10 dấu hiệu cho thấy hệ miễn dịch yếu
Bên cạnh việc dễ bị ốm, chứng suy giảm hệ miễn dịch còn thể hiện qua nhiều dấu hiệu và triệu chứng khác.
Dễ mắc bệnh truyền nhiễm hơn: Những người có hệ miễn dịch yếu dễ mắc các bệnh truyền nhiễm hơn. Bên cạnh ho và sổ mũi, những người này thường xuyên bị viêm xoang, nấm và nhiễm trùng tai.
Sưng hạch bạch huyết: Hạch bạch huyết sẽ sưng lên khi phải chống lại các tác nhân gây bệnh truyền nhiễm. Các hạch này nằm ở hai bên cổ, nách và bẹn.
Lâu lành bệnh hơn: Những người có hệ miễn dịch yếu thường lâu lành bệnh hơn. Điều này không chỉ đúng đối với các cơn cảm lạnh, cảm cúm mà còn cả đối với những vết thương hở.
Thiếu máu: Một số người có hệ miễn dịch yếu mắc bệnh thiếu máu tan hồng cầu tự miễn. Thiếu máu và các hệ quả khác của chứng suy giảm miễn dịch có thể gây mệt mỏi và suy nhược kéo dài.
Các vấn đề tiêu hóa: Hệ miễn dịch yếu có thể gây viêm ruột và các triệu chứng như tiêu chảy thường xuyên.
Video đang HOT
Căng thẳng quá độ: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa stress và hệ miễn dịch yếu: stress có thể gây suy giảm miễn dịch, và hệ miễn dịch yếu cũng có thể gây stress.
Viêm trong cơ thể: Ở một số người có hệ miễn dịch yếu, các tế bào viêm tích tụ ở các khu vực như phổi, gan, thậm chí da. Các tế bào này có thể gây các chứng viêm nhiễm nguy hiểm ở các cơ quan thiết yếu.
Dị ứng: Dị ứng thường là phản ứng của hệ miễn dịch quá nhạy cảm nhằm bảo vệ cơ thể khỏi mọi nguy cơ tiềm tàng, như phấn hoa hay lông chó mèo. Nhưng đáng ngạc nhiên là dị ứng cũng có thể là dấu hiệu của hệ miễn dịch yếu.
Đau khớp: Đau khớp và viêm khớp là những dấu hiệu thường thấy của một hệ miễn dịch yếu. Đáng mừng là đã có những phương pháp điều trị hiệu quả cho tình trạng này.
Các chứng rối loạn gây suy giảm miễn dịch : Các chứng rối loạn gây suy giảm miễn dịch gồm có lupus ban đỏ, HIV/AIDS, tiểu đường loại 1, thấp khớp và ung thư./.
CTV Ngọc Diệp
Những người sống thọ thường có thói quen tắm rửa sạch sẽ 4 phần này trên cơ thể mỗi ngày: Hãy kiểm tra xem bạn có thuộc nhóm này không
Tuy tắm rửa là một việc ai cũng phải làm hàng ngày, nhưng ít người biết rằng tắm 4 bộ phận này càng kỹ thì sức khỏe lẫn tuổi thọ sẽ ngày một tốt hơn.
Tắm là việc cần thiết trong cuộc sống hàng ngày, bởi ngoài làm sạch cơ thể thì tắm còn giúp nâng cao hệ miễn dịch, làm đẹp da, tăng cường tuần hoàn máu... Thế nhưng, nhiều người lại tắm rửa qua loa chỉ để rửa trôi chất bẩn trên người là được. Nếu không nhanh chóng thay đổi sẽ tạo điều kiện cho một số bệnh tấn công.
Y học cổ truyền Trung Quốc tin rằng, việc tắm cũng cần phải tuân thủ đúng trình tự và khoa học thì mới tốt cho sức khỏe. Nhất là nếu thường xuyên tắm rửa 4 bộ phận này thì không những tốt cho cơ thể lại còn sống thọ trăm tuổi, càng sạch lại càng khỏe mạnh:
1. Bàn chân
Khoa học đã chứng minh rằng, bàn chân là trái tim thứ hai của con người, là minh chứng phản ánh sức khỏe của bản thân. Tuy chân và tim là hai cơ quan khác nhau nhưng chúng lại có mối liên hệ rất chặt chẽ. Ngoài ra lòng bàn chân còn kết nối với thận, ngón chân cái thì liên quan đến gan, mu ngón thứ hai liên hệ với dạ dày...
