Sau chia tay, tìm người khác thay thế sao cho văn minh?
Không có tình cảm nhưng vẫn tìm đến người mới để thế chỗ người cũ, đây vẫn luôn là tình huống gây tranh cãi.
Hậu chia tay luôn là thời gian khó khăn với bất kỳ ai và nhiều người cũng khó tránh khỏi cảm giác trống rỗng. Đối mặt với những cảm xúc này, có người chọn cách lao vào công việc hay thú vui mới, có người để bản thân chìm vào đau khổ và cũng không ít người tìm một người mới thế chỗ. Và gây tranh cãi nhất chính là trường hợp cuối cùng.
Trong tiếng Anh có một từ dùng để mô tả việc tìm người thay thế này là “rebound”. “Rebound” không nhất thiết phải là tình yêu mà chỉ đơn giản là đi tìm người mới để quên đi người cũ. Trong mối quan hệ này, họ không ngừng nói về người cũ, chỉ xem người mới là thế thân và không mấy để tâm đến việc xây dựng mối quan hệ mới. Đây cũng chính là những lý do khiến cho “rebound” gây tranh cãi.
Vậy sau chia tay, tìm người thế chỗ ra sao cho văn minh?
Vấn đề này đã được Liz Kim Cương (Phan Kim Cương, sinh năm 1993), Jackie Njine (Jacques Njine, sinh năm 1994) và Quý Somsen thảo luận trong một talkshow mới đây.
Jackie Njine, Liz Kim Cương và Quý Somsen
Theo đó, khi được Quý Somsen hỏi rằng nên “rebound” thế nào để mình và người yêu cũ đều không bị tổn thương, cả Liz Kim Cương và Jackie Njine đều khẳng định ở thời điểm này, người cũ không còn quan trọng nữa. Thay vào đó mình phải làm sao để người mới không bị tổn thương mới đúng.
“Việc đầu tiên là mình nên cất người yêu cũ vô tủ. Mình không còn quan trọng suy nghĩ của người yêu cũ tại vì cũ rồi là cũ thôi. Hơn nữa, cứ nghĩ đến người cũ cũng nguy hiểm. Tức là mình cứ suy nghĩ rằng phải làm sao để người yêu cũ không bận lòng về mình thì đôi khi lại là hành động dư thừa” – Jackie chia sẻ.
Video đang HOT
Liz Kim Cương cũng đồng tình với quan điểm này và bổ sung thêm: “Người cũ thì cũng đã chẳng còn liên quan gì đến mình nữa, tại sao mình lại cứ phải vấn vương, phải làm hài lòng với người cũ? Trong khi đó người cần được hài lòng là người đang tốt hơn và mới đến với mình thì mình phải dành hết tất cả sự quan tâm của mình cho người mới mới đúng, không phải là dành hết sự quan tâm của mình cho người đã làm tổn thương mình”.
Còn để văn minh với người mới khi “rebound”, Jackie cho biết sau một mối quan hệ tình cảm, mỗi người đều phải lớn hơn, học được điều gì đó để khi gặp người mới, mình sẽ là người tử tế hơn, văn minh hơn và hiểu chuyện hơn. Theo Jackie, đó chính là cách tôn trọng người mới.
“Đương nhiên mình cũng không có thể nào trách nhiệm tới mức sẽ chắc chắn làm người mới vui được, vì tình cảm thì không đảm bảo được. Nhưng ít nhất là mình văn minh với họ, đó là cái quan trọng nhất. Và để làm được điều đó, hai bên nên thẳng thắn và chân thật với nhau về định hướng của mối quan hệ mới. Nếu đối phương cũng chỉ muốn rebound thì 2 người cũng cùng hướng, không ai có lỗi với ai, có chơi có chịu.
Có thể đến lúc nào đó, rebound có thể định nghĩa là một trạng thái. Đó là trạng thái mình đang không muốn yêu lâu dài, chỉ muốn có một mối quan hệ để không cảm thấy trống trải thôi. Nếu mình gặp được người cũng đang có nhu cầu như vậy thì sẽ không ai làm tổn thương ai, không ai đi ngược với mong muốn của ai. Và nếu lỡ như cái mối quan hệ đó nó không suôn sẻ thì cả hai cũng phải chấp nhận luật chơi” – Jackie nói.
Jackie Njine
Tổng kết những quan điểm của Liz Kim Cương và Jackie, Quý Somsen nói: “Một trong những cách rebound lành mạnh là mình phải thẳng thắn cho đối phương biết nhu cầu của mình trong thời điểm đó là gì. Mà thật ra để thẳng thắn được như vậy thì mình sẽ phải trải qua một cái giai đoạn là nhận thức được mình đang muốn rebound.
Có những người họ sẽ rebound một cách vô tình. Nên vẫn phải ngồi xuống tự hỏi mình xem là trạng thái cảm xúc của mình đang là như thế nào và quan trọng nữa là không nên nghe ai nói với mình là ‘Đừng nên rebound’ hay ‘Đừng nên yêu người yêu mới sau khi mới chia tay’ hay ‘Yêu như vậy là quá sớm’. Tại vì họ sẽ không bao giờ hiểu được trạng thái cảm xúc của mình và cái nỗi đau của mình tại thời điểm đó. Họ chỉ thấy được từ những cái có thể từ sách vở hay từ những câu chuyện họ biết được từ người khác và áp đặt, phóng chiếu nó lên mình. Họ làm cho mình cảm thấy mất đi tự tin hay là mình không sẵn sàng. Chỉ có bản thân của mình mới biết được rằng là mình muốn gì mình sẽ làm gì”.
