2 điều phụ nữ nên tự hỏi bản thân trước khi tái hôn
Dù là kết hôn lần đầu hay xây lại hạnh phúc từ con số 0 sau một cuộc hôn nhân đổ vỡ, phụ nữ cũng đừng quên tự hỏi chính mình 2 điều quan trọng này.
Không có gì đáng buồn và đáng sợ hơn việc chung sống với nhau rất lâu, để rồi nhận ra người mình từng chọn, người chung nhà, chung chăn chung gối với mình… lại hoàn toàn là một người xa lạ.
Cảm giác này có lẽ còn dữ dội hơn với những người phụ nữ đã từng trải qua một cuộc hôn nhân đổ vỡ.
Để hạn chế tối đa khả năng “chọn sai” người bạn đời, các nhà tâm lý học đã đưa ra 2 lời khuyên, cũng là 2 điều mà phụ nữ nên tự hỏi bản thân trước khi quyết định bước chân vào hôn nhân. Không quan trọng là kết hôn lần đầu hay xây lại hạnh phúc từ con số 0 sau một cuộc hôn nhân đổ vỡ, 2 điều này có thể giúp bạn tìm được “người chồng hoàn hảo ít sai số nhất”.
1. Đâu là những điều “mình mong muốn ở đối phương” và đâu là những điều “đối phương buộc phải có”?
Đôi khi, những thứ bạn muốn lại không thực sự là những thứ bạn cần. Đặt lời khẳng định này trong chuyện hôn nhân cũng không sai.
Đương nhiên, người phụ nữ nào cũng muốn có một người chồng với ngoại hình nam tính, thu nhập ổn định, sức khỏe tốt… Vậy chẳng lẽ tiêu chuẩn của tất cả phụ nữ trên thế giới này đều giống nhau sao? Không đâu! Sự khác biệt nằm ở “danh sách bắt buộc” và “danh sách mong muốn” của riêng mỗi người.
Danh sách bắt buộc là những giá trị mà đối tượng bạn đang muốn kết hôn chắc chắn phải có. Nếu không, bạn sẽ không hẹn hò, hay cam kết dài lâu với họ.
Danh sách mong muốn bao gồm những giá trị mà bạn mong chờ ở đối phương nhưng có thể thỏa hiệp để cả hai đều cảm thấy thoải mái.
Một ví dụ cụ thể mà Tiến sĩ Tâm lý học Duana Welch – Tác giả cuốn sách “Love Factually” đã đưa ra để giúp phụ nữ dễ hình dung hơn về sự khác biệt của danh sách bắt buộc và danh sách mong muốn: ” Một số cô gái muốn một người bạn trai cao ráo, một số khác thì thực sự, thực sự muốn một anh chàng cao ráo. Nhưng nếu có ai đó đáp ứng đủ tất cả những tiêu chuẩn khác mà họ đề ra, nhưng không có chiều cao thì hầu hết mọi người vẫn thỏa hiệp với tiêu chuẩn này. Vậy thì với họ, chiều cao là một tiêu chuẩn thuộc danh sách mong muốn chứ không phải danh sách bắt buộc.
Video đang HOT
Ảnh minh họa
Một ví dụ khác cũng khá dễ hiểu trong hôn nhân, đó là chuyện con cái. Một số người cực kỳ chắc chắn họ chỉ có thể hạnh phúc nếu đối phương muốn/không muốn có con. Điều này cần được ghi trong danh sách bắt buộc. Nhưng cũng có những người có thể thỏa hiệp với người bạn đời của họ bằng cách xin con nuôi hoặc cùng nuôi dưỡng con riêng của một trong hai người. Khi ấy, điều này lại được chuyển sang danh sách mong muốn.”
Vì nhu cầu và thước đo hạnh phúc của mỗi người là khác nhau, nên sẽ không có một danh sách chung nào cho từng người.
Dẫu vậy, việc phân biệt đâu là điều “buộc phải có”, đâu là điều “có thì tốt mà không có cũng không sao” là việc đầu tiên mà phụ nữ cần nắm rõ, để không nhầm lẫn về chính mình, cũng như đối tượng mà bản thân muốn gắn bó lâu dài trong tương lai.
Duana Welch cũng đưa ra một lời khuyên thiết thực: ” Hãy suy nghĩ và viết ra tiêu chuẩn của bạn dưới dạng 2 cột. Một bên là Mong muốn, một bên là Bắt buộc. Nếu không, rất có thể bạn sẽ quên hoặc nhầm lẫn chúng với nhau vào… ngay sáng ngày hôm sau đấy!“
2. Đâu là những tiêu chuẩn/giá trị chung giữa mình và đối phương?
