10 dạng kết hợp thực phẩm có lợi cho sức khỏe
Một số thực phẩm có thể kỵ nhau, nhưng cũng có loại nếu kết hợp vừa ngon miệng lại có thể phòng chống bệnh tật như 10 thực phẩm phổ biến dưới đây.
1. Cà chua quả bơ = chống ung thư
Cà chua rất tốt nếu dùng chung với quả bơ, cả hai không chỉ có mùi thơm, hương vị và chất lượng tuyệt vời mà còn có lợi cho sức khỏe. Đơn giản, cà chua giàu chất chống oxy hóa giảm ung thư có tên là lycopene, chuyên môn gọi là carotenoid. Và chất béo lành mạnh, được tìm thấy trong quả bơ, chất béo này có khả năng “gom” carotenoids từ dạ dày và đưa đi lan truyền khắp cơ thể. Kết hợp các chất chống ung thư nói trên trong món salad đầy màu sắc không chỉ ngon mắt, ngon miệng mà thực sự là vị thuốc quý có lợi cho sức khỏe con người.
2. Khoai lang dầu dừa = giúp làn da khỏe đẹp
Khoai lang giàu vitamin A, giúp duy trì sức khỏe da và tóc. Qua nghiên cứu, khoa học phát hiện thấy vitamin A sẽ được hấp thụ dễ dàng hơn khi kết hợp với nguồn chất béo như dầu dừa. Vì vậy, có thể dùng dầu dừa chiên khoai lang hoặc chế biến khoai lang thành các món ăn ưa thích sẽ có lợi lâu dài, nhất là sức khỏe da và tóc.
3. Táo sôcôla = tốt cho sức khỏe tim mạch
Kiểu ăn kết hợp này thỏa mãn nhu cầu về chất ngọt và có tác dụng bảo vệ sức khỏe mạch máu. Táo là loại thực phẩm giàu flavonoid có tên quercetin, trong khi đó sôcôla thẫm màu lại giàu flavonoid có tên catechin.
Theo một nghiên cứu do các nhà khoa học Italia thực hiện trên mẫu máu của những người tình nguyện khỏe mạnh cho thấy, hai chất flavonoid nói trên phản ứng với cục máu đông gây nên bởi collagen protein. (Khi mạch máu tổn thương, chúng bài tiết collagen vào máu, làm cho tiểu cầu kết dính, gây tắc nghẽn động mạch, dẫn đến các cơn đau tim hoặc đột quỵ.) Qua nghiên cứu, các nhà khoa học còn phát hiện thấy khi quercetin và catechin kết hợp lại, nó sẽ ngăn chặn collagen tương tác với tiểu cầu trong máu, ngăn ngừa cục đông máu và làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Nếu không có táo có thể thay thế bằng nhóm quả mọng cũng có tác dụng tương tự.
4. Bột yến mạch bơ lạc = tạo năng lượng dẻo dai
Video đang HOT
Sự kết hợp giữa carbohydrate phức (carbs) và chất béo lành mạnh như bơ lạc, nhất là cho bữa sáng sẽ tạo thêm năng lượng, giúp một ngày làm việc dẻo dai và năng suất. Carbs phức từ bột yến mạch giữ khỏe mạnh, còn chất béo từ bơ lạc giúp ổn định đường huyết vì vậy kết hợp hai thực đơn này trong bữa sáng sẽ rất lý tưởng, nhất là cho các vận động viên thể thao.
5. Đậu đen chanh = giúp tăng cường sức khỏe phổi
Theo các chuyên gia ẩm thực Mỹ, trái cây dạng chanh cung cấp nhiều vitamin C, giúp cho sắt thực vật có trong các loại thực phẩm như: đậu đen có thể hấp thụ nhanh trong cơ thể con người. Vì vậy ăn kết hợp hai món này sẽ giúp cho các tế bào khỏe mạnh, đặc biệt là tế bào phổi.
6. Hạnh nhân sữa chua = tăng sức mạnh xương cốt
Vitamin A, D, và E tan trong chất béo được hoạt hóa và hấp thụ nếu được ăn kèm với các chất béo lành mạnh, như chất béo có trong hạnh nhân. Còn sữa chua lại là một nguồn vitamin D tuyệt vời, giúp khắc phục sự cố và củng cố sức khỏe xương cho con người. Vì vậy, ăn hạt hạnh nhân trong cùng sữa chua sẽ giữ cho xương chắc khỏe, hạn chế chứng loãng, mỏng và giòn xương khi về già.
7. Trứng luộc chuối = tăng cường năng lượng
Đây là thực ăn vặt hoàn hảo ăn vào buổi chiều. Đơn giản, các loại đường hữu ích có trong chuối cung cấp năng lượng nhanh cho cơ thể, trong khi đó các chất béo lành mạnh và protein từ trứng lại giữ cho lượng đường trong máu từ ở ngưỡng ôn hòa và có lợi.
8. Chanh cải xoăn = tiếp sức mạnh cơ bắp
Mọi người sẽ hài lòng khi biết ăn cải xoăn (kale) thường xuyên sẽ có tác dụng tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch và cải thiện sức khỏe cơ bắp. Đây là kết luận được dựa trên nhiều nghiên cứu khoa học chuyên sâu. Theo đó, nếu vắt chanh vào món rau dạng lá xanh như cải xoăn, rau chân vịt (bina) hay củ cải Thụy Sĩ, sẽ tạo ra một phản ứng hóa học trong cơ thể, giúp cơ thể hấp thụ chất sắt có trong các loại rau này, làm giảm hiệu ứng mệt mỏi cơ bắp. Vì vậy sau khi lao động hay luyện tập, hãy tăng cường ăn loại ra xanh dạng lá vắt thêm chanh tươi, vừa ngon miệng lại bổ ích cho sức khỏe.