Rửa chân sạch sẽ hàng ngày cũng góp phần giúp bạn tăng thọ một cách tự nhiên đấy.
Theo quan điểm của y học cổ truyền Trung Quốc, vệ sinh sạch sẽ bàn chân có thể giúp cơ thể giãn mạch máu, thúc đẩy lưu thông máu trên da, tăng tốc độ thải độc tố, giảm độ nhớt của máu và giảm nguy cơ mắc bệnh. Chính nhờ vậy, cơ thể sẽ ngày càng khỏe mạnh và sống trường thọ hơn. Đặc biệt nếu massage chân trước khi ngủ cũng giúp bạn ngủ ngon hơn.
2. Đùi
Ít ai biết mặt trong của đùi có "đường kinh tuyến" nối đến gan. Trong cuộc sống hàng ngày, vùng da đùi được quần áo che phủ nên dễ bị đổ mồ hôi và tăng nhiệt độ. Thế nên nếu không vệ sinh sạch sẽ khu vực này, cơ thể sẽ dễ bị nhiễm khuẩn và ngứa, từ đó ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng mà đặc biệt là gan.
Đùi là bộ phận thường hay bị bỏ qua nhất khi tắm, bởi ai cũng nghĩ nước chảy xuống là tự sạch rồi nên không cần phải chà rửa kỹ.
Gan là trung tâm chuyển hóa quan trọng của cơ thể, nếu nó bị bệnh sẽ khiến tuổi thọ bị ảnh hưởng. Chính vì vậy, tắm rửa sạch sẽ khu vực đùi cũng là một cách vừa phòng tránh bệnh tật, lại vừa duy trì sức khỏe và giúp tuổi thọ dài hơn.
3. Vùng nách
Đây là vùng da đầu tiên mà bạn cần phải chà thật sạch thay vì chỉ làm qua loa khi tắm. Bởi đây là vùng da dưới cánh tay nên đổ rất nhiều mồ hôi, từ đó tạo điều kiện cho những vi khuẩn có hại phát triển. Nếu để quá bẩn sẽ khiến khu vực này dễ bị ngứa, có mùi hôi và gây bệnh viêm nang lông.
Còn theo lý thuyết của y học cổ truyền Trung Quốc, vệ sinh kỹ vùng nách nhằm mục đích nhấn vào các huyệt đạo trên đó. Cụ thể, xoa bóp vùng huyệt này có tác dụng mở rộng khí quản và làm dịu thần kinh. Ngoài ra nó cũng cải thiện tốc độ lưu lượng máu trong cơ thể, tăng sự thèm ăn và cải thiện tiêu hóa cho phụ nữ.
4. Vùng lưng
Đây là vùng rất nhiều người bỏ qua không tắm kỹ, bởi nó nằm phía sau nên rất khó với tay để chà sạch. Tuy nhiên theo y học cổ truyền Trung Quốc, lưng tượng trưng cho "dương khí" và bụng là phần "âm khí". Lưng sạch sẽ cải thiện năng lượng âm, giúp khí huyết trơn tru hơn và tăng cường tuổi thọ.
Thế nên ngoài việc vệ sinh sạch sẽ vùng bụng, bạn cũng cần phải tắm kỹ vùng lưng để điều hòa âm dương, nhờ vậy mà kéo dài sự sống. Ngoài ra, lưng sạch còn giúp các cơ quan nội tạng hoạt động trơn tru hơn và đảm bảo sức khỏe ổn định. Nếu không có người kỳ lưng giúp, chị em cũng có thể dùng bông tắm để chà thật sạch phía sau nhé.
Minh Võ
Ăn chuối cải thiện sức khỏe Chuối chứa một lượng chất dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe và cung cấp nhiều năng lượng cho các hoạt động của con người. Chuối chứa nhiều vitamin, protein có lợi và kali mà cơ thể chúng ta rất cần. Ảnh minh họa Hỏi: Miền Bắc mùa này có rất nhiều chuối, các hoa quả khác hiếm hơn. Nhà tôi ngày nào...