Long An: Nông dân nuôi cá quý hiếm to bự, nuôi cá koi lạ mắt, cứ bắt bán 1 con thu hàng triệu đồng
Trong khi, người dân “rốn lũ” này cày cục giăng lưới, cắm câu kiếm từng con cá linh, cá lóc…thì ông nông dân Nguyễn Văn Hoàng, xã Thạnh Hưng (TX Kiến Tường, tỉnh Long An) bỏ túi tiền triệu nhờ nuôi cá koi.
Còn ông nông dân Nguyễn Văn Bình, xã Vĩnh Châu A, huyện Tân Hưng (tỉnh Long An) lại làm giàu bằng mô hình nuôi hàng ngàn con cá hô-1 loài cá đặc sản, cá quý hiếm khu vực sông Mê Kông.
Phát tài nhờ nuôi cá hô quý hiếm
Tại vùng Đồng Tháp Mười, ông Tám Bình- Nguyễn Văn Bình, xã Vĩnh Châu A, huyện Tân Hưng, tỉnh Long An) đã nuôi loài cá hô thay vì trông chờ con cá, con tôm mùa lũ.
Ông Tám Bình, xã Vĩnh Châu A, huyện Tân Hưng, tỉnh Long An hiện đang nuôi hàng ngàn con cá hô-1 loài cá quý hiếm, loài cá đặc sản.
Trong những cái ao rộng hơn 2ha, ông Tám Bình đang đang nuôi nhiều con cá hô khủng với trọng lượng hơn 10 kg.
“Tổng cộng, tôi đang nuôi vài ngàn con cá hô quý hiếm. Tôi đã bán được cả ngàn con cá hô này rồi. Trung bình hơn 1 triệu đồng/con”, ông Tám Bình thổ lộ.
Không như một số nông dân nuôi cá hô chủ yếu cho ăn bèo, rau củ…sau khi cá được 1 tuổi, ông Tám cho cá hô ăn thức ăn công nghiệp. Vì thế, khi đến tuổi thứ 3 cá hô đã đạt trọng lượng khoảng hơn 10 kg/con.
Theo ông Tám, muốn nuôi cá hô hiệu quả phải có diện tích ao lớn và phải xử lý nước cho sạch. Cá hô rất khỏe, ít xảy ra dịch bệnh, chăm sóc dễ.
Về kỹ thuật nuôi cá hô, người nuôi không để lộn cá tạp trước khi thả cá hô giống. Ao có nhiều cá tạp, cá hô sẽ chậm phát triển do chật chội và tình trạng tranh giành thức ăn.
Ngoài ra, cá hô thích hợp với nhiệt độ cao. Cá hô phát triển tốt vào mùa nắng. Vào mùa mưa, nhiệt độ thấp, nguồn nước trong ao lạnh cá có thể bỏ ăn. Vì vậy, người nuôi cá hô thường xuyên theo dõi cá để có hướng xử lý kịp thời.
Thu hoạch cá hộ tại ao của ông Tám Bình, xã Vĩnh Châu A, huyện Tân Hưng, tỉnh Long An.
Video đang HOT
“Cá hô không chết thành dịch như các loại thủy sản khác. Nếu mắc bệnh, cá hô chỉ chết lai rai, nên nông dân có thể kịp thời trở tay. Thậm chí, bán hô cá “chạy” dịch cũng kịp chán”, anh Tám cho biết.
Theo ông nông dân Tám Bình, cá hô càng lớn tuổi giá trị càng cao. Hiện tại ao, thương lái mua cá hô có trọng lượng từ 11kg – 14,9 kg/con với giá khoảng 200.000 đồng/kg.
“Cá hô là loại cá hạng sang, cá đặc sản chỉ dành cho phân khúc những người nhiều tiền thưởng thức. Vì vậy, đầu ra của cá hô rất rộng và giá khá cao, ổn định. Lúc nào thị trường cũng có nhu cầu cần cung cấp cá hô, nhất là tại những đô thị lớn”, ông Tám chia sẻ.
Đại diện Hội Nông dân xã Vĩnh Châu A, huyện Tân Hưng, tỉnh Long An cho biết, mô hình nuôi cá hô của ông Nguyễn Văn Bình là một mô hình chăn nuôi thủy sản mang hiệu quả kinh tế cao.
