10 điều cần biết về hội chứng Covid kéo dài

Theo dõi VGT trên

Người mắc Covid-19 không triệu chứng hay điều trị ICU đã khỏi đều có thể mắc hội chứng hậu Covid, tỷ lệ dao động từ 20 đến 96%.

Tương tự các hội chứng hậu nhiễm SARS hay MERS (hội chứng hô hấp Trung Đông), ngày càng có nhiều báo cáo về những ảnh hưởng kéo dài sau mắc Covid-19. Tình trạng này được công nhận như một hội chứng ảnh hưởng đa cơ quan, với các triệu chứng biểu hiện dai dẳng.

Hội chứng hậu Covid là gì?

Bệnh Covid kéo dài là tình trạng bệnh nhân mặc dù đã hồi phục khỏi Covid-19 cấp tính nhưng các triệu chứng vẫn còn kéo dài trên 4 tuần kể từ lúc khởi phát nhiễm trùng. Các triệu chứng này có thể đã có từ đợt bệnh cấp hoặc xuất hiện sau khi hồi phục.

Những ai sẽ mắc hội chứng hậu Covid?

Tất cả bệnh nhân Covid-19 cấp tính đều có thể mắc hội chứng hậu Covid, bao gồm người không triệu chứng tới bệnh nhân rất nặng phải điều trị trong đơn vị chăm sóc tích cực (ICU).

Đối tượng nguy cơ

Nhiều nghiên cứu chứng minh độ nặng của Covid-19 cấp tính có liên quan những yếu tố nguy cơ như: tuổi già, nam giới, béo phì, bệnh mạch vành, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, đái tháo đường… Tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào cho thấy nguy cơ mắc hội chứng hậu Covid liên quan đến các yếu tố kể trên. Văn phòng Thống kê Quốc gia Anh báo cáo hai nhóm tỷ lệ mắc hậu Covid nhiều nhất là nữ và nhóm tuổi 35-49.

Tỷ lệ mắc

Hội chứng Covid kéo dài rất phổ biến. Nhiều báo cáo cho thấy tỷ lệ mắc hội chứng này dao động 20-96%, tùy nghiên cứu. Nhìn chung, ước đoán khoảng 80% bệnh nhân sau khi khỏi sẽ bị ít nhất một triệu chứng hậu Covid.

Biểu hiện bệnh

Video đang HOT

Giống Covid-19 cấp tính, hội chứng Covid kéo dài gây tổn thương và biểu hiện triệu chứng ở nhiều cơ quan: hô hấp, tim mạch, tâm thần kinh, tiêu hóa, nội tiết, thận, da lông.

Triệu chứng thường gặp nhất là mệt mỏi kéo dài, đau đầu, đau cơ khớp, ho, khó thở, đặc biệt là khó thở khi vận động gắng sức, rụng tóc, mất mùi-vị, giảm khả năng nhận thức như: giảm tập trung, lú lẫn, hay các rối loạn tâm lý như: lo âu, trầm cảm, rối loạn giấc ngủ.

Covid kéo dài không chỉ biểu hiện bằng các triệu chứng lâm sàng kể trên, mà còn thể hiện bằng những bất thường cận lâm sàng như: bất thường xét nghiệm như tăng men tim kéo dài, rối loạn đường huyết, rối loạn hormone giáp, giảm độ lọc cầu thận… ; rối loạn chức năng hô hấp: giảm độ khuếch tán phổi, hạn chế dung tích phổi; bất thường hình ảnh học: xơ phổi, giãn phế quản trên CT scan ngực, rối loạn chức năng tâm thất qua siêu âm tim,…

Cơ chế gây bệnh

Các chuyên gia giả thuyết ba cơ chế gây ra tình trạng này. Thứ nhất, do virus xâm nhập trực tiếp vào tế bào cơ thể trong đợt bệnh cấp tính, gây phá hủy tế bào và để lại những tổn thương vĩnh viễn ở nhiều cấu trúc cơ quan. Thứ hai , do đáp ứng viêm quá mức dẫn đến sự tăng cao nồng độ các chất gây viêm (cytokines) trong máu và các mô cơ thể gây nên tình trạng viêm mạn tính nhiều cơ quan; và đáp ứng miễn dịch có phần sai lệch của cơ thể dẫn đến sự hình thành các tự kháng thể kháng lại chính tế bào cơ thể người, từ đó làm rối loạn chức năng nhiều cơ quan. Thứ ba, tình trạng bệnh lý nặng trong đợt cấp như suy hô hấp, tụt huyết áp, tình trạng tắc mạch, giảm oxy mô dẫn đến những tổn thương tế bào khó hồi phục ở nhiều cơ quan.

