10 loại rau củ quả tuyệt đối không nên ăn cả vỏ
Một số loại rau củ quả khi ăn cả vỏ sẽ bị trúng độc, gây khó chịu cho hệ tiêu hóa.
Khoai tây. Trong vỏ khoai tây có chứa glycoalkaloids, nếu tích trữ trong cơ thể một số lượng nhất định sẽ khiến cơ thể trúng độc. Vì độc tố phát tác chậm, biểu hiện không rõ ràng nên thường bị xem nhẹ. Khi tiêu hóa hai món khoai tây chiên, thịt bò nướng thì dạ dày tiết ra nồng độ axit khác nhau, dẫn đến tình trạng kéo dài thời gian cứ trú của thực phẩm trong dạ dày, kéo dài thời gian hấp thụ và tiêu hóa thức ăn, gây khó chịu cho đường tiêu hóa.
Quả hồng. Khi hồng chưa chín, chất tanin tồn tại chủ yếu trong thịt hồng, sau khi chín, tanin sẽ tập trung ở vỏ hồng. Sau khi tanin được đưa vào cơ thể ngoài, dưới tác động của axit dạ dày, sẽ phản ứng với protein trong thực phẩm hình thành sỏi trong dạ dày, tích trữ độc tố, gây nên nhiều bệnh tật.
Khoai lang. Trong vỏ khoai lang chứa rất nhiều kiềm, nếu ăn quá nhiều sẽ gây khó chịu cho đường tiêu hóa. Những đốm nâu và đen trên vỏ khoai tây bị nhiễm độc tố alternaria, sẽ sản sinh ipomarone sẽ gây tổn thương gan và ngộ độc. Người bị ngộ độc sẽ thấy buồn nôn, tiêu chảy, nếu bị nặng sẽ sốt cao, đau đầu, khó thở, co giật, nôn ra máu, hôn mê, thậm chí dẫn đến tử vong.
Ngân hạnh (bạch quả). Trong vỏ ngân hạnh có chứa độc tố ammonocarbonous acid (còn có tên hy-droginkgolic acid), nó có thể dễ dàng kết hợp với cytochrome oxidase của cơ thể, làm cho hợp chất của tế bào này mất hết hoạt tính, khiến tế bào không thể tiếp nhận oxy gây tổn thương trung khu thần kinh, gây ngộ độc. Ngoài ra, cũng không nên ăn nhiều quả ngân hạnh chín.
Hoa hiên (rau kim châm) tươi. Trong hoa hiên có chứa độc tố kiềm colchicine sau khi vào cơ thể nó bị oxy hóa chuyển thành hợp chất độc hại. Sau khi ăn sẽ gây ra các triệu chứng tương tự như viêm dạ dày cấp, viêm ruột cấp tính rất dễ chuẩn đoán sai. Rau kim châm khô, trong quá trình chế biến đã được ngâm nước, như vậy chất colchicine đã được hòa tan gần hết, do đó không gây độc hại gì.
Đậu tằm. Hồng cầu của người thiếu glucose 6 phosphate dehydrogenase (G6PD), sau khi ăn đậu tằm sẽ gây vàng da tán huyết, hay còn gọi là “favism” (bệnh đậu tằm). Bệnh này mang tính di truyền, vì vậy những người có tiền sử gia đình về chứng thiếu G6PD thì nên đi khám và tốt nhất là không nên ăn đậu tằm.
Mộc nhĩ tươi. Trong mộc nhĩ tươi có chứa chất morpholine rất nhạy cảm với ánh sáng. Sau khi ăn mộc nhỉ được chiếu sáng dưới ánh nắng mặt trời sẽ dẫn đến viêm da ánh sáng. Trường hợp nặng hơn sẽ gây phù nề thanh quản khiến việc hô hấp gặp khó khăn. Vì vậy, không nên ăn mộc nhĩ tươi mà phải qua sơ chế, nấu chín.
Video đang HOT
Mã thầy. Mã thầy thường được trồng ở ruộng nước, vì vậy, vỏ của nó có thể chứa các chất độc hại và phân bón hóa học. Ngoài ra, trong vỏ của mã thầy còn có các loại ký sinh trùng, nếu ăn mã thẩy mà không rửa, bỏ vỏ thì rất dễ gây bệnh.