Ông Bình là điển hình nông dân sản xuất kinh doanh giỏi của địa phương.
Tại ao của ông Tám Bình, xã Vĩnh Châu A, huyện Tân Hưng, tỉnh Long An có một số con cá hô nặng hơn chục kg.
Thấy mô hình nuôi cá hô này có hiệu quả, hiện một số hộ dân trên địa bàn cũng tìm đến học hỏi kinh nghiệm và mua con cá hô giống về thả nuôi.
Khá giả nhờ nuôi loài cá koi
Hiện, trên diện tích ao đất gần 4.000m 2, ông Nguyễn Văn Hoàng, xã Thạnh Hưng (TX Kiến Tường, tỉnh Long An) thả nuôi 5.000 con cá koi.
Mới đây, ông Hoàng thu hoạch được gần 3 tấn cá koi. Với giá bán cá koi là 120.000 đồng/kg (8 con/ký), sau khi trừ hết các khoản chi phí ông lời hơn 70 triệu đồng.
Ông Nguyễn Văn Hoàng (trái), xã Thạnh Hưng, TX Kiến Tường, tỉnh Long An thu hoạch cá koi.
“Có những con cá koi đẹp dáng, đẹp màu, tôi bán được bạc triệu”, ông Hoàng khoe.
Ông Hoàng thổ lộ, việc nuôi cá koi không lo đầu ra vì có thương lái bao tiêu. Thậm chí, thương lái còn cung cấp luôn con cá koi giống. “Xem như mình nuôi gia công cho họ”, ông Hoàng bộc bạch.
Theo ông Hoàng, cá koi là dòng cá ăn tạp nên dễ nuôi chung với các loại cá khác. Nhưng khi cá mới lớn, khả năng nhiễm bệnh cao như các bệnh về hô hấp, nấm da… và sức đề kháng yếu. Vì vậy, cần xử lý ao nuôi cho thật tốt, tạo dòng chảy nhẹ, kín gió, nhiệt độ nước ao nuôi cá koi phải ổn định…
Hàng ngày, người nuôi cá koi phải theo dõi tình trạng phát triển của cá để sớm phát hiện bệnh, chăm sóc cá đúng kỹ thuật…
Long An: Ở nơi này, "đại gia" nông dân trồng thứ cây gì mà mới chỉ bán 210 gốc đã đút túi 12 tỷ đồng?
Cây mai vàng "bén duyên" trên vùng đất xã Tân Tây, huyện Thạnh Hóa (tỉnh Long An) từ 30 năm trước. Đến nay, trồng mai vàng ở Tân Tây được công nhận làng nghề, mở ra nhiều cơ hội cho người trồng cũng như sự phát triển kinh tế của địa phương.
1.
Vượt qua 4 cầu nhỏ bắc qua dòng kênh sâu, chúng tôi đến nhà 2 lão nông Hai Trong và Tư Hoàng ở giữa làng mai Tân Tây (xã Tân Tây, huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An) bao la, bát ngát.
2 lão nông cho biết, khởi nghiệp trồng mai ở Tân Tây là ông Trần Văn Thống. Gần đây, ông ấy bán 1 cây mai lứa đầu đã đủ tiền xây nhà bạc tỷ.
Ngoài ra, theo lời ông Trần Văn Vị (Hai Vị) - cha của ông Trần Văn Thống: "Thống còn hơn một chục cây mai bạc tỷ khác chưa bán".
Hai lão nông Hai Trong và Tư Hoàng, xã Tân Tây, huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An trên vườn mai nhà
Ông Hai Vị quê miền Trung, vào đây từ thời khẩn hoang. Như nhiều nơi khác trong vùng, Tân Tây là đất chua phèn, chỉ làm ruộng lúa, trồng khoai mỡ, trồng tràm,... nên chẳng mấy ai khấm khá.
Sau khi ông Thống lấy vợ, ông Hai Vị chia cho 1,5ha đất làm ruộng nhưng cũng "ba trầy ba trật". Rồi cách nay 30 năm, ông Thống kiếm hạt mai giống đem về ươm thử, nào ngờ cây mai "bén duyên", bám rễ trên đất Tân Tây và lớn rất nhanh.
