1 tuần phải soạn 11 giáo án 2 môn để dạy 5 khối lớp, áp lực kinh khủng
Một tuần mà giáo viên phải thực hiện soạn 11 tiết giáo án của 2 môn, dạy 5 khối lớp bằng hình thức trực tuyến thì kinh khủng vô cùng.
Những ngày qua, Tòa soạn Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam đã nhận được thư từ của một số thầy cô giáo đang công tác ở nhiều trường phổ thông trên cả nước phản ánh về việc Ban giám hiệu phân công giảng dạy ở năm học 2021-2022 này.
Trong đó, chúng tôi đặc biệt chú ý tới một lá thư của một cán bộ quân đội về hưu hiện đang sinh sống trên địa bàn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Bởi trong thư, người cựu chiến binh này phản ánh việc con gái của mình đang giảng dạy tại một trường trung học cơ sở tại thành phố Biên Hòa được nhà trường phân công dạy 18 tiết/ tuần.
Điều đáng nói là trong số 18 tiết dạy này có 10 tiết môn Giáo dục công dân của khối 6, 7, 8 và 2 lớp Văn khối 7, 8…Chính vì thế, mỗi tuần, cô giáo này phải soạn đến 5 giáo án nên áp lực vô cùng vì hiện nay thành phố Biên Hòa đang thực hiện giãn cách xã hội nên học sinh phải học trực tuyến.
Dạy trực tuyến mà dạy nhiều khối lớp sẽ rất áp lực cho giáo viên – Ảnh chỉ mang tính chất minh họa, nguồn: TTXVN
Phân công giáo viên dạy 2 môn học với 5 khối lớp khác nhau liệu có hợp lý?
Chúng tôi cứ trăn trở mãi về lá thư của người cựu chiến binh từ Đồng Nai gửi về Tòa soạn. Có lẽ, người cha ấy đã phải đắn đo nhiều lắm mới gửi thư về Tòa soạn nên trong từng câu chữ không chỉ thể hiện tình yêu của người cha đối với con gái mà còn có cả sự lo lắng cho tương lai của con mình.
Trong thư, người cựu chiến binh tâm sự: hằng đêm, nhìn thấy con cắm cúi soạn bài, có đêm đến 3-4 giờ sáng vẫn đang phải soạn giáo án, làm kế hoạch mà lòng người cha cảm thấy bất an.
Bởi, người con gái của mình rất yêu nghề nhưng sức khỏe lại không tốt vì ngày nhỏ bị ngã và từng điều trị tại bệnh viện Chợ Rẫy nên vẫn thường xuyên đâu đầu khi làm việc quá sức.
Người cha ấy muốn giúp con mình nhưng không biết bắt đầu từ đâu để không ảnh hưởng đến quá trình công tác của con mình nên chỉ dám nói là con đang dạy học tại một trường trung học cơ sở ở Biên Hòa mà thôi.
Video đang HOT
Trong thư, người cha ấy trình bày con gái mình tốt nghiệp ngành Văn- Giáo dục công dân và trong năm học 2021-2022 được nhà trường phân công dạy 10 tiết môn Giáo dục công dân của khối 6, 7, 8 và 2 lớp Văn khối 7, 8.
Nhìn vào cách phân công của nhà trường, rõ ràng số tiết không vượt quá quy định vì giáo viên trung học cơ sở phải dạy 19 tiết/ tuần và phân công giảng dạy 2 môn học cũng đúng chuyên ngành mà giáo viên đã được đào tạo.
Thế nhưng, một giáo viên nữ mà phân công dạy 2 môn học với 5 khối lớp e rằng nó sẽ quá tải và rất hiếm trường học phân công như thế này.
Bởi, trong 1 tuần làm việc, ngoài việc giảng dạy 18 tiết học trên lớp thì giáo viên phải soạn 3 tiết giáo án môn Giáo dục công dân cho 3 khối dạy và 8 tiết giáo án cho 2 lớp Văn của 2 khối lớp. Tổng cộng đến 11 tiết giáo án giảng dạy/ tuần.