Đậu ván. Thành phần độc tố trong đậu ván là hợp chất saponin và chất ức chế trypsin (trypsin inhibitor). Những chất độc này sau khi bảo quản ở nhiệt độ thấp trong tủ lạnh thì độc tính của nó càng rõ rệt hơn, cao hơn. Khi xào nấu chưa chín hẳn (màu sắc vẫn xanh) ăn vào chắc chắn sẽ trúng độc. Sau khi ăn khoảng 1 – 4 giờ đồng hồ, sẽ có triệu chứng hoa mắt, váng đầu, lợm giọng, nôn ói, sau đó đau quặn bụng và tiêu chảy. Trước khi nấu bạn nên luộc chín vớt cái đổ nước, đem tráng qua nước lã xong mới dùng để xào nấu, sẽ không trúng độc.
Rong biển có màu xanh tím. Khi ngâm rong biển trong nước mà nó chuyển sang màu xanh tím chứng tỏ rong biển đã bị nhiễm chất độc hại polypeptide dưới biển trong một thời gian dài. Những độc tố này không thể giải độc khi nấu chín, vì vậy tốt nhất không nên ăn.
Theo Kiến thức
8 loại vitamin, dưỡng chất giúp tăng khả năng sinh sản
Vitamin E là một trong những vitamin quan trọng nhất cho hoạt động của cơ thể, nó cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình sinh sản.
Vitamin D có nhiều trong các loại thực phẩm tự nhiên. Ảnh: Acnehubs.
Vô sinh đang là mối lo ngại chung của nhiều quốc gia, hiện nay hàng triệu đôi trên thế giới đang lo lắng tìm giải pháp cho vấn đề này, bằng cách dùng thuốc hoặc thụ tinh ống nghiệm. Tuy nhiên, các chuyên gia về sinh sản khuyên, trước khi dùng đến những biện pháp can thiệp y tế, các cặp vợ chồng nên tăng cường hấp thụ các loại vitamin và dưỡng chất đã được chứng minh làm tăng khả năng sinh sản như:
1. Vitamin E
Là một trong những vitamin quan trọng nhất cho hoạt động của cơ thể, vitamin E cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình sinh sản. Một chế độ ăn nghèo vitamin E có thể dẫn đến vô sinh, hơn nữa đây còn là thành phần chủ chốt giúp cải thiện chức năng và sức khỏe của tế bào.
Vitamin E cũng là hợp chất thiết yếu được tìm thấy trong tinh trùng và trứng. Ngoài việc bảo vệ màng tế bào chống lại tác hại của các gốc tự do, vitamin E cũng hoạt động như một chất chống oxy hóa hiệu quả giúp cải thiện chức năng miễn dịch. Hấp thụ vitamin E hằng ngày có thể ngăn ngừa và khắc phục tình trạng thiếu máu, rối loạn tinh thần, rất tốt cho những người bị xơ nang và bệnh tuyến vú.
2. L-Carnitine
L-Carnitine là một axit amin thiết yếu để điều trị vô sinh, nhất là ở nam giới. Chất này ảnh hưởng lớn đến khả năng sinh sản của nam giới và đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành tế bào tinh trùng. L-Carnitine kích thích việc sản sinh tự nhiên của tinh trùng, làm tăng số lượng tế bào tinh trùng, nhờ đó tăng khả năng sinh sản. L-Carnitine không chỉ giúp tăng sinh tinh mà còn tăng cường khả năng vận động và sức khỏe của tinh trùng. Chất này có thể mang lại hiệu quả đặc biệt trong việc điều trị vô sinh do tuổi tác ở nam giới.
3. Co-enzyme Q10
Trong nhiều thập kỷ, Co-enzyme Q10 được chứng minh là một hợp chất rất cần thiết cho sức khỏe và một làn da đẹp. Đây cũng là một thành phần rất phổ biến trong nhiều loại kem dưỡng da.
Lượng Co-enzyme Q10 được cơ thể sản xuất ra sẽ chậm dần và giảm dần theo độ tuổi. Do đó nồng độ chất này thấp khi tuổi cao có thể dẫn đến vô sinh ở cả nam và nữ.
