10 ưu tiên của nước Nga
Theo Tổng thống Nga Vladimir Putin, những lĩnh vực trọng điểm và ưu tiên phát triển của nước Nga đến năm 2030 đã được nêu trong thông điệp liên bang và sẽ tập trung vào “chương trình nghị sự kinh tế cho sự phát triển của nước Nga – những thay đổi về chất và về cơ cấu diễn ra ở đất nước chúng ta mà chúng tôi dự định hỗ trợ một cách tích cực, có mục đích, tập hợp nguồn lực về tài chính, nhân sự và tổ chức ở cả cấp liên bang, cấp khu vực và thành phố”.
Thay đổi về cơ cấu xuất nhập khẩu
Nga đặt mục tiêu đến năm 2030 sẽ lọt top 25 quốc gia hàng đầu thế giới về mật độ robot hóa.
Nước Nga sẽ hỗ trợ cho xuất khẩu phi tài nguyên, với khối lượng xuất khẩu sẽ tăng ít nhất 2/3 vào năm 2030 so với năm 2023. Nga sẵn sàng mang lại cho các nước khác mối quan hệ đối tác công nghệ và công nghiệp, các dịch vụ đào tạo nhân sự quốc gia, nội địa hóa sản xuất, dịch vụ kỹ thuật… Bất chấp các lệnh trừng phạt, Nga vẫn là một trong những bên tham gia chủ chốt trong thương mại toàn cầu. Mối quan hệ của Nga với các nước châu Á tăng 60% từ năm 2020 đến năm 2023; tăng gấp 2 lần đối với Trung Đông; tăng 69% với châu Phi và 42% với Mỹ Latinh. Các nước thân thiện với Nga chiếm 3/4 kim ngạch thương mại của nước này.
Theo Tổng thống Putin, việc tăng cường kết nối giao thông là rất cần thiết, cụ thể là phát triển tuyến đường sắt phương Đông, hành lang Bắc – Nam và hành lang theo hướng biển Azov – Biển Đen. Ngoài ra, việc phát triển tuyến đường Biển Bắc là rất quan trọng. Trong tương lai, vận tải theo tuyến đường này có thể vượt 150 triệu tấn. Một ủy ban phát triển các khu vực Bắc Cực và tuyến Biển Bắc sẽ được thành lập trong Hội đồng Nhà nước. Ngoài ra, việc phát triển cơ sở hạ tầng thanh toán xuyên biên giới cũng được Moscow tập trung. Từ năm 2021 đến năm 2023, tỷ trọng đồng ruble trong thanh toán cho hàng xuất khẩu của Nga đã tăng gần gấp 3 lần, lên 39%.
Đổi mới tăng trưởng kinh tế
Cuối năm 2023, tăng trưởng GDP của Nga là 3,6% và trong quý I/2024 là 5,4%. Trong năm 2023, tăng trưởng kinh tế Nga được đảm bảo ở mức 45,5% ở các ngành cơ bản như sản xuất, xây dựng, logistics, thông tin liên lạc, nông nghiệp, điện lực và các dịch vụ nhà ở xã hội khác. Tăng trưởng ở các lĩnh vực cung ứng là 61,6%. Đó là thương mại, khách sạn và nhà hàng, tài chính và các lĩnh vực khác. Nước Nga hiện vẫn là nền kinh tế đứng thứ 4 thế giới tính theo sức mua tương đương. Theo ông Putin, điều quan trọng là phải đảm bảo tốc độ tăng trưởng cao ổn định và chất lượng tăng trưởng trong dài hạn.
Sự phát triển kinh tế cung ứng sẽ làm giảm mức nhập khẩu xuống còn 17% GDP vào năm 2030. Tổng thống Putin cho rằng tỷ trọng nhập khẩu giảm không phải do các rào cản hành chính, mà nhờ vào năng lực sản xuất của nước Nga tăng lên, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu trong nước về các sản phẩm của ngành chế biến, nông nghiệp, dịch vụ, IT và nhiều ngành khác. Ví dụ như việc hình thành ngành công nghiệp sản xuất thịt, Nga hiện đang đứng thứ 4 thế giới về sản xuất thịt.
