuôi, ông còn thả nuôi thêm cá heo đặc sản.
Thời gian đầu, việc nuôi cá chạch lấu gặp khó khăn do thiếu kinh nghiệm, nhưng bằng ý chí và quyết tâm làm giàu, ông Đinh Văn Trưng vượt qua mọi trở ngại để đạt kết quả như mong đợi.
Video đang HOT
Ông Trưng cho biết: “Cá chạch lấu đặc sản thương phẩm thả nuôi khoảng hơn 8 tháng đạt trọng lượng từ 250gram – 500gram/con là thu hoạch. Qua quá trình nuôi cho thấy, cá chạch lấu cũng là loại dễ nuôi, có khả năng sống trong môi trường nước ngọt và đem lại lợi nhuận cao hơn so với một số loại cá nước ngọt khác…”.
Ngoài ra, theo ông Trưng, người nuôi cá đặc sản chạch lấu cũng phải chú trọng ao nuôi vì nguồn nước sạch là yếu tố quyết định rất lớn. Theo đó phải theo dõi ao nuôi hàng ngày để đánh giá chất lượng nước, đảm bảo môi trường nuôi lý tưởng nhất cho cá sinh trưởng và phát triển. Người nuôi phải đảm bảo môi trường nuôi sạch, bổ sung định kỳ Vitamin C và men tiêu hóa cho cá chạch lấu…”.
Màu nước đẹp nhất để nuôi cá chạch lấu phải đạt chỉ tiêu là pH từ 7,5 0 8,5 độ; độ trong lắng nhìn khoảng 30 – 40cm; DO lớn hơn 5mg/l. Do đó, đòi hỏi người nuôi cá chạch lấu đặc sản phải kiểm tra ao nuôi thường xuyên để khi có dấu hiệu bất thường phải tiến hành xử lý.
Cũng theo ông Trưng, đến nay, ao nuôi cá chạch lấu của gia đình ông đã đến kỳ thu hoạch, dự kiến sẽ cung ứng khoảng 1 – 1,5 tấn cá chạch lấu và 500kg cá heo đặc sản. Với giá bán hiện nay cá chạch lấu là 300 ngàn đồng/kg, giá bán cá heo là 350 ngàn đồng/kg, ông lãi khá, gấp 3 lần so với nuôi tôm càng xanh như trước kia.
Mô hình nuôi cá linh non của hộ ông Trần Văn Phương, ấp Hòa Dân, xã Nhị Mỹ, huyện Cao Lãnh (tỉnh Đồng Tháp).
Cũng là mô hình nuôi cá đặc sản được đánh giá có triển vọng, hộ nuôi Trần Văn Phương thuộc ấp Hòa Dân, xã Nhị Mỹ, huyện Cao Lãnh (tỉnh Đồng Tháp) đã bước đầu thành công với việc lai tạo và nhân giống nuôi con cá linh non.
Từ lâu, ông Trần Văn Phương có thâm niên gần 20 năm nuôi cá tra giống. Tuy nhiên, thời gian qua, ảnh hưởng của dịch bệnh Covid – 19 cùng với sự cạnh tranh của cá tra thương phẩm khiến cá tra giống bị ảnh hưởng nhiều.
Có lúc, ông Phương phải nghĩ đến việc tìm những giống vật nuôi khác để thay thế cho cá tra giống. Trong một lần tình cờ, ông Phương thấy có nhiều con cá linh sống lẫn trong khu vực ao của mình.
Sau khi bắt lên, những con cá linh này mập ú, bụng căng đầy trứng. Với kinh nghiệm ương cá giống của mình, ông Phương đã quyết định nhân giống cá linh nuôi thử. Sau thời gian nghiên cứu và thử nghiệm, ông Phương quyết định sử dụng hơn 10.0002 mặt nước để nuôi cá linh non.
Theo ông Phương, những năm trước, cá linh non là cá đặc sản được săn đón hàng đầu trong mùa lũ. Tuy là món quà trời cho, nhưng từ vài năm trở lại đây, nguồn cá linh đặc sản trời cho này dần cạn kiệt, khiến cho giá cá tăng lên, nhất là thời điểm đầu mùa.
Còn cá linh nghịch mùa thì lại trở thành cá đặc sản quý hiếm, có tiền cũng chưa chắc tìm mua được. Cá linh đặc sản rất dễ nuôi, dễ cho ăn. Nếu cá linh sống ngoài tự nhiên phải cần rất nhiều oxy, nơi có dòng nước chảy mới có thể tồn tại.
Còn cá linh của ông Phương nuôi trong ao do thích nghi với môi trường này từ nhỏ nên không cần cung cấp nhiều oxy, không có dòng nước chảy cá vẫn sống tốt và phát triển nhanh.
Nuôi đặc sản cá linh quan trọng nhất là xử lý ao và đảm bảo nguồn nước thật sạch. Ban đầu, thả cá linh bột vào trong vèo lưới để tiện chăm sóc, thức ăn cho cá linh chủ yếu là tảo.
Theo đó, cá linh từ ngày đẻ tới 1 tháng mới lớn đạt khoảng 1.000 con/kg. Mỗi ao nuôi, ông Phương thu hoạch hơn 500kg cá linh non.
Hiện tại, do chỉ là thời điểm nuôi thử nghiệm nên đầu ra chủ yếu là các thương lái thu mua cá linh non với giá bán 150 ngàn đồng/kg. Sau khi trừ chi phí, ông Phương còn thu lời khoảng 100 triệu đồng.