Nếu như, nhà trường mà yêu cầu vừa soạn giáo án dạy trực tuyến (PowerPoint) và giáo án word để duyệt theo quy định thì phải nói là giáo viên cực kỳ vất vả, không còn thời gian cho gia đình và chăm sóc sức khỏe cho bản thân.
Trong khi, giáo viên lúc này đâu chỉ có mình soạn giáo án để giảng dạy mà còn phải tham gia tập huấn, làm rất nhiều các kế hoạch, công việc đầu năm học theo quy định của ngành và phân công của nhà trường.
Vì thế, dù số tiết không vượt chuẩn quy định, phân công đúng môn ngành đào tạo nhưng trong cùng một thời điểm mà giáo viên phải dạy chừng ấy môn, chừng ấy khối sẽ không dễ dàng chút nào.
Dù người có sức khỏe tốt cũng khó cáng đáng được công việc, nhất là lúc này các tỉnh phía Nam nói chung và thành phố Biên Hòa nói riêng đang triển khai dạy trực tuyến.
Phân công hợp lý sẽ nâng cao được chất lượng giáo dục mà giáo viên không quá tải
Thông thường, việc phân công giảng dạy cho giáo viên trong các nhà trường mà được thực hiện hợp lý, không gây quá tải cho người thầy thì chất lượng giảng dạy cũng sẽ được nâng lên và họ có thời gian để đầu tư cho chuyên môn.
Thực tế phân công ở cấp trung học cơ sở hiện nay rất ít khi phân công giáo viên đảm nhận cùng lúc 2 môn học. Chỉ có một số ít giáo viên dạy môn Hóa- Sinh; Lý- Công nghệ 8, 9; Sinh học- Công nghệ 7 phải đảm nhận cùng lúc 2 môn nhưng chỉ dừng lại ở 3-4 tiết giáo án mà thôi.
Đối với giáo viên môn Ngữ văn nếu có phân công cùng với môn Giáo dục công dân thì mỗi giáo viên cũng chỉ 1 khối Văn và 1 khối Giáo dục công dân vì môn Văn có nhiều tiết/tuần….Hiện môn Văn lớp 6, 7, 8 có 4 tiết, Văn lớp 9 có 5 tiết/ tuần nên môn học này rất ít khi phân công quá 2 khối.
Vì thế, việc nữ giáo viên mà chúng tôi đề cập trong bài phải đảm nhận một lúc 2 môn học mà giảng dạy cùng lúc nhiều khối học khác nhau rõ ràng việc phân công của nhà trường chưa thực sự hợp lý và chưa khoa học.
Chẳng hạn như việc phân công 1 lớp Văn 7, 1 lớp Văn 8 thì nhà trường phân công cho giáo viên dạy 2 lớp Văn 8 hoặc 2 lớp Văn 7 sẽ hợp lý hơn, hoặc thay vì dạy 3 khối môn Giáo dục công dân thì chỉ nên phân công giáo viên dạy nhiều lớp/ 1 khối đối với môn học này, miễn sao giáo viên đủ tiết quy định mà không gây quá tải cho họ thì sẽ phát huy được rất nhiều lợi thế cho nhà trường.
Hơn nữa, bắt đầu từ năm học 2020-2021, ngành giáo dục đã triển khai việc tập huấn trực tuyến cho toàn bộ giáo viên phổ thông trên cả nước và tất nhiên là giáo viên chỉ được yêu cầu tập huấn 1 môn học mà thôi, chứ không thể cùng lúc tập huấn được 2 môn.
Hy vọng, khi bài viết này được đăng tải thì Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Biên Hòa sẽ rà soát lại kế hoạch phân công giảng dạy của các nhà trường và có những chỉ đạo cụ thể đối với một số Ban giám hiệu khối trung học cơ sở để việc sắp xếp, phân công giáo viên giảng dạy hợp lý hơn, không gây quá tải cho người thầy.