Ngoài ra, các yếu tố tâm lý xã hội tiêu cực từ đại dịch: mắc bệnh, mất người thân, cách ly xã hội, cô lập, nỗi lo về tài chính, thất nghiệp,… cũng gây ra các triệu chứng tâm lý kéo dài sau Covid.

Hội chứng hậu Covid có nguy hiểm?

Giống như Covid-19 cấp tính, Covid kéo dài cũng biểu hiện đa cơ quan với nhiều mức độ khác nhau, từ rất nhẹ như rụng tóc, mệt mỏi đến những tình trạng bệnh lý nặng hơn như: xơ phổi dạng tổ ong, di chứng đột quỵ não, di chứng nhồi máu cơ tim, hay suy thận giai đoạn cuối.

Bệnh kéo dài trong bao lâu?

Nhiều triệu chứng có thể tự giới hạn hay có thể kiểm soát với những phương pháp điều trị tiêu chuẩn và chỉ tồn tại trong 2-6 tháng như đau đầu, đau cơ khớp. Song cũng có những di chứng tồn tại vĩnh viễn như di chứng đột quỵ hay di chứng nhồi máu cơ tim.

Điều trị

Điều trị hội chứng Covid kéo dài đòi hỏi kiến thức chuyên sâu về hậu Covid cũng như cần kế hoạch chặt chẽ, lâu dài và sự kết hợp của nhiều chuyên khoa. Hiện, TP HCM đã có nhiều cơ sở tại các bệnh viện chuyên trị bệnh lý Covid kéo dài, kết hợp tập vật lý trị liệu.

Phòng ngừa

Hội chứng hậu Covid có thể xảy ra ở mọi bệnh nhân Covid-19 từ nhẹ đến nặng, với biểu hiện lâm sàng đa dạng, đôi khi chỉ là bất thường trên các cận lâm sàng mà không có triệu chứng. Tất cả bệnh nhân hồi phục cần được theo dõi, tầm soát các rối loạn có thể có, từ đó lên kế hoạch điều trị tích cực, lâu dài.

10 điều cần biết về hội chứng Covid kéo dài - Hình 1

Chụp CT kiểm tra phổi cho một bệnh nhân ho và khó thở kéo dài do hội chứng hậu Covid tại bệnh viện Nam Sài Gòn. Ảnh. Hoàng Khương

Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Thy
Khoa Nội – Hô hấp, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Nam Sài Gòn

Alzheimer làm tăng nguy cơ mắc COVID-19 nghiêm trọng và tử vong

Các nguyên nhân gây sa sút trí tuệ cũng là yếu tố nguy cơ gây ra mức độ nghiêm trọng và tử vong ở COVID-19 và những nguy cơ này rõ ràng hơn đối với bệnh nhân Alzheimer.

Alzheimer làm tăng nguy cơ mắc COVID-19 nghiêm trọng và tử vong - Hình 1

Đây là kết quả một nghiên cứu được thực hiện ở Brazil, do các nhà nghiên cứu tại Đại học São Paulo (USP) và Viện Butantan phối hợp thực hiện.

Alzheimer có nguy cơ mắc COVID-19 nghiêm trọng và tử vong cao gấp 3 lần

Sa sút trí tuệ đã được xác định là một yếu tố nguy cơ của COVID-19, cùng với các bệnh đi kèm khác, như tim mạch, hô hấp, huyết áp cao, tiểu đường, béo phì và ung thư. Một yếu tố nữa là tuổi tác: Bệnh nhân sa sút trí tuệ có xu hướng già hơn.