Khi đã có trong tay danh sách những tiêu chuẩn dành cho người bạn đời tương lai, việc tiếp theo phụ nữ cần làm là đánh giá xem những tiêu chuẩn ấy đã phù hợp hay chưa. Nói cách khác, đây chính là bước giúp bạn nhận ra bản thân có đang đòi hỏi những điều “trên trời” hay không.
Hãy nhìn lại danh sách trên một lần nữa. Bên cạnh mỗi tiêu chí bạn đặt ra cho người bạn đời tương lai, nếu bản thân bạn đang đáp ứng được tiêu chí đó, hãy đánh một dấu tick.
Ví dụ, “thu nhập cao” là tiêu chí nằm trong mục “bắt buộc” mà người yêu bạn phải có, nhưng bạn thậm chí còn đang nhận trợ cấp từ phụ huynh hàng tháng, thì đương nhiên, bạn không thể dành một dấu tick cho mục này được. Nhưng ngược lại, nếu bạn là một quý cô có thể rót hàng chục triệu đồng vào tài khoản tiết kiệm hàng tháng, thì đừng ngần ngại mà hãy tick thật nhanh.
Ảnh minh họa
Nói một cách dễ hiểu, việc đánh giá bản thân liệu có đang yêu cầu những điều quá xa tầm với dành cho người bạn đời tương lai hay không, sẽ phụ thuộc vào tình trạng của chính bản thân bạn lúc đó.
Nếu bạn có thu nhập tốt, một ngoại hình ưa nhìn cùng trình độ học vấn cao, bạn hoàn toàn có quyền được kỳ vọng những điều tương tự, thậm chí là hơn thế ở người bạn đời của mình. Giờ thì hãy thử đếm xem bạn đã “thu” được bao nhiêu dấu tick từ việc nhìn nhận, đánh giá các tiêu chuẩn?
Nếu số lượng dấu tick chiếm một nửa, hoặc 2/3 các tiêu chí, hãy tự tin giữ vững bảng tiêu chuẩn hiện tại.
Nếu số lượng dấu tick không bằng 1/2 số lượng các tiêu chuẩn, theo Duana Welch: ” Bạn không nên tự ti hay bỏ ngay đi các tiêu chuẩn này. Bạn vẫn có thể giữ nguyên nó và tìm cách cải thiện bản thân trước. Nếu bạn chưa tìm được việc làm, hãy kiếm việc. Nếu bạn chưa tốt nghiệp Đại học, hãy chăm chỉ học tập. Đó chỉ là một vài ví dụ, nhưng ý tôi là thay vì thay đổi các tiêu chuẩn, các cô gái nên thay đổi để bản thân mình hoàn thiện và trở nên tốt hơn“.
Sau cùng, người bạn đời của cuộc đời bạn có thể không phải là một người hoàn hảo, hay một người đáp ứng được 100% các tiêu chuẩn bạn đặt ra. Nhưng điều ấy sẽ không còn là vấn đề nữa khi bạn hiểu ra rằng mọi sự mường tượng hay các tiêu chí đều sẽ trở nên vô nghĩa, nếu bạn luôn đòi hỏi những thứ bản thân không có, hoặc không nỗ lực để có.
Nói cách khác, khi bạn đã tự “lấp đầy” được những thiếu sót của bản thân, hoặc tự đáp ứng được hầu hết những tiêu chuẩn dành cho người tình tương lai, hãy cứ giữ nguyên tiêu chuẩn, ngẩng cao đầu và kiêu hãnh bước đi.
Ly hôn 4 năm, nghe chồng cũ nói câu này mà nước mắt tôi rơi lã chã
Tôi và chồng cũ ly hôn 4 năm rồi, con trai chung của chúng tôi năm nay đã lên 6 tuổi. Tôi là phụ nữ, hơn nữa lại nhận trách nhiệm nuôi con nên chưa đi bước nữa phần nào còn hiểu được.
Nhưng chồng cũ là đàn ông mà 4 năm qua tôi thậm chí còn chưa từng nghe nói anh có bạn gái chứ đừng nói là tái hôn. Điều đó khiến tôi thấy rất khó hiểu và thắc mắc. Tuy nhiên, vì còn những khoảng cách nên tôi chưa từng một lần hỏi anh.
Từ sau khi ly hôn, tôi và anh không có mấy khi trò chuyện lâu với nhau. Những mâu thuẫn từ cuộc hôn nhân cũ, những trách móc và hờn giận khi xưa vẫn chưa hoàn toàn được xóa đi để chúng tôi có thể bình thản ngồi thăm hỏi nhau như hai người bạn.