Tổng thống Nga cho biết, đến năm 2030, đầu tư vào vốn cố định sẽ tăng thêm 60% theo giá trị thực so với mức năm 2020. Năm 2021, kế hoạch tăng trưởng đầu tư là 4,5% nhưng con số thực tế là 8,6%. Năm 2022, kế hoạch là 9,5%, thực tế là 15,9%. Năm 2023, kế hoạch là 15,1%, nhưng thực tế là 27,2%, tức là gần gấp đôi kế hoạch.
Để đạt được mục tiêu này, ngân sách của Quỹ Phát triển công nghiệp và khối lượng cho vay của ngân hàng đối với các dự án chủ quyền công nghệ sẽ tăng gần gấp đôi. Hơn nữa, nhà nước sẵn sàng chia sẻ rủi ro với các nhà đầu tư. Tổng thống Putin đã yêu cầu Chính phủ và Ngân hàng Trung ương Nga đề xuất các biện pháp bổ sung để khuyến khích các công ty niêm yết chứng khoán và xem xét cơ chế bù đắp chi phí phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng cho các công ty công nghệ nhỏ.
Video đang HOT
Chất lượng thị trường lao động
Hiện nay, Nga là nước đang có tỷ lệ thất nghiệp thấp kỷ lục, 2,6%, và nếu 15 năm trước câu hỏi là tìm việc làm thế nào thì bây giờ câu hỏi là tìm nhân sự ở đâu. Vì vậy, nhiệm vụ là phải điều chỉnh lại hệ thống giáo dục nghề nghiệp theo nhu cầu thị trường lao động. Đến năm 2030, tỷ lệ “việc làm tay nghề cao” – tức là các chuyên gia làm việc trong các ngành có giá trị tăng cao và do đó có mức lương cao hơn – sẽ tăng lên. Đồng thời, Moscow cũng chú trọng không chỉ nhân sự trẻ mà cả các chuyên gia giàu kinh nghiệm và cả vấn đề lương hưu cho người lao động cũng sẽ được điều chỉnh từ ngày 1/2/2025.
Tăng hiệu quả kinh tế
Phát triển du lịch là một trong những ưu tiên dài hạn.
Phải tăng năng suất lao động, kéo theo đó là nhu cầu tăng cường đầu tư và đổi mới doanh nghiệp. Đến năm 2030, Nga sẽ lọt top 25 quốc gia hàng đầu thế giới về mật độ robot hóa, đồng nghĩa với việc triển khai hơn 100.000 robot. Mục tiêu đến năm 2030 của Nga là thu hút ít nhất 40% doanh nghiệp vừa và lớn trong các lĩnh vực cơ bản phi tài nguyên của nền kinh tế, cũng như tất cả các tổ chức nhà nước và thành phố trong lĩnh vực xã hội, tham gia các dự án tăng năng suất lao động.
Cách mạng nền tảng kỹ thuật số
Trong điều kiện đương đại, năng suất lao động liên quan trực tiếp đến số hóa và sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo. Theo đó, đến năm 2030, Nga cần tạo ra nền tảng số trong tất cả các lĩnh vực then chốt của nền kinh tế và xã hội. Trong 6 năm tới, ít nhất 80% tổ chức của Nga trong các lĩnh vực then chốt của nền kinh tế cần chuyển sang sử dụng phần mềm nội địa. Để đạt được mục tiêu này, một số biện pháp sẽ được đưa ra để hỗ trợ ngành công nghệ thông tin, bao gồm giảm thuế thu nhập 5% cho các công ty công nghệ thông tin của Nga, có hiệu lực đến năm 2030.
Ứng dụng công nghệ hiện đại trong lĩnh vực kinh tế
Theo Tổng thống Putin, trong 6 năm tới, Nga có kế hoạch trở thành một trong 10 nước hàng đầu thế giới về nghiên cứu và phát triển. Chi tiêu trong nước cho mục đích này sẽ tăng lên mức tối thiểu 2% GDP. Do đó, một số dự án quốc gia trong lĩnh vực chủ quyền công nghệ sẽ được triển khai trong các lĩnh vực như phương tiện sản xuất và tự động hóa, vật liệu mới, hóa học, dịch vụ vũ trụ, công nghệ năng lượng… Nga cần hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho hoạt động kinh doanh để các công ty đầu tư vào các sáng kiến giàu tri thức và có tầm nhìn dài hạn. Điều quan trọng là phải đảm bảo bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của các nhà phát triển trong nước, cụ thể là chuẩn bị cho khả năng chuyển giao bằng sáng chế trong lĩnh vực phát triển khoa học từ người đặt hàng sang người sáng tạo ra chúng.