Tuy nhiên, trước đây chưa có nghiên cứu nào được tiến hành để tìm hiểu xem liệu những người bị rối loạn thoái hóa thần kinh gây ra chứng mất trí, như Alzheimer và Parkinson, khi bị nhiễm SARS-CoV-2 có nguy cơ tiến triển COVID-19 nghiêm trọng hoặc tử vong hay không?

Để trả lời những câu hỏi này, các nhà nghiên cứu đã điều tra dữ liệu về các ca bệnh chẩn đoán dương tính, nhập viện và tử vong do COVID-19 trong một nhóm thuần tập gồm 12.863 bệnh nhân trên 65 tuổi, những người có kết quả xét nghiệm dương tính hoặc âm tính với SARS-CoV-2. Dữ liệu được đưa vào từ tháng 3 đến tháng 8 năm 2020 tại UK Biobank, một cơ sở dữ liệu y sinh chứa thông tin di truyền và sức khỏe được thu thập từ nửa triệu bệnh nhân kể từ năm 2006 bởi nhóm do Rory Collins, Giáo sư Y khoa và Dịch tễ học tại Đại học Oxford dẫn đầu.

Trong số gần 13.000 đối tượng, 1.167 người có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19 bằng RT-PCR. Các nhà nghiên cứu đã loại trừ nhóm đối tượng từ 49-65 tuổi và chỉ bao gồm những người từ 66 tuổi trở lên, phân họ thành ba nhóm tuổi: 66-74, 75-79 và 80-86.

Lợi thế của việc sử dụng dữ liệu lâm sàng từ Ngân hàng Biobank của Vương quốc Anh bao gồm số lượng chi tiết, vì hồ sơ đề cập đến tất cả các bệnh đã mắc từ trước và liệu bệnh nhân có kết quả xét nghiệm dương tính, nhập viện và tử vong do COVID-19 hay không. Điều này cho phép các nhà nghiên cứu đánh giá các yếu tố nguy cơ liên quan đến nhiễm trùng, mức độ nghiêm trọng và tử vong do căn bệnh này, bao gồm tất cả các nguyên nhân gây sa sút trí tuệ, đặc biệt là Alzheimer và Parkinson.

Alzheimer làm tăng nguy cơ mắc COVID-19 nghiêm trọng và tử vong - Hình 2

Bệnh nhân Alzheimer có nguy cơ phát triển COVID-19 nghiêm trọng hoặc tử vong cao gấp 3 lần.

Phân tích thống kê cho thấy tất cả các nguyên nhân gây sa sút trí tuệ, đặc biệt là bệnh Alzheimer, đều là những yếu tố nguy cơ dẫn đến mức độ nghiêm trọng của bệnh và tử vong đối với trường hợp bệnh nhân nhập viện, bất kể tuổi tác.

Đặc biệt bệnh Alzheimer không làm tăng nguy cơ nhập viện so với các bệnh mãn tính đi kèm. Tuy nhiên, sau khi nhập viện, bệnh nhân Alzheimer có nguy cơ phát triển COVID-19 nghiêm trọng hoặc tử vong cao gấp ba lần so với những bệnh nhân không mắc bệnh Alzheimer. Đối với bệnh nhân Alzheimer trên 80 tuổi, nguy cơ cao hơn gấp sáu lần so với bệnh nhân ở nhóm tuổi trẻ hơn.

Các giả thuyết chẩn đoán

Theo các nhà khoa học, tình trạng viêm mãn tính hoặc phản ứng miễn dịch bị lỗi do lão hóa của hệ thống miễn dịch (miễn dịch phát sinh) có thể làm tăng tính dễ bị tổn thương của những bệnh nhân này.

Một giả thuyết khác cho rằng bệnh Alzheimer làm thay đổi tính thẩm thấu của hàng rào máu não, làm cho hệ thần kinh trung ương dễ bị nhiễm trùng.

Nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng SARS-CoV-2 có thể xâm nhập hệ thần kinh trung ương qua niêm mạc khứu giác và sự hiện diện của virus trong vùng này dẫn đến phản ứng miễn dịch viêm tại chỗ. Nghiên cứu tương tự đã phát hiện ra virus trong thân não, bao gồm trung tâm kiểm soát tim mạch và hô hấp chính, làm tăng khả năng nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương có thể làm trung gian hoặc làm trầm trọng thêm các vấn đề về hô hấp và tim mạch ở bệnh nhân COVID-19.