Khi trước, tôi và anh chia tay vì những mâu thuẫn khó bề hòa giải. Chung quy cũng bởi chuyện tiền nong và kinh tế, cuộc sống vật chất thiếu thốn khiến chúng tôi thường xuyên cãi vã.
Tôi là người năng động, có nhiều tham vọng, trong khi chồng tôi lại ưa cuộc sống yên bình. Hai vợ chồng lấy nhau tay trắng, sinh con xong chúng tôi ở trong căn phòng trọ đi thuê 30m2. Vì mong muốn nhanh chóng có tiền mua nhà nên tôi làm việc ngày đêm, tôi thức đến 3h sáng để làm việc là chuyện rất bình thường. Tôi vật lộn với cuộc sống, còn anh cứ bình thản sáng 8h đi làm, chiều 5h về đi đá bóng, đi uống bia rồi về ngủ, với anh "thu nhập 1 tháng 15 triệu đồng là được rồi, không cần suy nghĩ thêm".
Mâu thuẫn chồng chất khi con nhỏ và nhiều chi phí phát sinh, có những lần bố mẹ chồng ốm, chúng tôi phải gom những đồng tiền cuối cùng lo cho ông bà. Tôi khuyên chồng chuyển việc vì với khả năng của anh ra công ty tư nhân làm chắc chắn thu nhập tốt hơn nhiều nhưng chồng tôi lại thích an nhàn nên không đồng ý.
Rồi cuối cùng, hai chữ ly hôn cũng bật ra, tôi kiên định không chịu chấp nhận kéo dài tình cảnh ấy nữa.
Sau khi chúng tôi ly hôn, chẳng hiểu vì sao chồng lại bỏ việc chỗ cũ, rồi ra ngoài tự thành lập công ty với mấy người bạn thân.
Anh làm ăn thất bát nhiều lần nhưng anh không nản lòng, luôn nỗ lực phấn đấu từ những sai lầm của bản thân. Tôi biết anh là một người đàn ông có chí, có đạo đức, nhưng tôi lại không chờ được đến khi anh thành công. Và đúng như tôi nghĩ, sau 4 năm chia tay nhau, giờ anh đã có nhà riêng, xe riêng và khá thành đạt về công việc.
Về phần tôi, sau những nỗ lực, tôi cũng gặt hái được thành công và ổn định về kinh tế nhưng chưa sẵn sàng mở lòng với người mới. Tôi sợ con tổn thương thêm, hơn nữa không tin mình có thể tìm được hạnh phúc sau ly hôn.
Sau ly hôn, tôi cố gắng nuôi con thật tốt và vẫn để chồng cũ đều đặn đến thăm con, thi thoảng cũng cố gắng đi chơi cùng bố con anh để con không có cảm giác mình là người thiệt thòi vì không có gia đình trọn vẹn.
Hôm trước, chẳng hiểu sao tôi lại buột miệng hỏi cuộc sống riêng tư của anh, rằng vì sao anh vẫn chưa tái hôn, trong khi với vị trí hiện tại của anh việc lấy vợ là điều dễ dàng. Lúc ấy, chồng cũ nhìn thẳng vào mắt tôi, trầm tư nói suốt 4 năm qua anh chưa ngày nào quên tôi, anh cố gắng nỗ lực kiếm tiền là để tôi nhận ra anh đã thay đổi vì tôi.
Anh bảo khi xưa anh hèn nhát, kém cỏi, không cho mẹ con tôi cuộc sống như mong muốn, nhưng giờ đây anh đã có mọi thứ trong tay mà tôi vẫn không nhận ra điều đó.
Anh bảo tôi hãy cho anh một cơ hội để tiếp tục che chở cho mẹ con tôi, được yêu thương tôi như ngày xưa anh từng hứa.
Tôi thực sự rất bất ngờ, rối bời với những gì chồng cũ nói. Anh là người đàn ông tốt, nhưng tôi giờ như con chim sợ cành cong, sau một cuộc hôn nhân quá nhiều mâu thuẫn và sự tổn thương sâu sắc, tôi vẫn sợ nếu mở lòng liệu có được hạnh phúc như mong muốn xưa kia. Tôi phải làm sao bây giờ?
Những câu nói đơn giản có thể khiến đàn ông vững vàng tiến lên phía trước Không chỉ đàn ông đơn phương là điểm tựa mà chính phụ nữ cũng nên biết cách thúc đẩy đàn ông tiến về phía trước. 01 Hưng là một người đàn ông xuất thân từ gia đình nghèo. Cha mẹ anh ở nông thôn, gia cảnh khó khăn nên từ khi đi học, Hưng đã vô cùng cố gắng. Bản thân anh có...