10 nguyên tắc nuôi dạy con ngoan ngoãn, tự lập ngay từ nhỏ
Phương pháp giáo dục có ảnh hưởng lớn tới hành vi và tính cách của trẻ trong tương lai.
Chăm sóc và nuôi dạy con cái là hành trình nhiều thử thách lẫn khó khăn đối với các bậc phụ huynh. Phương pháp giáo dục có ảnh hưởng lớn tới tính cách cũng như hành vi của trẻ sau này. Chính vì vậy, ngay từ nhỏ, bố mẹ nên quan sát và tìm ra cách phù hợp nhất với trẻ. Dưới đây là 10 nguyên tắc nuôi dạy con ngoan ngoãn, tự lập ngay từ nhỏ mà các bậc phụ huynh có thể áp dụng.
1. Trở thành tấm gương tốt cho con
Mọi người vẫn thường được nghe câu “Con cái chính là tấm gương phản chiếu của cha mẹ”, nhìn hành động và tính cách của con, có thể thấy được phương pháp giáo dục của phụ huynh là đúng hay sai. Đừng nói với con bạn những gì bạn muốn chúng làm, cách tốt nhất là để chúng bắt chước theo hành động của cha mẹ. Thay vì lúc nào cũng khuyên con cái đọc sách rất tốt cho trí não, bạn hãy hình thành cho mình thói quen đọc sách và thường xuyên đọc cho trẻ nghe.
2. Khen đúng lúc đúng việc
Khen ngợi bé cũng cần có phương pháp, thay vì những câu nói chung chung như “con giỏi quá, con làm tốt lắm”, thì cha mẹ nên đi thẳng vào vấn đề như “con giải toán đúng rồi”, “con quét nhà rất sạch”. Hãy khen bé khi bé làm được một việc tốt để con có động lực phát huy và duy trì tinh thần đó. Lời khen tuy đơn giản nhưng lại chính là món quà khen thưởng ý nghĩa nhất để con có những cư xử tốt. Bạn không nên dùng vật chất để khen thưởng bé vì như thế sẽ tạo thói quen không tốt cho con.
3. Chấp nhận một số điều chưa hoàn hảo từ con
Dù là người lớn hay trẻ con thì đều có những lúc làm sai. Đây hoàn toàn là điều bình thường. Cha mẹ tốt là người chấp nhận điều chưa tốt và cho con cơ hội để sửa sai. Nếu như lúc nào bạn cũng đòi hỏi bé phải làm tốt dẫn đến việc con sẽ đánh mất các kĩ năng cần thiết như khó chấp nhận thất bại, sợ bố mẹ mắng…
4. Cho trẻ sự tự do
Việc áp đặt hay ép buộc không phải lúc nào cũng tốt, đặc biệt là trong giáo dục con cái. Khi con được tự do làm điều con thích, tự do thể hiện cá tính thì chắc chắn đó sẽ là một đứa trẻ hạnh phúc. Bạn hãy cho bé không gian tự do hoạt động, đừng theo dõi và quát mắng bé như “Đừng trèo lên đó” hay “Đừng động vào đó”…
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bạn sẽ để trẻ được tự do bay nhảy 100%. Thay vào đó, bạn chỉ cần để trẻ vui chơi dưới sự kiểm soát của bạn. Lúc này, hãy bên ở cạnh để quan sát nhằm đảm bảo rằng con vẫn đang được an toàn. Làm như thế sẽ giúp bé trở nên tự tin và kiên trì hơn, cố gắng theo đuổi mọi thứ chúng muốn.
Video đang HOT
5. Tôn trọng ý kiến của trẻ
Khi trẻ đưa ra yêu cầu, hãy lắng nghe và đánh giá xem liệu làm như vậy có những ưu/ nhược điểm gì. Cho dù bạn không đồng ý, hãy giải thích và cho trẻ lý do chính đáng. Để con được tham gia và thảo luận mọi chuyện trong gia đình cũng sẽ khiến bé cảm thấy con được yêu thương và tôn trọng. Việc bố mẹ cứ bắt ép trẻ phải làm theo ý kiến của người lớn là không nên, khiến bé không có sự sáng tạo, không tự vận động suy nghĩ, làm cho bé ngày càng trở nên thụ động vì mọi việc chỉ làm theo sự sắp xếp của bố mẹ.
6. Khuyến khích con tự kiểm soát hành vi
Trong cuộc sống, con sẽ gặp phải rất nhiều điều làm con bực mình, buồn lòng hay mệt mỏi. Những lúc đó, con nên học được cách ứng phó sao cho thích hợp, ví dụ như bình tĩnh, phân tích sự việc và tìm ra cách xử lý phù hợp nhất.