Kết quả nghiên cứu nhấn mạnh rằng cần có sự quan tâm đặc biệt đối với những bệnh nhân Alzheimer khi họ phải nhập viện do COVID-19.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

5 loại thực phẩm quen thuộc tăng ham muốn tình dục5 loại thực phẩm quen thuộc tăng ham muốn tình dục
06:52:59 09/02/2025
Phát hiện ung thư từ vết máu trên áoPhát hiện ung thư từ vết máu trên áo
05:44:29 08/02/2025
Chuẩn bị vào khu chăm sóc cuối đời, người đàn ông bất ngờ được AI cứu mạngChuẩn bị vào khu chăm sóc cuối đời, người đàn ông bất ngờ được AI cứu mạng
07:04:41 09/02/2025
Phân biệt cảm lạnh và cúm gây nhiều biến chứng nguy hiểmPhân biệt cảm lạnh và cúm gây nhiều biến chứng nguy hiểm
11:49:06 08/02/2025
Bé trai 7 tuổi hoại tử chân vì gia đình tự ý đắp thuốc namBé trai 7 tuổi hoại tử chân vì gia đình tự ý đắp thuốc nam
06:02:36 08/02/2025
Cứu sống trẻ sơ sinh bị vỡ dạ dày kèm xoắn ruột nguy kịch, hiếm gặpCứu sống trẻ sơ sinh bị vỡ dạ dày kèm xoắn ruột nguy kịch, hiếm gặp
06:20:25 08/02/2025
Bộ Y tế thông tin mới về bệnh cúm ở Việt NamBộ Y tế thông tin mới về bệnh cúm ở Việt Nam
06:50:40 09/02/2025
Cúm mùa hoành hành ở nhiều nướcCúm mùa hoành hành ở nhiều nước
07:02:02 09/02/2025

Tin đang nóng

Chồng Từ Hy Viên lâm nguy: Giam mình, không mở miệng nói chuyện vì lý do này sau cú sốc mất vợChồng Từ Hy Viên lâm nguy: Giam mình, không mở miệng nói chuyện vì lý do này sau cú sốc mất vợ
14:34:57 09/02/2025
Khách tố quán bánh mì ở Hà Nội bán 'thịt mốc đen', chủ quán phản bác ra sao?Khách tố quán bánh mì ở Hà Nội bán 'thịt mốc đen', chủ quán phản bác ra sao?
14:47:24 09/02/2025
Em gái Từ Hy Viên chia sẻ hình ảnh kỷ vật của chị gái, vô tình để lộ chi tiết về lễ tang?Em gái Từ Hy Viên chia sẻ hình ảnh kỷ vật của chị gái, vô tình để lộ chi tiết về lễ tang?
17:36:02 09/02/2025
Từ Hy Viên vừa qua đời 7 ngày, hình ảnh gia đình tụ tập bên bánh kem gây dậy sóng MXHTừ Hy Viên vừa qua đời 7 ngày, hình ảnh gia đình tụ tập bên bánh kem gây dậy sóng MXH
15:35:52 09/02/2025
Sao nữ Vbiz khóc lóc hoảng loạn tại Ý: Đã trình báo cảnh sát, nhưng cơ hội mong manhSao nữ Vbiz khóc lóc hoảng loạn tại Ý: Đã trình báo cảnh sát, nhưng cơ hội mong manh
14:40:16 09/02/2025
HOT: Quỳnh Lương tổ chức đám cưới với thiếu gia Trà VinhHOT: Quỳnh Lương tổ chức đám cưới với thiếu gia Trà Vinh
16:02:56 09/02/2025
Nữ sinh viên "mất tích" dịp Tết và giây phút gặp lại người thân ở sân bay Tân Sơn NhấtNữ sinh viên "mất tích" dịp Tết và giây phút gặp lại người thân ở sân bay Tân Sơn Nhất
17:44:10 09/02/2025
Một vận động viên tử vong và 2 người bị thương tại giải đua thuyền ở tỉnh Quảng NamMột vận động viên tử vong và 2 người bị thương tại giải đua thuyền ở tỉnh Quảng Nam
15:11:54 09/02/2025

