2 cách tự nhiên giúp trị vảy nến trên da đầu hiệu quả
Bạn bị vảy nến trên da đầu thì hãy chú ý những liệu pháp từ thiên nhiên dưới đây nhé.
Bệnh vẩy nến da đầu
Bệnh vẩy nến là một tình trạng các tế bào da tích tụ trên bề mặt da. Nguồn ảnh: Internet
Bệnh vẩy nến là một tình trạng các tế bào da tích tụ trên bề mặt da. Sự tích tụ này dẫn đến các mảng bong tróc, màu đỏ bạc và ngứa. Đôi khi những mảng đỏ này có thể gây đau đớn, nứt và chảy máu. Thông thường, tình trạng này ảnh hưởng đến da đầu, trán, sau tai và cổ. Trong trường hợp này, nó được gọi là bệnh vẩy nến da đầu.
Bệnh vẩy nến da đầu là một tình trạng mãn tính, có nghĩa là nó có xu hướng đến và đi theo thời gian. Thông thường, nó kích hoạt hoặc trở nên tồi tệ hơn bởi các yếu tố nhất định như: Căng thẳng, uống rượu, hút thuốc.
Bệnh vẩy nến da đầu cần được theo dõi và điều trị. Bệnh vẩy nến da đầu có thể gây ra tình trạng viêm mãn tính, thường xuất hiện với các vấn đề sức khỏe khác như: kháng insulin, viêm khớp, béo phì, cholesterol cao, bệnh tim. Hầu hết các bác sĩ khuyên dùng thuốc bôi, liệu pháp ánh sáng và thuốc ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể để điều trị bệnh vẩy nến da đầu. Nó có thể kết hợp điều trị y tế với các biện pháp khắc phục tại nhà để giảm các triệu chứng bệnh vẩy nến da đầu.
Dầu ô liu giúp làm bong tróc vẩy nến da đầu
BS Soheil Simzar (chuyên khoa da liễu), trường Y Geffen thuộc Đại học California ở Los Angeles cho biết, dầu ô liu không chỉ là một phần quan trọng của chế độ ăn Địa Trung Hải lành mạnh mà còn mang lại lợi ích cho những người bị bệnh vẩy nến da đầu, giúp làm giảm bong tróc vẩy.
Chỉ cần xoa bóp trực tiếp 1 hoặc 2 muỗng canh dầu vào da đầu. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh vẩy nến, để từ 10 phút đến qua đêm (nhớ đội mũ tắm để giữ cho áo gối sạch sẽ khi nằm). Dùng lược răng thưa nhẹ nhàng loại bỏ lớp vảy bong tróc, sau đó gội sạch đầu.
Giấm táo có thể làm giảm ngứa
Nhờ đặc tính kháng khuẩn, giấm táo có thể làm dịu sự kích ứng, giúp giảm ngứa da đầu và loại bỏ vảy nến.
Chuẩn bị hỗn hợp gồm 1 đến 2 phần nước và 1 phần giấm, sau đó thấm lên da đầu vài lần một tuần trong 10 phút.
Dùng lược chải nhẹ để loại bỏ vảy, sau đó gội và xả như bình thường.
Tuy nhiên, phương pháp điều trị tại nhà này không dành cho tất cả mọi người. Không sử dụng đối với các trường hợp có da đầu của bạn bị nứt hoặc chảy máu. Tiến sĩ Simzar cảnh báo.
Ngâm chân nước muối, chanh giúp loại bỏ da khô gót chân
Da bàn chân có ít tuyến dầu hơn các vùng da khác trên cơ thể. Do đó, chúng dễ bị hao mòn hàng ngày, dẫn đến da chết, khô cứng, nứt nẻ.
Nguyên nhân gây khô, nứt nẻ bàn chân và gót chân?
Video đang HOT
1. Thiếu độ ẩm: Da cứng, khô, nứt và bong tróc thường gặp nhất ở gót chân và lòng bàn chân vì chúng có ít tuyến dầu nhất. Những khu vực này không nhận đủ độ ẩm.
2. Nhiệt và độ ẩm: Việc thường xuyên đi giày kín, như ủng và giày thể thao, có thể tạo ra môi trường ẩm ướt xung quanh bàn chân. Khi chân tiếp xúc với nhiệt độ và độ ẩm một thời gian dài có thể làm mất độ ẩm của da, trở nên dày, khô và nứt nẻ.
3. Kích ứng: Mang giày không vừa chân trong nhiều giờ hoặc đứng quá lâu cũng có thể gây áp lực liên tục lên bàn chân, ma sát quá mức với da có thể làm cho da khô, cứng hoặc chai sạn.
4. Lão hóa: Theo tuổi tác, làn da của chúng ta mất khả năng giữ nước và trở nên mỏng hơn, kém căng mọng. Đây là một trong những lý do khiến những người lớn tuổi trải qua quá trình lão hóa tự nhiên thường gặp phải tình trạng da khô và cứng.
5. Béo phì: Béo phì là một nguyên nhân khác gây khô da chân, đơn giản là do bàn chân gánh nhiều trọng lượng hơn bình thường. Trọng lượng tăng thêm này có thể cản trở lưu thông máu và khiến da bàn chân và gót khô cứng.
6. Một số bệnh lý: Bệnh vẩy nến, bệnh nấm da chân, bệnh chàm và ung thư cũng có thể khiến da dưới bàn chân trở nên thô ráp, có vảy và khô. Các bệnh lý như tiểu đường và suy giáp cũng ảnh hưởng tới phần da chân.
7. Sử dụng xà phòng quá mức: Dùng quá nhiều xà phòng và sữa tắm có chứa hóa chất mạnh hoặc chất gây kích ứng có thể hút ẩm khỏi da và khiến da trở nên khô cứng.
