10 cách làm giảm lượng đường huyết bạn cần biết
Dưới đây là 10 cách mà người mắc bệnh tiểu đường có thể làm để giảm lượng đường huyết và giảm nguy cơ biến chứng, theo Medical News Today.
Ngủ đủ giấc ngừa đường huyết tăng. ẢNH: SHUTTERSTOCK
Giám sát chặt chẽ lượng đường huyết
Điều quan trọng là khi bị tiểu đường phải theo dõi lượng đường huyết nhiều lần trong ngày.
Giảm lượng carbs
Các nghiên cứu cho thấy ăn một chế độ ăn ít carbohydrate, protein cao làm giảm lượng đường huyết.
Cơ thể phân hủy carbohydrate thành đường để sử dụng làm năng lượng. Một số carbs cần thiết trong chế độ ăn uống. Tuy nhiên, đối với những người mắc bệnh tiểu đường, ăn quá nhiều carbs có thể gây ra lượng đường huyết quá cao.
Các carbohydrate đơn giản chủ yếu được tạo thành từ một loại đường. Chúng được tìm thấy trong thực phẩm, chẳng hạn như bánh mì trắng, mì ống và kẹo.
Chọn thức ăn có chỉ số glycemic thấp
Nghiên cứu cho thấy một chế độ ăn uống có chỉ số glycemic thấp sẽ làm giảm lượng đường huyết. Thực phẩm có chỉ số glycemic thấp là khoai lang, sữa ít béo, cây họ đậu, rau lá xanh, các loại hạt và đậu, thịt và cá.
Tăng lượng chất xơ
Chất xơ đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý lượng đường huyết bằng cách làm giảm tốc độ phân hủy carbs và tỷ lệ cơ thể hấp thụ đường. Hai loại chất xơ này là chất xơ hòa tan và không hòa tan.
Trong hai loại, chất xơ hòa tan là hữu ích nhất trong việc kiểm soát lượng đường huyết. Chất xơ hòa tan có trong các thực phẩm sau: rau, cây họ đậu, các loại ngũ cốc và trái cây.
Video đang HOT
Duy trì trọng lượng khỏe mạnh
Giảm cân giúp kiểm soát lượng đường huyết. Thừa cân có liên quan đến sự gia tăng bệnh tiểu đường và kháng insulin.
Tập thể dục thường xuyên
Tập thể dục có nhiều lợi ích cho người bị tiểu đường, bao gồm giảm cân và tăng sự nhạy cảm với insulin. Insulin là loại hoóc môn giúp phá vỡ đường trong cơ thể. Những người bị tiểu đường hoặc không sản xuất đủ insulin hoặc có khả năng kháng insulin mà cơ thể sản xuất.
Tập thể dục cũng giúp giảm lượng đường huyết bằng cách khuyến khích cơ bắp sử dụng đường thành năng lượng.
Uống nước
Uống đủ nước để duy trì nước trong cơ thể phù hợp là yếu tố then chốt cho lối sống lành mạnh. Đối với những người lo lắng về việc giảm lượng đường huyết cao, điều này rất quan trọng.
Uống đủ nước ngăn ngừa mất nước cũng như giúp thận loại bỏ lượng đường dư thừa ra khỏi cơ thể qua nước tiểu.
Những người tìm cách làm giảm lượng đường huyết nên uống nhiều nước và tránh tất cả các đồ uống có đường, chẳng hạn như nước ép trái cây hoặc nước có ga và đường, có thể làm tăng mức độ đường huyết.
Thử chất chiết xuất thảo mộc
Chiết xuất thảo mộc có thể có tác dụng tích cực trong việc điều trị và kiểm soát lượng đường huyết. Một số thảo mộc tốt là trà xanh, mướp đắng, quế, lô hội…
Kiểm soát căng thẳng
Stress có tác động đáng kể đến lượng đường huyết. Cơ thể thải ra hoóc môn căng thẳng khi bị căng thẳng, và những hoóc môn này làm tăng lượng đường huyết.
Ngủ đủ giấc
Giấc ngủ giúp giảm lượng đường huyết. Ngủ đủ giấc mỗi đêm là một cách tuyệt vời để giúp giữ mức đường huyết ở mức bình thường.