7. Dạy con tự giác từ bé
Một số những việc làm đơn giản như vệ sinh cá nhân, làm bài tập về nhà, giúp bố mẹ một số công việc trong nhà… cần được trẻ tự giác hoàn thiện. Dĩ nhiên, nếu không được dạy bảo, con sẽ không biết cần phải làm những điều đó. Tự giác là một trong những đức tính tốt, cha mẹ hãy tán dương khi con thực hiện điều này. Ví dụ như việc bé tự giác soạn quần áo, sách vở, sắp xếp chăn gối khi thức dậy… Hãy dành một lời khen để động viên cũng như khuyến khích bé tiếp tục duy trì thói quen tốt ấy.
8. Dạy con lễ phép, kính trên nhường dưới
Dù được phép tự do hoạt động, tự do làm điều bé muốn trong những nguyên tắc của bạn đặt ra nhưng cũng hãy dạy bé cách tôn trọng gia đình, lễ phép với ông bà cha mẹ. Không được tập cho bé thói quen ỷ lại vào tình thương của bố mẹ, ông bà mà trở nên ương bướng.
Đặc biệt, trong những lời giao tiếp với các thành viên trong gia đình phải có sự dạy dỗ nghiêm ngặt, không nên để bé nói những câu nói không lễ phép với người lớn.
9. Không đánh mắng, quát nạt con
Khi cha mẹ la mắng, đánh đòn, đứa trẻ sẽ học cách làm tương tự khi chúng khó chịu với người khác. Ngược lại, dù bạn đang nóng giận mà vẫn cư xử tử tế thì trẻ sẽ học cách xử sự với người khác bằng sự bình tĩnh và tôn trọng. Bạn có thể bình tĩnh và nhẹ nhàng nói với trẻ đó không phải là những gì con nên làm thay vì la hét hay sử dụng một giọng điệu ác ý và nghiêm khắc.
10. Phương pháp nuôi dạy con đúng cách là phải rõ ràng và nhất quán
Khi bạn đã nói “không”, bạn nên giữ vững quan điểm đó, đừng vì trẻ mè nheo, quấy khóc mà nhượng bộ. Nếu làm vậy thì sự nỗ lực sẽ trở nên vô nghĩa. Thay vào đó, phụ huynh có thể đưa ra những gợi ý cho việc giải quyết vấn đề chứ tuyệt đối không nhượng bộ cho các đòi hỏi từ con.
Con lớn lên sẽ cảm ơn cha mẹ nếu từ nhỏ được làm 3 điều 'vô nghĩa' này
Có những điều trong mắt người lớn là tốn thời gian, vô nghĩa nhưng kỳ thực lại mang về tác dụng vô cùng to lớn với trẻ.
Cha mẹ nào cũng muốn con tập trung học hành, chăm chỉ trau dồi kiến thức để có cơ hội thành công sau này, cuộc đời vì thế cũng suôn sẻ, bớt vất vả. Thế nhưng, vì quá kỳ vọng vào con, đôi khi cha mẹ bỏ qua hoặc không xem trọng những điều tưởng chừng "nhỏ nhặt" khác.
Trên thực tế, trong sự phát triển của trẻ em, không có gì là "vô ích", đặc biệt là 3 điều sau đây, trong mắt người lớn dường như vô dụng, nhưng đối với trẻ đóng một vai trò tích cực.
Cho phép trẻ em có sở thích "vô dụng"
Trong bộ phim tài liệu "Little Junior", cậu bé 11 tuổi Ân Nhiên (Trung Quốc) đặc biệt thích nghiên cứu sâu bọ, thậm chí ở nhà còn dành một nơi để nuôi sâu. Cha mẹ bé cũng rất khuyến khích sở thích của con trai. Ân Nhiên trong quá trình khám phá sâu bọ kết giao với rất không ít nhân vật uyên bác, học được rất nhiều kiến thức chuyên môn. Có cha mẹ thì hoàn toàn ngược lại, xem những sở thích ngoài học hành của con là vô nghĩa, ép con từ bỏ những thứ "vớ vẩn", chỉ chuyên tâm chuyện nâng cao thành tích.
Một đứa trẻ nếu sớm tìm được sở thích là điều may mắn. Tuy nhiên, nếu không có sự hỗ trợ của cha mẹ, may mắn này có thể trở thành một bi kịch.
Mỗi đứa trẻ có những thế mạnh khác nhau. Một số giỏi vẽ, một số thích làm thủ công, một số quan tâm đến lập trình, một số mê mẩn với nghiên cứu côn trùng. Không bao giờ có sở thích "vô dụng", ngay cả khi đứa trẻ không thể trở thành một chuyên gia trong lĩnh vực này, trong quá trình khám phá, trẻ cũng sẽ gặt hái được rất nhiều điều: Con được tôn trọng, hiểu được tình yêu, hiểu thế nào niềm vui.