Nam giới bổ sung Co-enzyme Q10 có thể giúp tăng số lượng tinh trùng và cải thiện khả năng vận động của các "chiến binh", nhờ đó làm tăng khả năng sinh sản. Ngoài ra, Co-Enzyme Q10 còn được xem là chất chống oxy hóa tự nhiên giúp chống lại tác hại của các gốc tự do.
4. Vitamin C
Vitamin C rất tốt cho cơ thể. Loại vitamin này được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực thẩm mỹ (làm đẹp da và tóc), đồng thời làm tăng chức năng của hệ thống miễn dịch.
Nếu được dùng với lượng vừa phải, vitamin C cũng làm tăng khả năng sinh sản và cải thiện lượng hormone. Những phụ nữ đang được điều trị hấp thụ vitamin C mỗi ngày thường có mức progesterone cao hơn, đây là một loại hormone quan trọng quyết định khả năng sinh sản. Bên cạnh đó, các loại vitamin tự nhiên còn giúp tiêu hóa tốt hơn, tăng khả năng hấp thụ dưỡng chất của cơ thể.
5. Axit folic
Folic là một axit bổ sung có tác dụng kỳ diệu đối với những người gặp vấn đề về sinh sản, đặc biệt là ở phụ nữ. Một trong những nguyên nhân dẫn đầu gây vô sinh ở phụ nữ là thiếu trứng, trong khi axit folic sẽ giúp kích thích quá trình rụng trứng.
Với một lượng vừa đủ axit folic cần thiết cho sự phát triển trí não của cả mẹ và thai nhi, nhưng một nồng độ axit folic không thích hợp có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của em bé sau này. Do đó nếu muốn áp dụng biện pháp điều trị này, bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn điều trị với axit folid nhằm đảm bảo không có bất kỳ nguy cơ nào dẫn đến dị tật cho đứa trẻ.
6. Nhân sâm maca (Peru)
Sâm maca được sử dụng rộng rãi ở Peru có nguồn gốc từ người Inca cổ, được biết đến với tác dụng làm tăng khả năng sinh sản của phụ nữ. Rễ maca thường được sử dụng để nấu ăn và cả trong điều trị vô sinh hiếm muộn, giúp tăng năng lượng, cải thiện trí nhớ và chức năng nhận thức.
7. "Cây bá bệnh" Eurycoma Longifolia
Đây là loại cây được tìm thấy nhiều ở một số quốc gia châu Á, có thể sử dụng với nhiều hình thức, đơn giản nhất là dùng để nấu nước uống như trà. Loại cây này giúp cải thiện khả năng tình dục và sự cương dương, được dùng rộng rãi để điều trị các vấn đề về tình dục, chẳng hạn rối loạn chức năng cương dương.
Eurycoma Longifolia được chứng minh có tác dụng kích thích sản sinh testosterone tự nhiên. Đây là hormone quan trọng không kém progesterone cho quá trình thụ thai. Thảo dược này còn có nhiều lợi ích khác như hỗ trợ điều trị ung thư, tốt cho những bệnh nhân bị sốt rét, lao, cao huyết áo, giảm đau xương, cơ bắp, nhức đầu, tiêu chảy và ho mãn tính.
8. Ashwagandha (sâm Ấn Độ)
Một loại dược thảo tự nhiên điều trị vô sinh hiếm muộn hiệu quả là Ashwagandha. Loại thực vật này còn giúp điều trị hen suyễn, bệnh ngoài da, viêm phế quản, mất ngủ và viêm khớp. Ashwagandha không những giúp điều trị vô sinh ở nam và nữ, tăng ham muốn tình dục mà còn làm giảm những vết sưng, viêm trên cơ thể.
Theo Thi Trân
VnExpress, Lifespan
Đậu bắp - nguồn dinh dưỡng kỳ diệu Từ lâu, dân gian nhiều nơi đã biết sử dụng thân, lá và quả non đậu bắp có vị hơi chua, mát để trị các chứng tiểu khó, bệnh lậu; rễ và lá non chữa ho khan, viêm họng... ăn đậu bắp thường xuyên sẽ giúp cơ thể giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đái tháo đường, béo phì và cả ung...