Ngọc Lam
Theo Thanhnien
10 lợi ích sức khỏe của đạp xe đạp mỗi ngày
Cơ thể con người cần hoạt động thể chất để tăng cường sức khỏe lâu dài. Một trong những bài tập đơn giản nhất là đạp xe đạp.
Có nhiều lợi ích sức khỏe từ việc đạp xe đạp mỗi ngày. SHUTTERSTOCK
Dưới đây là 10 lợi ích sức khỏe của việc đạp xe đạp mỗi ngày, theo boldsky.
Củng cố xương và cơ
Thường xuyên đạp xe đạp giúp tăng cường cơ chân, các khớp hông và khớp gối. Đạp xe đạp cũng tăng cường cơ tay và nói chung cải thiện chức năng cơ của cơ thể.
Tăng cường sức khỏe tim mạch
Trong khi đạp xe, tim sẽ đập nhanh hơn tốc độ bình thường, giúp thúc đẩy tim khỏe mạnh vì tim bơm máu nhanh hơn giúp cải thiện tình trạng của tim. Những người đạp xe mỗi ngày ít có khả năng bị huyết áp cao.
Tăng cường sức mạnh cơ thể
Đạp xe giúp tăng sức chịu đựng của cơ thể. Loại hình thể chất này mang lại lợi ích cho cơ thể bằng cách tăng mức năng lượng. Nếu mức năng lượng cao hơn, bạn sẽ cảm thấy ít mỏi mệt.
Giảm căng thẳng
Nếu muốn giảm căng thẳng, hãy thử đạp xe đạp mỗi ngày. Đạp xe đạp giúp ngừa căng thẳng, trầm cảm và lo lắng. Nếu tập thường xuyên có thể điều trị tình trạng sức khỏe tâm thần vì đạp xe đạp mang lại niềm vui và hiệu quả tích cực cho cơ thể.
Giảm cân
Đạp xe là một cách tốt để loại bỏ chất béo không mong muốn khỏi cơ thể. Đạp xe đạp là tập thể dục cơ đùi và cũng làm tăng tỉ lệ trao đổi chất, do đó làm giảm béo bụng. Một giờ đạp xe mạnh có thể đốt cháy một lượng calo đáng kể.
Kiểm soát bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ và mức đường huyết. Đạp xe đạp mỗi ngày sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Đây là một trong những cách tốt nhất để kiểm soát lượng đường huyết. Đạp xe đạp mỗi ngày trong hơn 30 phút sẽ giảm 40% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Giảm nguy cơ ung thư
Những người có hoạt động thể dục thể thao vừa và cao, bao gồm đi xe đạp và chạy bộ, có nguy cơ mắc ung thư thấp hơn.
Cải thiện vận động cơ
Đạp xe đạp cũng là một hình thức lý tưởng trong hoạt động thể chất cho những người bị viêm xương khớp. Đây là một trong những bài tập tốt nhất để phòng ngừa hoặc giảm viêm khớp vì các khớp ở chân được giảm căng. Đạp xe đạp cũng cải thiện sức mạnh và sự cân bằng của cơ thể.
Tăng cường vận động ruột
Đạp xe đạp là bài tập làm tăng tốc độ thở và nhịp tim, giúp kích thích sự co lại của cơ ruột và có thể giúp ngừa ung thư ruột.
Tăng năng lượng não
Bạn muốn cải thiện trí nhớ? Hãy bắt đầu đạp xe đạp từ bây giờ. Đạp xe đạp giúp tái tạo các tế bào não mới trong vùng hippocampus - vùng chịu trách nhiệm về bộ nhớ. Nó làm tăng ô xy và lưu lượng máu đến các tế bào não, kích thích và tái tạo thụ thể, thậm chí có thể phòng bệnh Alzheimer.
Ngọc Lam
Theo Thanhnien
Cả đời không hút 1 điếu thuốc cũng có thể bị ung thư phổi vì lý do này Một nghiên cứu mới đây đã chỉ ra ngay cả những người không bao giờ hút thuốc cũng có nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi nếu mắc phải sai lầm sau. Các chuyên gia giải thích rằng chế độ ăn kiêng có chỉ số glycemic (chỉ số đường huyết của thực phẩm) quá cao sẽ khiến nồng độ isulin trong máu tăng...