Tin mới nhất

Không có sự gia tăng đột biến ca bệnh cúm

Không có sự gia tăng đột biến ca bệnh cúm

06:46:09 09/02/2025
Thời điểm hiện nay, các bệnh lây truyền qua đường hô hấp có nguy cơ bùng phát, trong đó có bệnh cúm. Thực tế cho thấy, nhiều người có tâm lý chủ quan khi mắc cúm, cho rằng đó là bệnh nhẹ nên không đi khám.
Điều gì xảy ra với cơ thể khi ăn quả chanh thường xuyên?

Điều gì xảy ra với cơ thể khi ăn quả chanh thường xuyên?

11:46:37 08/02/2025
Giống như hầu hết các loại thực phẩm khác, việc tiêu thụ chanh ở mức độ vừa phải là rất quan trọng. Hàm lượng axit citric cao trong chanh có thể làm mòn men răng và dẫn đến sức khỏe răng miệng kém theo thời gian nếu tiêu thụ quá nhiều v...
Loại quả đầy lông nhưng được ví như 'vị thuốc mùa xuân', ở Việt Nam có cực nhiều

Loại quả đầy lông nhưng được ví như 'vị thuốc mùa xuân', ở Việt Nam có cực nhiều

10:33:14 08/02/2025
Hàm lượng chất xơ cao trong quả mơ giúp tăng cường nhu động ruột, giảm táo bón. Chất xơ trong quả mơ còn giúp duy trì hệ vi sinh vật đường ruột khỏe mạnh, giảm nguy cơ mắc các bệnh đường ruột như viêm đại tràng, ung thư đại tràng.
6 loại hạt giúp sống khỏe, kéo dài tuổi thọ

6 loại hạt giúp sống khỏe, kéo dài tuổi thọ

10:25:06 08/02/2025
Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, các loại hạt rất quan trọng cho một chế độ ăn uống lành mạnh, đặc biệt đối với những người trên 50 tuổi. Các loại hạt tốt cho sức khỏe tổng thể với các lợi ích phòng ngừa bệnh tật.
Tăng cường đốt cháy calo nhờ các gia vị trong nhà bếp

Tăng cường đốt cháy calo nhờ các gia vị trong nhà bếp

10:19:19 08/02/2025
Bạn có thể rắc gia vị quế lên bột yến mạch, pha trà, hoặc kết hợp trong các món sinh tố và món tráng miệng để tận hưởng hương vị đặc trưng cùng những lợi ích sức khỏe tuyệt vời.
Nên ăn gì, tránh gì khi dùng thuốc trị gout colchicine?

Nên ăn gì, tránh gì khi dùng thuốc trị gout colchicine?

07:25:59 08/02/2025
Để ngăn ngừa các đợt bùng phát bệnh gout có thể dùng liệu pháp hạ axit uric (ULT) như allopurinol và febuxostat... Các loại thuốc này giúp ngăn ngừa nồng độ axit uric tăng quá cao.
Triệu chứng, cách chăm sóc và phòng ngừa cúm A ở trẻ nhỏ

Triệu chứng, cách chăm sóc và phòng ngừa cúm A ở trẻ nhỏ

06:14:51 08/02/2025
Việc chăm sóc trẻ mắc cúm A cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ. Cha mẹ nên cho trẻ uống nhiều nước, ăn các loại thức ăn lỏng, dễ tiêu hóa và bổ sung vitamin, đặc biệt là vitamin C để tăng sức đề kháng.
Những điều cha mẹ cần biết để phòng tránh cúm A cho trẻ

Những điều cha mẹ cần biết để phòng tránh cúm A cho trẻ

06:12:53 08/02/2025
Theo bác sĩ Thúy, cúm mùa thường tiến triển lành tính, nhưng bệnh cũng có thể có biến chứng nặng và nguy hiểm thường gặp ở những người có bệnh lý mạn tính về tim mạch và hô hấp.
Cụ ông ở Hà Nội mắc cúm mùa phải thở máy, 3 nhóm người cần đặc biệt lưu ý