Chúng tôi luồn sâu vào"vương quốc" mai. Ông Hai Vị cho hay, đang sở hữu 4ha trồng hơn 2.000 gốc mai nay đã 17-18 năm. Ông vừa bán 210 gốc mai kiểng, thu về 12 tỷ đồng.
"Tui có 5 cây mai to nhất, nhiều người đến trả tiền tỷ mỗi cây nhưng tui để bứng vào chậu, tạo dáng bonsai, bán giá cao hơn. Bây giờ, nhiều người phá bỏ tràm để trồng mai. Cây mai cho thu nhập gấp mấy chục lần tràm, lúa" - ông Hai Vị nói.
Đi vòng quanh làng mai, hầu như nhà vườn nào cũng có ươm mai giống. Ông Hai Trong nói, từ ngày đổi sang nghề trồng mai, nhiều lao động làng Tân Tây có việc làm với tiền công lên tới 450-500 ngàn đồng/ngày.
Ban Chấp hành Chi hội Mai vàng Tân Tây, huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An.
2.
Anh Nguyễn Văn Sang chở tôi trên chiếc xe máy đến địa điểm làm lễ ra mắt Chi hội Mai vàng Tân Tây bên bờ kinh Bùi.
Anh Sang quê TP Tân An (tỉnh Long An), theo ba má đi kinh tế mới ở Tân Tây. Anh được ba cho gần 2ha đất, trồng gần 2.000 gốc mai, vừa bán một ít lứa mai đầu, được 350 triệu đồng.
Điểm ra mắt Chi hội Mai vàng Tân Tây là nhà của anh Huỳnh Ngọc Chung, có vườn mai gần 2ha. Nhìn những bao tro bên bờ kinh Bùi, tôi hỏi thì anh Chung cho biết, đang ươm hạt để có mai giống bán và trồngmai kiểng thêm trên 2ha đất của "ông già" cho.
Vậy là, Tân Tây lại có thêm một tỷ phú trẻ trồng mai nữa.
Ngồi cạnh bà Bùi Thị Tiếu - Bí thư Chi bộ ấp 4, xã Tân Tây (huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An), tôi hỏi chuyện. Bà Tiếu cho biết, ấp 4 có 300 nông hộ thì đã có hơn 200 hộ chuyển từ lúa sang trồng mai với tổng diện tích trên 200ha, chủ yếu tự phát chứ chưa theo quy hoạch, định hướng phát triển.
Thuận lợi ở đây là đất phù sa non, lớn hạt, tơi xốp nên thích hợp cho cây mai vàng, lại có nguồn nước ngọt kinh Bùi, đủ tưới mai quanh năm.
Tuy nhiên, theo Chủ tịch Hội Sinh vật cảnh tỉnh Long An- Nguyễn Văn Lộc, cần dự đoán nhu cầu người tiêu dùng và thị trường mai. Người trồng mai thương phẩm cần sáng tạo cây mai có tính nghệ thuật cao, độc đáo vừa mang tính truyền thống, vừa hiện đại để ngày càng đáp ứng và bắt kịp thị hiếu của người mua.
Làng mai Tân Tây có thuận lợi là nằm ven Quốc lộ 62, vì vậy, nếu mở chợ mai tết ở Km22, có chỗ đậu xe để khách đến tham quan, chọn mua cũng là điều nên làm để cây mai làng Tân Tây ngày càng "vươn xa".
Hoặc mai đây, khi hệ thống giao thông nông thôn trên địa bàn xã Tân Tây (huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An) hoàn chỉnh, thông thoáng đến tận những vườn mai cũng sẽ mang đến cơ hội phát triển du lịch cho địa phương./
Trái ngọt trên đất hoang Nhờ chuyển đổi sang mô hình trồng chuối kết hợp nuôi cá, nông dân xã Hoàng Văn Thụ, huyện Chương Mỹ đã có thu nhập khá, ổn định từ khu đồng hoang. Ông Nguyễn Duy Hồng, xã Hoàng Văn Thụ bên khu ruộng chuyển đổi của gia đình. Hoàng Văn Thụ là một xã vùng trũng của huyện Chương Mỹ. Tổng diện tích...