Vì vậy, cha mẹ không nên cản trở trẻ có sở thích "vô dụng", hãy là một người ủng hộ vững chắc đằng sau con mình.
Cho phép con dành thời gian "vô ích" để đọc sách
Trẻ em được làm quen với việc đọc sách từ sớm có thành tích học tập tốt hơn trong tất cả môn ở cấp tiểu học cho đến đại học. Sách sẽ mang đến cho trẻ một kho kiến thức khổng lồ, cải thiện khả năng hiểu biết, khả năng phân tích, khả năng logic.
Có một câu hỏi từng thu hút: "Bắt đầu đọc sách từ trường tiểu học, đến khi tốt nghiệp đại học, suốt 16 năm, rất nhiều sách, đọc và sẽ quên, như vậy liệu có gì hữu ích?". Một trong những câu trả lời được lời khen ngợi là: "Giống như bạn đã ăn bữa ăn trong 16 năm, thức ăn vào dạ dày và đi ra ngoài một lần nữa. Nhưng trong 16 năm, cơ thể của bạn phát triển từng ngày".
Những cuốn sách đã đọc cũng vậy, mặc dù bạn quên chúng, nhưng miễn là bạn đọc, sẽ có một phần trở thành kiến thức của riêng bạn. Một nghiên cứu được công bố vào tháng 5 năm 2013 trên tạp chí Tâm lý học chuyên nghiệp của Hiệp hội Tâm lý Học Hoa Kỳ cho thấy, khả năng đọc của một người ở tuổi lên 7 có liên quan trực tiếp đến tình trạng kinh tế xã hội của họ sau khi lớn lên.
Giai đoạn 3-12 tuổi là giai đoạn vàng để phát triển khả năng đọc. Cha mẹ phải hướng dẫn trẻ đọc nhiều, càng đọc nhiều sách, càng hấp thụ chất dinh dưỡng, sự phát triển nội tâm của đứa trẻ cũng mạnh mẽ.
Tất nhiên, cha mẹ khi lựa chọn sách cho con phải phù hợp với nhu cầu của con nhưng đồng thời phải có định hướng của người lớn. Sự định hướng này phải tinh tế, khéo léo để con không có cảm giác bị cha mẹ ép đọc. Có thể thuyết phục con thử đọc những thể loại khác nhau để đánh giá sách cho khách quan, không nên quá định kiến hoặc cực đoan, một chiều trong việc chọn sách.
Cho phép trẻ "lao động vô ích"
Đối với việc cho trẻ em làm việc nhà, nhiều bậc cha mẹ không đồng ý, họ muốn con dành thời gian để học hành cải thiện điểm số. Nhiều phụ huynh cũng có suy nghĩ: Lớn lên con tự khắc sẽ biết làm mọi thứ.
Nhưng, các học giả Harvard đã thực hiện một cuộc khảo sát và đi đến kết luận rằng: So những đứa trẻ làm việc nhà với những đứa trẻ chỉ đợi cha mẹ phục vụ, tỷ lệ việc làm ở tuổi trưởng thành là 15:1 và tỷ lệ tội phạm là 1:10. Trẻ em thích làm việc nhà có chỉ số sức khỏe tâm thần và chỉ số hạnh phúc gia đình cao hơn. Ngay cả trong học tập, trẻ em thường làm việc nhà có xu hướng xuất sắc hơn.
Nếu bạn nghĩ rằng trẻ làm việc nhà chỉ đơn giản là làm việc, bạn đã sai. Lấy hành động mua thức ăn nấu cơm mà nói cũng đã ẩn giấu rất nhiều điều để học hỏi. Xây dựng thực đơn, mua nguyên liệu khảo sát khả năng lập kế hoạch của trẻ, khả năng linh hoạt; Quá trình nấu ăn kiểm tra xem trẻ em có phân bổ thời gian một cách khoa học hay không, rèn luyện khả năng thực hành của trẻ; Bày biện, cũng có thể nhìn thấy trẻ làm mọi thứ cẩn thận, thậm chí thẩm mỹ.
Sự phát triển của một đứa trẻ được tích lũy và phát triển bởi vô số những điều nhỏ dường như vô dụng. Đừng đánh giá thấp bất kỳ hành động và hành vi dường như vô dụng, không có mục đích, ngược lại, cần quan sát, phân tích, tích cực hướng dẫn và giúp đỡ con mình.
7 tuyệt chiêu giúp con nhanh chóng đến trường mỗi sáng Với 7 tuyệt chiêu dưới đây, bố mẹ có thể giúp bé nhanh chóng đến trường mỗi sáng mà không lo muộn giờ học, giờ làm. Sử dụng đèn báo thức Việc bắt chước mặt trời mọc sẽ giúp sản xuất hormone thức tỉnh. Điều này giúp người lớn và trẻ nhỏ bước ra khỏi giường với tâm trạng sảng khoái và vui...