15 bác sĩ cứu người đàn ông có vết thương thấu bụng
Sau khi tiếp nhận nạn nhân, bệnh viện ở Cần Thơ huy động 5 kíp phẫu thuật cấp cứu.
Sáng 18/12, bác sĩ Phạm Thanh Phong, Phó giám đốc Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ, cho biết 15 bác sĩ của nhiều chuyên khoa vừa phối hợp phẫu thuật cứu bệnh nhân bị vết thương thấu bụng phức tạp, nguy kịch. Hiện bệnh nhân đã rút ống thở, vết mổ khô, tỉnh táo, tiếp xúc tốt, sinh tồn ổn định.
Bác sĩ phẫu thuật 5 giờ để cứu ông K. Ảnh: T.P.
Theo bác sĩ Phong, chiều 16/12 đơn vị tiếp nhận bệnh nhân H.M.K. (55 tuổi, ngụ quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ) trong tình trạng có vết thương bị đâm vào vùng hông lưng trái. Lúc đó, ông K. lơ mơ, mạch bằng 0, huyết áp không đo được.
Trước tình hình nguy kịch của bệnh nhân, bệnh viện kích hoạt quy trình báo động đỏ nội viện và huy động 5 kíp trực với 15 bác sĩ để cứu ông K. Khi chuẩn bị vào phòng mổ, ông K. hôn mê, bụng chướng căng, mạch nhanh, huyết áp khó đo dù đang sử dụng thuốc vận mạch liều cao.
Video đang HOT
Với chẩn đoán sốc mất máu do vết thương phức tạp vùng hông lưng trái thấu bụng, các bác sĩ đã mất đến 5 giờ phẫu thuật, truyền 29 đơn vị và chế phẩm máu cho ông K.
Ông K. đã được rút ống thở máy. Ảnh: T.P.
“Bệnh nhân được cứu sống nhờ xử trí cấp cứu ban đầu tốt và kịp thời áp dụng quy trình báo động đỏ liên viện. Ngoài ra, việc chuyển viện an toàn của bệnh viện tuyến trước và sự phối hợp nhịp nhàng của tuyến sau cũng giúp cứu sống bệnh nhân. Bệnh viện Huyết học – Truyền máu TP Cần Thơ cũng cung cấp nhanh chóng máu và chế phẩm máu với số lượng lớn”, ông Phong chia sẻ.
Quy trình báo động đỏ liên viện là quy trình phối hợp, hỗ trợ khẩn cấp giữa các bệnh viện nhằm cấp cứu người bệnh trong tình trạng nguy kịch cần sự phối hợp can thiệp của nhiều bác sĩ, chuyên gia có nhiều kinh nghiệm thuộc những chuyên khoa khác nhau, huy động nhiều nguồn lực trong thời gian ngắn nhất để cấp cứu có hiệu quả.
Khi quy trình báo động đỏ được khởi động, các thủ tục được đơn giản hóa, nhân viên y tế sẽ có cơ hội tiếp cận bệnh nhân trong vài phút. Việc triển khai quy trình báo động đỏ tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ đã cứu được nhiều bệnh nhân nguy kịch.
Cứu 10 người bị nhồi máu cơ tim trong hai ngày
Các bác sĩ ở Cần Thơ đã chạy đua với tử thần để cứu 10 trường hợp nhồi máu cơ tim cấp bằng hình thức can thiệp mạch vành.
Ngày 16/12, bác sĩ Phạm Thanh Phong, Phó giám đốc Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ, cho biết khoa Tim mạch can thiệp của đơn vị đã cứu liên tiếp 10 bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp trong hai ngày 9 và 11/12. Hiện sức khỏe các bệnh nhân ổn định, chuẩn bị xuất viện.
Theo bác sĩ Phong, nhồi máu cơ tim là tình trạng tắc hoàn toàn một hoặc nhiều nhánh động mạch vành. Khi động mạch cung cấp máu nuôi tim bị tắc một cách đột ngột, tế bào cơ tim sẽ chết.
Bác sĩ kiểm tra một trong 10 bệnh nhân nhồi máu cơ tim được cấp cứu thành công. Ảnh: T.P.
Nhồi máu cơ tim là tình trạng khẩn cấp. Nguyên tắc chung khi cấp cứu trường hợp này là tái lập dòng máu chảy trong đoạn động mạch vành bị tắc càng sớm càng tốt. Điều này giúp cứu vãn tối đa phần cơ tim thoi thóp do thiếu máu nuôi dưỡng.
"Nhồi máu cơ tim là một trong những bệnh lý về tim gây nguy hiểm đến tính mạng, người bệnh mắc bệnh nên được điều trị càng sớm càng tốt. Kỹ thuật can thiệp mạch vành với bệnh nhân nhồi máu cơ tim có thể được coi là phương pháp hữu hiệu nhất hiện nay", bác sĩ Phong chia sẻ.
Mối liên hệ giữa nhiệt độ không khí và nhồi máu cơ tim được chứng minh qua nhiều nghiên cứu trên thế giới. Khi nhiệt độ không khí giảm, nguy cơ nhồi máu cơ tim cấp tăng cao hơn.
"Về mùa lạnh, huyết áp thường tăng cao so với mùa hè khoảng 5 mmHg. Sự duy trì liên tục mức huyết áp này sẽ làm tăng 21% các biến chứng tim mạch. Với người có bệnh mạch vành, khi trời lạnh, nhu cầu oxy cho cơ tim tăng hơn. Vì thế, nguy cơ cao xuất hiện dấu hiệu của các bệnh mạch vành như đau ngực, nhồi máu cơ tim cấp", bác sĩ Phong nói.
Bác sĩ đang can thiệp mạch vành cho bệnh nhân nhồi máu cơ tim. Ảnh: T.P.
Bác sĩ Phong khuyến cáo vào mùa lạnh, người dân cần được giữ ấm cơ thể, đặc biệt là người cao tuổi hoặc có tiền sử mắc các vấn đề tim mạch như tăng huyết áp, tiểu đường, mạch vành. Người dân cần tránh ra trời lạnh đột ngột vào buổi sáng, nhất là lúc mới ngủ dậy.
Người có bệnh lý tim mạch nên chú ý giữ gìn sức khỏe khi thời tiết thay đổi, đặc biệt là khi trời lạnh và tuân thủ điều trị.
Với trẻ nhỏ mắc các bệnh tim bẩm sinh, thời tiết lạnh dễ làm bệnh nặng hơn. Ngoài ra, trời lạnh còn dễ khiến trẻ mắc các bệnh lý về hô hấp, như viêm họng, viêm đường hô hấp trên, viêm phổi. Các bé cần được giữ ấm cổ và cơ thể, quàng khăn, đeo khẩu trang và hạn chế ra ngoài trời lạnh, cung cấp đủ dinh dưỡng cho trẻ. Khi trẻ có dấu hiệu của bệnh, cha mẹ cần đưa con đến thăm khám và điều trị tại các chuyên khoa về tim mạch.
Cắt bỏ ngón giữa của bàn tay người làm bếp bị máy xay thịt cuốn Người phụ nữ 46 tuổi ở Vĩnh Long nhập viện cấp cứu với một phần của chiếc máy xay thịt còn dính chặt vào bàn tay bị cuốn dập nát. Sáng 28/11, bác sĩ Phạm Thanh Phong, Phó giám đốc Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ, cho biết đơn vị vừa phẫu thuật xử lý bàn tay bị dập nát của...