165 thí sinh 27 điểm trở lên sẽ được xét bổ sung vào trường đại học lớn
Theo Bộ GD-ĐT, cả nước có 165 thí sinh đạt điểm thực 27 điểm/3 môn trượt đại học và đã được bộ này “nhờ” các trường đại học lớn xét tuyển bổ sung.
Theo nhận định của các thí sinh trên diễn đàn Cộng đồng sinh viên 2K3, 2018 là năm có đề thi khó nhất, còn 2021 là năm khó đỗ đại học nhất – DƯƠNG QUỐC LỢI
Chiều 20.9, trả lời báo chí, đại diện Bộ GD-ĐT cho biết, bộ này đã trao đổi với một số trường đại học lớn về việc xem xét quyền lợi cho các thí sinh điểm cao nhưng không đỗ bất kỳ nguyện vọng nào.
Các trường này cho biết sẵn sàng xét tuyển bổ sung những thí sinh có kết quả thi THPT 2021 cao và thuộc đối tượng đạt 27 điểm thực/3 môn, căn cứ vào nguyện vọng và điểm đạt được theo điểm chuẩn của từng ngành học cụ thể.
Bộ GD-ĐT cũng cho biết, trong kỳ xét tuyển vừa qua, số thí sinh đạt 27 điểm thực (cho tổng 3 môn, chưa tính điểm ưu tiên) trở lên nhưng không trúng tuyển nguyện vọng xét tuyển nào là 165 thí sinh, trong đó 3 thí sinh được trên 28 điểm.
Video đang HOT
Trong 165 thí sinh, có 51 thí sinh đăng ký xét tuyển vào các trường khối dân sự, 114 thí sinh xét tuyển vào các trường công an, quân đội. Trong 165 thí sinh, 61 em có điểm xét tuyển, đã cộng điểm ưu tiên, điểm học bạ, đạt từ 29,5 điểm xét trở lên nhưng không trúng tuyển nguyện vọng nào.
97/114 thí sinh đăng ký xét tuyển vào các trường công an, quân đội chỉ đăng ký 1 nguyện vọng. Trong số 51 thí sinh đăng ký xét tuyển vào các trường khối dân sự, có 10 em chỉ đăng ký 1 nguyện vọng.
Như Báo Thanh Niên đã phản ánh, từ tối 15.9, nhiều thí sinh đã “sốc nặng” sau khi hàng loạt trường đại học công bố điểm chuẩn.
Thay vì “tăng nhẹ”, “tăng chút chút”, “tăng đối đa 1,5 đến 2 điểm”… như các chuyên gia và cả đại diện Bộ GD-ĐT dự báo suốt một tháng trước, điểm chuẩn hàng loạt mã ngành tăng từ 5 điểm trở lên.
Cụ thể, theo Bộ GD-ĐT, cả nước có 3.259 mã ngành thì 30 ngành có điểm chuẩn tăng từ 9 – 11 điểm, 265 ngành có điểm chuẩn tăng 5 điểm trở lên.
Bình thường hay không?
Cho dù lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) lý giải rằng, điểm chuẩn đại học (ĐH) năm 2021 tăng vọt là chuyện bình thường, nhưng theo ý kiến của nhiều phụ huynh, việc thí sinh đạt 30 điểm vẫn trượt ĐH là không bình thường, phi lý trong giáo dục.
Hoặc chí ít khi thấy dấu hiệu từ mùa tuyển sinh 2020, Bộ GDĐT phải sớm có giải pháp để thí sinh không thiệt thòi.
Ảnh minh họa
Theo phân tích từ lãnh đạo Bộ GDĐT: Các trường "top" trên điểm chuẩn tăng không nhiều lắm, chỉ tiêu không tăng, số thí sinh còn lại vào các trường "top" giữa tăng vọt. Khi tỷ lệ số thí sinh đăng ký trên số chỉ tiêu tăng hẳn như thế thì chuyện tăng điểm chuẩn là bình thường...