Tăng cường vai trò doanh nghiệp vừa và nhỏ
Nga hiện có 6,5 triệu doanh nghiệp vừa và nhỏ. 6 năm trước, Nga đặt mục tiêu có 25 triệu lao động cho các doanh nghiệp nhóm này và nay đã đạt được. Đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhãn hiệu riêng rất quan trọng. Năm 2023, hơn 143.000 đơn đăng ký nhãn hiệu đã được nộp – nhiều gấp đôi so với trước đại dịch COVID-19. Duma Quốc gia Nga đã thông qua luật liên bang về hoạt động sáng tạo trong phiên họp mùa xuân năm 2024 để hỗ trợ nhiều thương hiệu khu vực. Các điểm bán hàng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của các doanh nghiệp nhỏ, mới thành lập, cho phép người tiêu dùng ở các thành phố và thị trấn xa xôi tiếp cận nhiều loại hàng hóa khác nhau. Bên cạnh đó là hệ thống phân phối rộng khắp.
Mở khóa khu vực tiềm năng
Năm 2025, các dự án quốc gia và chương trình nhà nước mới sẽ được triển khai để phát triển hệ thống giáo dục và chăm sóc sức khỏe, thúc đẩy các hoạt động thể thao văn hóa và cải thiện tình trạng môi trường của các thành phố và làng mạc ở Nga. Đặc biệt, Chính phủ Nga đang thảo luận về kế hoạch chuyển cấu trúc cao tầng của các tập đoàn và công ty nhà nước lớn nhất sang các khu vực, ví dụ như việc Công ty RusHydro chuyển từ Moscow đến Krasnoyarsk.
Công ty RusHydro chuyển từ Moscow đến Krasnoyarsk nhằm mục tiêu tạo động lực phát triển vùng.
Ông Putin cũng nhắc lại việc quy hoạch tổng thể cho các thành phố ở vùng Viễn Đông và Bắc Cực. Các chương trình sẽ được phê duyệt cho 200 thành phố nữa. Bắt đầu từ năm tới, khối lượng các khoản vay này sẽ được nâng lên, tăng ít nhất 250 tỷ ruble/năm. 2/3 các khoản vay ngân sách trước đây hiện đang bắt đầu được xóa nợ. Ngoài ra, Tổng thống Nga đã đề cập đến việc đưa đất đai không có chủ sở hữu vào lưu thông và việc cho vay thế chấp. Tất cả các gia đình có con nhỏ dưới 6 tuổi đều có thể nhận được khoản thế chấp ưu đãi ở mức 6% mỗi năm.
Tổng thống Nga đề xuất áp dụng tỷ lệ tương tự đối với việc mua nhà ở các thị trấn nhỏ và với những đối tượng thiếu nhà ở, chẳng hạn như các gia đình có 2 con, trong đó có ít nhất 1 con là trẻ vị thành niên. Các điều kiện tương tự sẽ được áp dụng ở tất cả các vùng đối với những gia đình muốn xây nhà riêng cho mình. Chính phủ sẽ khởi động những chương trình như vậy từ ngày 1/7/2024. Một ưu tiên trong dài hạn khác là phát triển du lịch. Đến năm 2030, tỷ trọng của ngành du lịch trong GDP sẽ tăng lên 5% và số chuyến du lịch trong nước bao gồm lưu trú tại khách sạn sẽ tăng lên 140 triệu lượt.
Giảm nghèo, giảm bất bình đẳng và tăng thu nhập hộ gia đình
Nga muốn đảm bảo tốc độ tăng trưởng cao ổn định và chất lượng trong dài hạn.
Mấu chốt của câu chuyện này, theo Tổng thống Putin, là phải đảm bảo tăng trưởng tiền lương nhanh chóng. Nếu hiến pháp hiện nay quy định mức lương tối thiểu phải vượt mức đủ sống thì trong tương lai nó sẽ gắn liền với sự tăng trưởng chung của tiền lương trong nền kinh tế. Theo ông Putin, bắt đầu từ năm tới, tỷ lệ giữa mức lương tối thiểu và mức lương trung bình mà phần lớn người lao động trong nền kinh tế nhận được sẽ được thiết lập. Vào năm 2025, mức lương tối thiểu ở Nga sẽ bằng 48% mức lương trung bình, do đó sẽ vượt 22.000 ruble/tháng, tức là tăng khoảng 15%. Sau đó, tỷ lệ với mức lương sẽ được điều chỉnh tăng, để đến năm 2030, mức lương tối thiểu sẽ là 35.000 ruble/tháng trở lên.