9. Trà Kombucha hạt điều = tăng khả năng miễn dịch
Thực đơn kết hợp trà Kombucha và hạt điều được xem là ngon miệng, và có tác dụng tăng khả năng miễn dịch của cơ thể. Thành phần trà Kombucha có chứa men tiêu hóa, sinh tố và nhiều hợp chất hữu cơ. Nếu kết hợp sẽ làm tăng protein và kẽm, hai thành phần quan trọng cho sức khỏe hệ miễn dịch. Theo nghiên cứu, các sản phẩm lên men như trà Kombucha còn giúp cải thiện sự hấp thu kẽm trong hệ thống ruột, thực đơn ăn nhẹ lý tưởng trong ngày cho con người.
10. Tỏi cá = giúp kháng viêm
Không còn nghi ngờ gì nữa, hương vị của hai món ăn này được xem là quà tặng của thiên nhiên ban cho con người, đồng thời có lợi cho sức khỏe tim mạch. Chế biến cá với tỏi có tác dụng làm tăng các thành phần giúp giảm mỡ máu (cholesterol) có trong dầu cá. Bởi vậy, khi kết hợp hai thực đơn nói trên sẽ tạo ra món ăn kháng viêm tuyệt vời. Nếu có điều kiện, nên ăn đều đặn hàng tuần bởi nó có tác dụng tốt cho tim mạch, hạn chế nguy cơ mắc bệnh bệnh mỡ máu cao (cholesterol cao).
Theo Khắc Hùng/Sức Khỏe Đời Sống
Công dụng bất ngờ của hạt bơ
Không chỉ thịt quả mà hạt bơ cũng là nguồn chất dinh dưỡng rất quý đối với sức khỏe như kháng viêm, chắc xương, thậm chí ngăn ngừa ung thư.
Theo Boldsky, quả bơ là thực phẩm có nguồn dinh dưỡng lành mạnh, phong phú. Tuy nhiên không phải ai cũng biết rằng hạt bơ chứa rất nhiều chất bổ, thậm chí còn nhiều hơn trong thịt quả. Cụ thể, 70% lượng axit amin của loại quả này là nằm trong phần hạt.
Bạn có thể chế biến hạt bơ bằng cách ngâm rượu hoặc phơi khô, nướng chín và nghiền thành dạng bột để dùng trực tiếp hoặc trộn trong salad, sinh tố.
Hạt bơ chứa nhiều hoạt chất rất có lợi đối với sức khỏe. Ảnh: Boldsky.
1. Chống ung thư
Hạt cũng như thịt quả bơ chứa nhiều chất chống oxy hóa. Chúng giúp cơ thể có thể loại bỏ các gốc tự do - nguyên nhân hình thành tế bào ung thư. Ngoài ra, hạt còn chứa các hóa chất như flavonol - hỗ trợ cơ thể chống lại sự phát triển của tế bào ung thư.
2. Đặc tính kháng viêm
Hạt quả bơ có thuộc tính chống viêm nên rất tốt cho đường tiêu hóa, giúp giảm các vết loét nhỏ trong đường ruột, dạ dày. Vị chát và chất làm se trong hạt bơ có tác dụng điều trị tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa hiệu quả.
3. Chống lão hóa
Không chỉ thịt quả bơ mà hạt của nó cũng là thần dược chống lại sự lão hóa. Các chất chống oxy hóa trong hạt bơ giúp cơ thể kiểm soát quá trình lão hóa của cơ thể, ngăn ngừa nếp nhăn và thúc đẩy sự hình thành của các tế bào mới.
4. Tốt cho sức khỏe tim mạch
Nguồn chất xơ có trong hạt bơ làm giảm cholesterol và tăng cường sức khỏe tim mạch. Hơn nữa, các thành phần trong hạt bơ còn giúp tăng cường hệ miễn dịch và bảo vệ bạn khỏi những căn bệnh thông thường như cảm cúm nhẹ, nhiễm nấm ngứa...
5. Giúp xương chắc khỏe
Hạt bơ có vị chát và chất làm se, có tác dụng giảm đau khớp, cơ bắp khi bôi đắp tại chỗ. Những bệnh nhân mắc bệnh khớp có thể dùng hạt bơ lột lớp áo vỏ, nướng qua hoặc luộc chín, phơi nắng 3-5 ngày, sau đó đập dập hoặc xay nhuyến để đắp vào vết sưng. Ngoài ra, hạt bơ ngâm rượu có tác dụng giảm đau bắp khi vận động quá sức.
Theo Zing
Ích lợi từ nước khổ qua Nước ép từ rau củ đắng như khổ qua có thể giúp cải thiện nhiều chứng bệnh. Ảnh: Shutterstock Để tránh vàng da, bạn nên thường xuyên uống nước ép từ khổ qua. Cách này có thể giúp mát gan, phục hồi làn da và cải thiện hệ miễn dịch. Uống một ly nước khổ qua đắng làm trẻ hóa tế bào gan,...