Bạn trai tiết lộ bí mật của mẹ tôi, chuyện tình yêu nguy cơ đổ vỡ
Sau màn ra mắt vui vẻ, thái độ của bạn trai thay đổi hoàn toàn. Chúng tôi đang đứng trước nguy cơ phải chia tay nhau.
Chúng tôi dự định cuối năm kết hôn, vậy mà mọi chuyện có nguy cơ kết thúc chỉ vì tình huống không ai ngờ đến sau khi về nhà ra mắt.
Anh và tôi quen nhau qua vài người bạn chơi cùng. Cách đây 3 tuần, tôi về ra mắt gia đình anh, mọi chuyện đều tốt đẹp. Gia đình anh quý mến và khen tôi đẹp người đẹp nết.
Tôi là con gái một sống với mẹ. Hai mẹ con đùm bọc nhau mấy chục năm qua. Mẹ tôi quyết định làm mẹ đơn thân sau một lần lầm lỡ có bầu, nhưng nhà trai không chịu cưới. Tôi không có sự quan tâm của cha nên được mẹ dồn hết tình thương từ khi còn nhỏ đến lúc trưởng thành.
Bạn trai tiết lộ về bí mật trong quá khứ của mẹ, dẫn đến chuyện tình cảm có nguy cơ đổ vỡ (Ảnh minh họa: IT).
Nghe đến hoàn cảnh của gia đình, anh hứa sẽ không để tôi phải vất vả hay buồn về tinh thần. Anh hy vọng bên thông gia sẽ bù đắp phần nào sự thiếu thốn tình cảm mà tôi và mẹ không được vẹn tròn.
Tuần trước, tôi đưa bạn trai về ra mắt, hàng xóm và người thân bên ngoại cũng đến. Ai cũng vui cho mẹ tôi, vì sau biết bao nhiêu năm tần tảo nuôi con, sắp đến ngày được hưởng khoảng thời gian an nhàn bên con cháu.
Biết tin con rể tương lai ra mắt, mẹ tôi chuẩn bị 5 mâm cơm mời họ hàng, báo cáo tổ tiên. Sau màn chào hỏi, anh nói chuyện với mẹ tôi rất lễ phép. Mẹ giới thiệu qua về bản thân và gia đình, gương mặt anh có phần nghi hoặc điều gì đó. Tôi quan sát thái độ anh, thấy những lời nói chuyện cứ thưa thớt dần.
Khi bàn tiệc được dọn ra, anh đi chúc tụng mọi người, trò chuyện khá thoải mái. Màn ra mắt kết thúc trong niềm vui, tôi cảm nhận mọi chuyện hoàn hảo.
Tuy nhiên, tối hôm đó, anh nhắn tin với nội dung: "Chúng ta cần suy nghĩ nghiêm túc về mối quan hệ này". Khác với những lần gặp trước, anh không có gương mặt vui vẻ và sự thoải mái thường thấy.
Tôi cảm nhận có chuyện gì đó rất nghiêm trọng sắp xảy ra. Anh nói, mẹ tôi không phải là người xa lạ. Thời gian trôi qua, gương mặt của mẹ thay đổi. Sau khi nói chuyện, anh mới ngớ người vì mẹ tôi từng có thời gian qua lại với bố anh.
Tình cảm đó chỉ là "cảm nắng" nhưng vẫn khiến gia đình có thời gian không yên ổn. Mẹ giấu kín chuyện này nhiều năm qua nên tôi không hay biết.
Mẹ anh từng gặp mẹ tôi để nói chuyện và cảnh cáo. May mắn sau đó, mọi chuyện chưa đi quá giới hạn, gia đình anh vẫn giữ được hạnh phúc. Câu chuyện đó đã xảy ra hơn 10 năm, song anh và mọi người trong nhà đều biết.
Anh bảo khi nhắc đến nơi tôi sống, anh đã phần nào nhớ về ký ức đó. Dẫu thời gian trôi qua, trong lòng mẹ anh, đó vẫn vết thương lòng khó xóa mờ.
Vì vậy, chuyện cưới xin của chúng tôi sẽ rất khó khăn vì mẹ anh không dễ dàng chấp nhận. Anh cưới và sống với tôi nhưng không tránh khỏi lúc thông gia gặp mặt.
Anh khuyên tôi nên suy nghĩ nghiêm túc về chuyện tình cảm của hai đứa. Nếu xác định tiếp tục, phải đương đầu với những ngăn cản và thuyết phục được mẹ chồng tương lai.
Nghe xong câu chuyện từ anh, tôi hỏi mẹ về mọi chuyện. Mẹ thừa nhận từng "cảm nắng" bố anh. Mẹ khuyên tôi đừng nuôi hy vọng vào tình yêu này, đến với nhau chắc chắn không hạnh phúc. Nguyên nhân là sự khó thông cảm và chấp nhận từ hai bên gia đình.
Tôi không biết nên kiên trì cùng anh thuyết phục gia đình hay sớm chấm dứt mọi chuyện từ bây giờ để tìm tình yêu mới.
Biết xuất thân bạn gái của con trai, tôi liền khuyên chia tay nhưng bị con từ mặt Vì hai đứa nó mới yêu nhau được nửa năm, tình cảm còn chưa đậm sâu nên tôi khuyên con trai dứt luôn kẻo sau này rước lấy khổ vào người. Con trai năm nay 28 tuổi, tôi giục con lấy vợ từ lâu rồi mà mãi chẳng thấy nó dắt cô nào về ra mắt cả. Sốt hết cả ruột! Chính vì...