Cụ ông ở Hà Nội mắc cúm mùa phải thở máy, 3 nhóm người cần đặc biệt lưu ý

06:11:04 08/02/2025
Ngoài trường hợp này, Trung tâm hiện đang điều trị cho nhiều bệnh nhân cúm có dấu hiệu trở nặng, trong đó đa phần là người cao tuổi, người có hệ miễn dịch yếu và một số trường hợp là phụ nữ mang thai.
Gia tăng bệnh nhân nhập viện do giá rét

Gia tăng bệnh nhân nhập viện do giá rét

05:50:15 08/02/2025
Người cao tuổi và những người có bệnh nền như tim mạch, huyết áp cần tránh ra ngoài khi trời quá lạnh. Trẻ em cần được tiêm phòng đầy đủ và được đưa đi khám ngay khi có các triệu chứng như ho, sốt, khó thở, không nên tự ý dùng thuốc.
6 yếu tố rủi ro có thể gây tăng huyết áp

6 yếu tố rủi ro có thể gây tăng huyết áp

21:00:27 07/02/2025
Hầu hết trường hợp tăng huyết áp không có triệu chứng và chỉ được phát hiện tình cờ qua đo huyết áp tại nhà hay khám sức khỏe tổng quát định kỳ.
Mệt mỏi, tim đập nhanh vì sử dụng kẹo giảm cân cấp tốc

Mệt mỏi, tim đập nhanh vì sử dụng kẹo giảm cân cấp tốc

09:28:24 07/02/2025
Theo các bác sỹ, hiện tại Bộ Y tế chỉ công nhận 2 loại thuốc giảm cân (thuốc uống và thuốc tiêm) đã được chứng minh hiệu quả và an toàn. Các sản phẩm khác chưa được Bộ Y tế cấp phép, thậm chí một số sản phẩm đã bị phát hiện chứa chất cấ...

Có thể bạn quan tâm

Tử vi 12 cung hoàng đạo ngày 09/02: Cự Giải phát triển, Bọ Cạp thuận lợi

Tử vi 12 cung hoàng đạo ngày 09/02: Cự Giải phát triển, Bọ Cạp thuận lợi

Trắc nghiệm

20:32:52 09/02/2025
Xem tử vi 12 cung hoàng đạo hôm nay 09/02 về sự nghiệp, tài lộc, tình yêu. Hôm nay, Cự Giải hãy tự tin hành động, Bọ Cạp cần nhanh chóng nắm bắt các cơ hội.
Khởi tố vụ dàn cảnh cướp trước cổng chùa ở An Giang

Khởi tố vụ dàn cảnh cướp trước cổng chùa ở An Giang

Pháp luật

20:32:21 09/02/2025
Theo Đại tá Bùi Tấn Ân - Phó Giám đốc Công an tỉnh An Giang - nhóm dàn cảnh cướp trước cổng chùa Kim Tiên thuộc tỉnh này có 10 đối tượng, không phải con số 50 đối tượng như thông tin trước đó.
Pha nghỉ hưu chóng vánh nhất lịch sử Kpop: Mới debut được 12 ngày, vừa nhận cúp là giải nghệ luôn

Pha nghỉ hưu chóng vánh nhất lịch sử Kpop: Mới debut được 12 ngày, vừa nhận cúp là giải nghệ luôn

Nhạc quốc tế

20:31:46 09/02/2025
Ngày 7/2 vừa qua, chiếc cúp show âm nhạc Music Bank đã chính thức gọi tên Eunhyuk (Super Junior) và ca khúc Up N Down, đánh bại 6 cô gái IVE.
Tỷ phú Musk không quan tâm đến việc mua lại TikTok

Tỷ phú Musk không quan tâm đến việc mua lại TikTok

Thế giới

20:14:19 09/02/2025
Tổng thống Trump tiết lộ rằng ông đang đàm phán với nhiều bên liên quan đến việc mua lại TikTok và có thể sẽ đưa ra quyết định về tương lai của ứng dụng này trong tháng này. Hiện tại, TikTok có khoảng 170 triệu người dùng tại Mỹ.
Á hậu bị bác sĩ chẩn đoán sai bệnh, xót xa nhất lý do không thể nhập viện điều trị