Trong lúc dịch bệnh như thế này, giáo viên dạy trực tuyến đã rất áp lực nên giảm được áp lực công việc thì họ sẽ toàn tâm, toàn ý cho việc giảng dạy của mình và điều quan trọng là không gây cho giáo viên sợ hãi với công việc.
Một tuần mà giáo viên phải thực hiện soạn 11 tiết giáo án của 2 môn, dạy 5 khối lớp bằng hình thức trực tuyến thì kinh khủng vô cùng.
Bắc Giang: 45 bài đạt điểm 10 kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT
Thông tin từ Sở Giáo dục và Đào tạo Bắc Giang, toàn tỉnh có 45 bài thi đạt điểm 10 trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2021-2022.
Trước đó, kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT không chuyên diễn ra ngày 27 và 28/7 với 4 môn: Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh và Giáo dục công dân, có 18,2 nghìn thí sinh tham gia với hơn 72,8 nghìn bài thi.
Thống kê sơ bộ có 18,7 nghìn bài thi đạt điểm 8 trở lên, chiếm 25,6% tổng số bài thi.
Thí sinh dự thi tại Trường THPT Ngô Sĩ Liên (TP Bắc Giang).
Trong 45 bài thi đạt điểm 10 nhiều nhất là môn Giáo dục công dân với 36 bài; Toán 6 bài; Tiếng Anh 3 bài.
Một số thí sinh xuất sắc đạt điểm 10 môn Tiếng Anh tại kỳ thi này như: Nguyễn Thùy Dương, học sinh Trường THCS thị trấn Thắng (Hiệp Hòa); Diêm Thị Hương Giang, học sinh Trường THCS Lê Quý Đôn và Nguyễn Quang Hưng, Trường THCS Trần Nguyên Hãn (TP Bắc Giang).
Môn Toán có các em: Tống Đức Hiển, học sinh Trường THCS Thân Nhân Trung (Việt Yên); Dương Thị Quỳnh Anh, học sinh Trường THCS Song Vân (Tân Yên); Đồng Thị Huyền Thương, học sinh Trường THCS An Hà và Hà Huy Nhân, học sinh Trường THCS Quang Thịnh (cùng huyện Lạng Giang); Nguyễn Thuận Anh, học sinh Trường THCS Hoàng Văn Thụ và em Bùi Huy Hoàng, học sinh Trường THCS Lê Quý Đôn (cùng ở TP Bắc Giang).
Môn Giáo dục công dân có em Trần Thúy Hằng, học sinh Trường Tiểu học và THCS thị trấn Tân An (Yên Dũng).
Môn Ngữ văn không có thí sinh đạt điểm 10 song thí sinh đạt điểm cao nhất (9,5 điểm) là em Ngô Thị Tuyết Mai, học sinh Trường THPT Lê Quý Đôn (TP Bắc Giang).
Giáo viên phổ biến quy chế cho thí sinh trước giờ thi.
Ảnh chụp tại điểm thi đặc biệt Trường THCS Dĩnh Kế (TP Bắc Giang).
Ngoài ra, số bài thi dưới 5 điểm có 13.176 bài, chiếm 18,08%; không ít bài điểm từ 1 trở xuống, chủ yếu là môn Toán (153 bài).
Điểm bình quân các môn lần lượt là: Giáo dục công dân 8,2 điểm; Ngữ văn 6,5 điểm; Toán 6,4 điểm; Tiếng Anh 5,8 điểm.
Theo Sở Giáo dục và Đào tạo, hạn nộp phúc khảo bài thi là ngày 12/8. Thời gian công bố danh sách thí sinh trúng tuyển vào ngày 21/8.
Đề thi môn Giáo dục công dân tốt nghiệp THPT đợt 2 dễ hơn đợt 1, không khó để đạt điểm 10 Theo nhận định của nhiều giáo viên, với đề thi môn Giáo dục công dân đợt 2, thí sinh chỉ cần nắm chắc kiến thức SGK đã có thể dễ dàng đạt 8-9 điểm, thậm chí 10 điểm. Sáng nay (7/8), các thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021 đợt 2 làm bài thi tổ hợp Khoa học xã hội....