Cách khắc phục tình trạng da khô gót chân, nứt nẻ
1. Tẩy tế bào chết cho bàn chân
Tẩy da chết là một kỹ thuật bao gồm việc loại bỏ da chết trên bề mặt bàn chân bằng phương pháp tẩy da chết vật lý hoặc hóa học.
Tẩy tế bào chết vật lý ở nhà bằng cách trộn trái cây, mật ong, đường và nước ấm, thoa hỗn hợp vào gót chân, massage vài phút rồi rửa sạch với nước ấm.
Sản phẩm tẩy da chết hóa học bao gồm kem dưỡng da hoặc chất lỏng loãng, chứa các axit alpha-hydroxy (như axit glycolic) giúp hòa tan các tế bào chết trên bề mặt da.
2. Dưỡng ẩm cho đôi chân
Thường xuyên dưỡng ẩm cho bàn chân có thể giúp giảm bớt lớp da khô hiện có và ngăn ngừa lớp da khô mới tích tụ dưới bề mặt bàn chân. Hãy dưỡng ẩm cho đôi chân của bạn sau khi sử dụng sản phẩm tẩy da chết.
Khi chọn các sản phẩm dưỡng ẩm, hãy tìm hiểu về thành phần có chứa:
- Chất làm mềm, bao gồm bơ và dầu có nguồn gốc thực vật.
- Chất giữ ẩm, chẳng hạn như lô hội, urê và axit hyaluronic.
- Các chất làm đầy, chẳng hạn như lanolin, petrolatum và dầu dừa.
Thận trọng: Tránh kem dưỡng ẩm, kem và nước thơm có chứa cồn, màu nhân tạo và hương liệu có thể làm trầm trọng thêm tình trạng da khô.
3. Sử dụng đá bọt hoặc giũa chân
Đá bọt hoặc giũa chân bằng kim loại giúp loại bỏ da khô, cứng và vết chai ở bàn chân. Đá bọt là một loại đá dung nham tự nhiên có thể giúp bạn loại bỏ da chết và vết chai ở chân. Cách thực hiện như sau:
- Ngâm chân trong nước ấm một thời gian để làm mềm da chết.
- Lấy viên đá bọt hoặc giũa chân và làm ướt bằng nước ấm.
- Chà xát nhẹ nhàng lên vùng da chết hoặc vết chai theo chuyển động tròn.
- Rửa sạch da chết ở chân và lặp lại quy trình nếu cần.
- Lau khô bàn chân và dưỡng ẩm bằng kem dưỡng da, kem hoặc dầu dưỡng.
Thận trọng: Không sử dụng đá bọt trên các vùng da bị thương hoặc đau vì nó có thể làm trầm trọng thêm tình trạng khô da và thậm chí gây tổn thương.
4. Ngâm chân trong nước ấm
Ngâm chân trong nước ấm giúp làm dịu, làm mềm vùng da gót chân chai sần, cải thiện lưu thông máu đến bàn chân và có thể giữ cho da không bị khô trở lại.
Bạn thêm một lượng nhỏ giấm vào nước ngâm chân để giúp khử trùng chân và khử mùi hôi chân. Ngoài ra bạn cũng có thể ngâm chân với một số nguyên liệu tự nhiên rất tốt dưới đây:
Nước chanh: Axit citric trong chanh được cho là có thể phá vỡ lớp da chết cứng đầu và vết chai chân, giúp làm mịn da.
- Trộn 2 thìa nước cốt chanh với thìa đường.
- Nhẹ nhàng chà hỗn hợp lên vùng da thô ráp, giữ nguyên trong 5-7 phút và rửa sạch bằng nước ấm.
Lưu ý: Tránh dùng chanh trên da chân nếu bạn có bất kỳ vết thương, vết nứt hoặc vết thương hở nào. Các axit tự nhiên trong chanh có thể gây ra cảm giác bỏng rát.
Muối Epsom
Muối Epsom (hay còn gọi là muối vô cơ) thực chất là dạng tinh thể của một hợp chất khoáng được gọi là magie sulfat. Hòa tan muối Epsom vào nước và ngâm chân trong 20 phút. Dùng bàn chải chân hoặc đá bọt để tẩy tế bào chết cho bàn chân khô và nứt nẻ. Điều này có thể giúp loại bỏ da chết trên bàn chân của bạn và cũng tăng cường dưỡng ẩm cho da.
Bột yến mạch
- Lấy bột yến mạch và nước hoa hồng chia thành 2 phần bằng nhau.
- Trộn và nhẹ nhàng thoa hỗn hợp này lên bàn chân.
- Giữ nguyên khoảng 20 đến 30 phút, dùng bàn chải tẩy tế bào chết cho bàn chân, rửa sạch bằng nước lạnh và để chân khô.
5. Mang tất giữ ẩm trong thời gian đi ngủ
Để đảm bảo bàn chân của bạn được giữ ẩm nhiều hơn, hãy sử dụng tất có lót gel dưỡng ẩm chất lượng tốt. Loại tất này chứa các loại dầu tự nhiên và vitamin giúp hydrat hóa và phục hồi vùng da khô dưới chân của bạn. Bạn cũng có thể đi tất cotton sau khi thoa kem dưỡng ẩm vào chân.
Nỗi ám ảnh làm trắng da và hệ lụy khủng khiếp với phụ nữ Ấn Độ Một buổi sáng, cô bé Banik quên thoa kem và chỉ trong vài giờ, một nốt mụn thịt đã xuất hiện trên cằm. Banik bắt đầu nổi nhiều mụn và một năm sau thì lông mọc khắp mặt. Soma Banik ghi lại trải nghiệm đau thương của mình với kem steroid trên một blog về chăm sóc da. Ảnh: CNN Trên điện thoại...