Á hậu bị bác sĩ chẩn đoán sai bệnh, xót xa nhất lý do không thể nhập viện điều trị

Sao châu á

20:08:03 09/02/2025
Sáng 9/2, tờ iMBC đưa tin, nữ diễn viên nổi tiếng Hàn Quốc Sung Hyun Ah vừa chia sẻ lên trang Instagram cá nhân chuyện cô bị chẩn đoán sai tại bệnh viện cách đây không lâu.
Không nhận ra con gái Công Vinh - Thuỷ Tiên, tính cách thật lộ rõ qua 1 việc làm

Không nhận ra con gái Công Vinh - Thuỷ Tiên, tính cách thật lộ rõ qua 1 việc làm

Sao việt

20:05:15 09/02/2025
Có thể thấy, ái nữ của Thuỷ Tiên nay đã cao lớn vượt bậc, bé sở hữu vóc dáng mảnh mai và đôi chân dài khiến ai cũng phải trầm trồ.
Sốc: Ngôi sao Vinicius từ chối Real Madrid, nhận lời mời 1 tỷ euro từ Saudi Arabia

Sốc: Ngôi sao Vinicius từ chối Real Madrid, nhận lời mời 1 tỷ euro từ Saudi Arabia

Sao thể thao

19:10:57 09/02/2025
Các đội bóng Saudi Pro League đã đưa ra lời đề nghị trị giá 830 triệu bảng Anh (1 tỉ euro) cho tiền đạo ngôi sao Vinicius của Real Madrid, trong bối cảnh chân sút Brazil từ chối một thỏa thuận mới ở đội bóng lớn Tây Ban Nha.
Phanh phui sự thật đau lòng sau vụ ngoại tình của cặp đôi hot số 1 showbiz: Đàng trai sẵn sàng theo nhân tình bỏ đám cưới triệu đô chỉ với 1 điều kiện!

Phanh phui sự thật đau lòng sau vụ ngoại tình của cặp đôi hot số 1 showbiz: Đàng trai sẵn sàng theo nhân tình bỏ đám cưới triệu đô chỉ với 1 điều kiện!

Sao âu mỹ

18:35:32 09/02/2025
Sau khi thông báo ly thân vào cuối năm 2024, Chiara Ferragni đã lên tiếng bóc trần sự thật đắng lòng sau cuộc hôn nhân hào nhoáng.
Clip: Em bé bất ngờ lên cơn co giật do nhiễm cúm A, cách giải quyết của bác sĩ khiến nhiều phụ huynh lập tức lấy giấy bút ghi lại

Clip: Em bé bất ngờ lên cơn co giật do nhiễm cúm A, cách giải quyết của bác sĩ khiến nhiều phụ huynh lập tức lấy giấy bút ghi lại

Netizen

18:35:17 09/02/2025
Mới đây, bác sĩ tại một phòng khám đã chia sẻ trường hợp một bệnh nhi sốt cao co giật do nhiễm cúm A khiến nhiều người, đặc biệt các bậc phụ huynh không khỏi lo ngại.
Xác minh clip cảnh sát giao thông gắt gỏng, chửi thề với cô gái ở TPHCM

Xác minh clip cảnh sát giao thông gắt gỏng, chửi thề với cô gái ở TPHCM

Tin nổi bật

17:33:41 09/02/2025
Một clip đang được chia sẻ trên mạng xã hội cho thấy cảnh sát giao thông (CSGT) ở TPHCM có hành vi gắt gỏng, chửi một cô gái khá nặng lời.
Bằng chứng sốc: Sao Hỏa từng dễ sống hơn Trái Đất ngày nay?

Bằng chứng sốc: Sao Hỏa từng dễ sống hơn Trái Đất ngày nay?

Lạ vui

17:11:35 09/02/2025
Một khảo sát mới về thiên thạch sắt magma đã làm sáng tỏ sự thật về các khối xây dựng hành tinh đã tạo nên Trái Đất và Sao Hỏa sơ khai, điều liên quan trực tiếp đến khả năng nuôi dưỡng sự sống của cả hai thế giới.