Nâng cao chất lượng cuộc sống
Các biện pháp cần thực hiện để đạt được mục đích này gồm: Hỗ trợ tỷ lệ sinh và gia đình đông con, bảo vệ quyền lợi của bà mẹ và trẻ em, tăng khả năng tiếp cận hệ thống chăm sóc dài hạn cho người già và người khuyết tật, cải thiện hệ thống giáo dục và chăm sóc sức khỏe, nâng cao chất lượng môi trường sống, tiến tới gia tăng tuổi thọ trung bình của người Ng
Người dân Nga tưởng niệm các nạn nhân vụ khủng bố
Ngày 24/3, cả nước Nga đã hạ cờ rủ để tưởng niệm những người thiệt mạng trong vụ tấn công khủng bố ở ngoại ô Moscow cách đây hai ngày, vụ tấn công đẫm máu nhất ở Nga trong hai thập kỷ.
Người dân đặt hoa và cờ Nga tại nơi xảy ra vụ tấn công khủng bố. Ảnh AP.
Tổng thống Vladimir Putin trước đó tuyên bố 24/3 là ngày quốc tang sau khi cam kết truy lùng và trừng phạt tất cả những kẻ đứng sau vụ tấn công khiến 133 người thiệt mạng, trong đó có 3 trẻ em và hơn 150 người bị thương.
"Tôi bày tỏ lời chia buồn sâu sắc, chân thành tới tất cả những người đã mất người thân", ông Putin nói trong bài phát biểu trước quốc dân ngày 23/3, bình luận công khai đầu tiên của ông về vụ tấn công. "Cả đất nước và toàn thể nhân dân chia sẻ nỗi đau cùng gia đình các nạn nhân".
Tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo đã nhận trách nhiệm về vụ tấn công hôm 22/3. Tuy nhiên, một số quan chức Nga vẫn nghi ngờ vụ việc có liên quan đến Ukraine. Kiev đã nhiều lần phủ nhận bất kỳ vai trò nào trong vụ tấn công.
Người dân Nga đã đến đặt hoa tại khu phức hợp Crocus City Hall, nơi có sân khấu với sức chứa 6.200 chỗ ngồi ở ngoại ô Moscow, địa điểm 4 người đàn ông có vũ trang xông vào ngay trước những màn trình diễn âm nhạc.
Đây là cuộc tấn công đẫm máu nhất vào lãnh thổ Nga kể từ cuộc bao vây trường học Beslan năm 2004, khi những kẻ khủng bố bắt hơn 1.000 người, trong đó có hàng trăm trẻ em, làm con tin.
Ông Putin cho biết 11 người đã bị bắt giữ, trong đó có 4 tay súng, những kẻ đã trốn khỏi phòng hòa nhạc và tìm đường đến vùng Bryansk, cách Moscow khoảng 340 km. "Chúng cố gắng lẩn trốn và di chuyển về phía Ukraine, nơi mà theo dữ liệu sơ bộ, một cánh cửa đã được chuẩn bị sẵn từ phía Ukraine để vượt qua biên giới quốc gia", ông Putin nói.
Người dân tưởng niệm các nạn nhân thiệt mạng. Ảnh AP.
Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB) cho biết các tay súng có liên hệ ở Ukraine và bị bắt gần biên giới.
Trong đoạn video được truyền thông Nga và các kênh Telegram có quan hệ chặt chẽ với Điện Kremlin công bố, một trong những nghi phạm cho biết hắn đã được hứa trả tiền để thực hiện vụ tấn công.
Chuyến công du đưa hợp tác song phương Nga - Triều Tiên lên tầm cao mới Ngày 18/6, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tới Bình Nhưỡng, bắt đầu chuyến thăm chính thức CHDCND Triều Tiên theo lời mời của nhà lãnh đạo Kim Jong-un. Đây là chuyến đi đầu tiên của người đứng đầu Điện Kremlin tới Triều Tiên, kể từ năm 2000, khi ông gặp cố lãnh đạo Kim Jong-il. Điện Kremlin mô tả, đây là "chuyến...