Lãnh đạo Bộ GDĐT cũng cho rằng, việc xét tuyển ĐH là câu chuyện cạnh tranh. Bộ GDĐT đã đưa ra mô hình xét tuyển nhiều trường, nhiều ngành và cơ hội trong tay thí sinh.
Nói như vậy, nghĩa là với cách xét tuyển hiện nay thì thí sinh phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về sự lựa chọn của mình, mà ở sự lựa chọn nào cũng phải chấp nhận sự may rủi.
Đúng là trên thực tế, mùa tuyển sinh 2021 thí sinh có hẳn 3 lần được điều chỉnh nguyện vọng. Những thí sinh có kết quả điểm thi cao tự tin chọn nguyện vọng 1 vào trường yêu thích và dự kiến có điểm chuẩn cao chứ không chọn giải pháp an toàn như năm trước. Nhưng không phải thí sinh nào cũng sáng suốt như vậy. Việc được quyền thay đổi nguyện vọng tới 3 lần đã khiến nhiều thí sinh rối. Thành thử, cứ điều chỉnh đi lại đâm ra hóa trượt.
Vậy thí sinh điểm cao vẫn trượt ĐH có còn cơ hội nào nữa không? Sau khi công bố điểm chuẩn xét tuyển ĐH đợt 1 - 2021, nhiều trường cho biết đã tuyển gần đủ chỉ tiêu. Song cũng còn một số ít trường "top" giữa và "top" cuối cho biết sẽ tuyển chỉ tiêu bổ sung, và tiếp tục tuyển thí sinh diện đặc cách tốt nghiệp.
Như vậy có thể hiểu, ở mùa tuyển sinh 2021 với đa số các trường "top" trên, trong đợt 1 xét tuyển theo điểm thi THPT cơ hội của các em đã gần như khép lại. Nhiều thí sinh đạt từ 25, 26 điểm ở các khối C, D đã vỡ mộng vì không được học ngành hoặc trường mình yêu thích. Nhìn những cô cậu học trò nức nở, bỏ ăn, sầu não... hỏi phụ huynh nào không đau lòng?
Nếu nhìn vào điểm xét tuyển ĐH 2 năm qua, hẳn có người sẽ thốt lên: học trò bây giờ giỏi thật! Với ngành học mà điểm thi đạt 30/30 thì đúng là nể phục quá. Và mức điểm chuẩn lên tới 30,5 (khoa Sư phạm Ngữ văn - ĐH Hồng Đức), nếu không có điểm ưu tiên - thì nói theo ngôn ngữ của bọn trẻ là vẫn "tạch" như thường.
Điểm thi cao mà vẫn trượt - cho dù có được lý giải thế nào đi chăng nữa, nhiều người cũng thấy chưa hài lòng, rõ ràng đó là một điều không bình thường. Nếu những dấu hiệu này đã âm ỉ từ mùa tuyển sinh 2020, lẽ ra nhà quản lý cần phải lưu tâm để sớm có giải pháp cân bằng chỉ tiêu ở các phương thức tuyển sinh.
Kỳ thi "2 trong 1" được tổ chức từ năm 2015, tới nay đã qua 6 năm thực tế và cái kết như chúng ta đang thấy. Một kỳ thi phục vụ đồng thời 2 mục đích vừa căn bản vừa phân hóa sẽ rất khó. Theo đó, Bộ GDĐT cần có đánh giá tổng thể về phương thức tuyển sinh "2 trong 1"; cần nghiêm túc xem xét lại kỳ thi, sớm có sự điều chỉnh trong lộ trình đổi mới thi cử, tạo điều kiện cho những thí sinh thực sự có năng lực, có ước mơ và có điều kiện học ĐH được toại nguyện.
Trượt đại học có phải là một thất bại? Khi một cánh cửa đóng lại, ắt sẽ có một cánh cửa khác mở ra nếu bạn đủ tỉnh táo để tìm thấy tay nắm cửa. Trượt đại học có thể là một thất bại, nhưng "bỏ cuộc chắc chắn là cách duy nhất để thất bại"... Trượt đại học có phải là một thất bại? Thất bại luôn có tính chất thời...