Ông Phương cho biết: “Tôi đang tiếp tục nghiên cứu về thức ăn, về con cá linh giống và kỹ thuật xử lý ao hồ để con cá linh có thể mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Cùng với đó, tìm kiếm thêm các đầu mối để tạo đầu ra ổn định cho loại cá sản vật này”.
Ông Huỳnh Thanh Sơn – Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cao Lãnh (tỉnh Đồng Tháp) đánh giá: “Các mô hình sản xuất nông nghiệp với nhiều giống cây trồng, vật nuôi mới, nuôi các loài cá đặc sản với cách thức tổ chức sản xuất mới đang chứng minh hiệu quả và cho thấy sự triển vọng. Trong đó, những mô hình nuôi cá chạch lấu, cá heo, cá linh non… đã tạo ra làn gió mới trong việc tìm ra những đột phá trong sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững…”.
Thời gian tới, huyện Cao Lãnh (tỉnh Đồng Tháp) sẽ tiếp tục theo dõi và có hướng hỗ trợ các mô hình nông nghiệp này để chọn ra những mô hình hay, cách làm mới nhằm nhân rộng, đưa vào sản xuất đại trà nhằm góp phần nâng cao đời sống cho người dân”.
An Giang: "Tuyệt chiêu" cực dễ để bắt đặc sản ốc đắng kiếm nửa triệu/ngày
Hiện nay, dọc theo các tuyến kênh trên địa bàn xã Vĩnh An, huyện Châu Thành (An Giang) và các địa phương lân cận, chúng ta dễ dàng bắt gặp hình ảnh bà con nông dân bắt "ốc đắng" bán cho thương lái, kiếm trên nửa triệu đồng mỗi ngày.
Ốc đắng là loài động vật thâm mềm sinh sôi nảy nở rất nhiều ở các sông, kênh, rạch miền Tây. Đặc biệt người dân Đồng bằng sông Cửu Long rất quen thuộc với loài ốc đắng này. Và ốc đắng là loài trở thành đặc sản của nhiều người dân vùng sông nước miền Tây.
Nhiều hộ dân các huyện Châu Phú, Châu Thành của tỉnh An Giang có thêm nguồn thu nhập không hề nhỏ với nghề bắt ốc đắng trên kênh, rạch...
Tận dụng những chiếc bao cũ đã qua sử dụng hay những "tàu dừa", hằng ngày, anh Nguyễn Văn Phong, 35 tuổi, ngụ xã Bình Phú, huyện Châu Phú (An Giang) cùng vợ rong ruổi trên những nhánh sông trên địa bàn xã Vĩnh An, xã Vĩnh Bình, huyện Châu Thành và xã Bình Phú, huyện Châu Phú để mưu sinh bằng nghề bắt ốc đắng.
Theo anh Phong, bắt ốc đắng là nghề "Làm chơi nhưng ăn thiệt". Bởi nghề này cách thực hiện rất đơn giản, chỉ cần một chiếc xuồng và dàn "lưới" để giăng ốc là thu được "chiến lợi phẩm" rất cao.
Nói là "lưới" để bắt ốc đắng, nhưng kỳ thực nó gồm những chiếc bao cũ, bao rách đã qua sử dụng hay những tàu dừa được buộc với sợi dây cố định. Sau một đêm, những con ốc đắng bắt đầu bám vào các bao cũ, tàu dừa ấy, người giăng sẽ thu hoạch khá nhiều.
Anh Nguyễn Văn Phong, 35 tuổi, ngụ xã Bình Phú, huyện Châu Phú (An Giang) cho biết: "Nghề bắt ốc đắng này, thấy vậy chứ cũng khỏe lắm. Người bắt chỉ ngồi trên xuồng rồi cứ kéo tàu dừa lên là bắt ốc đắng. Mỗi ngày 2 vợ chồng tui bắt được khoảng 60kg ốc đắng. Ốc đắng bắt được, thương lái đến tận nhà cân mỗi ký giá bán 11.000 đồng, cũng kiếm trên 600 ngàn đồng/ngày".
Ốc đắng miền Tây thời gian gần đây trở thành đặc sản. Ảnh: TL.
Tận dụng thời điểm nông nhàn anh Lê Văn Sản, 32 tuổi, cùng ngụ ấp Vĩnh Thành, xã Vĩnh An, huyện Châu Thành (An Giang) cũng bày tỏ niềm vui và phấn khởi, khi mỗi buổi chiều chiếc võ lãi của anh chở ốc đắng bắt được.
Anh Sản nói: "Ở quê mà, nhờ có nghề bắt ốc đắng này mà hàng ngày thu nhập cũng kha khá, từ đó góp phần trang trải trong cuộc sống. Nghề bắt ốc đắng này, dễ làm lắm".
Có thể thấy rằng thiên nhiên đã ban tặng cho người dân vùng sông nước miền Tây nhiều sản vật như: cá, tôm, cua, ốc... Với những lợi thế ấy, người dân vùng sông nước luôn sáng tạo những cách đánh bắt và khai thác có hiệu quả, từ đó góp phần tạo thêm nguồn thu nhập để cải thiện cuộc sống kinh tế gia đình.
Ngọn su su chỉ còn 2.000 đồng/kg, nông dân xót xa vì bán không ai mua Khoảng một tuần trở lại đây, ngọn su su rớt giá chưa từng thấy, chỉ còn 1.000-2.000 đồng/kg, tệ hơn nữa,khi không thấy bóng dáng thương lái đến mua rau khiến hàng trăm hộ dân trồng su su tại Tam Đảo không khỏi xót xa. Ở độ cao 1.500m so với mực nước biển, Tam Đảo được thiên nhiên ban tặng cho khí...