Yêu nghề dạy học – Kỳ 2: Những ‘ông thầy’ sáng tạo
Hai người thầy ấy được gọi là ‘ông thầy sáng tạo’ vì luôn mày mò cách thức mới để bài giảng của mình cuốn hút hơn, giúp học trò đào sâu kiến thức dễ dàng hơn.
Thầy Nguyễn Hồng Giang cùng học trò lớp 9/2 trong tiết sinh hoạt chủ nhiệm – Ảnh: Q.L.
Học trò là trung tâm
Nếu thầy Nguyễn Hồng Giang ( Trường THCS Kiến Thiết, quận 3, TP.HCM) được nhắc đến với những phương pháp mới khiến học trò hứng khởi với môn văn học, thì thầy Huỳnh Minh Hải ( Trường THPT Marie Curie, quận 3, TP.HCM) lại có công đưa học trò đến gần hơn đam mê sáng tạo, khám phá nghiên cứu khoa học ngay từ khi còn ngồi trên ghế trường học.
Học hết phổ thông ở Hà Nam, thi đại học ở Hà Nội, nhưng cuối cùng thầy Nguyễn Hồng Giang lại trở thành sinh viên Trường ĐH Sư phạm TP.HCM. Nhìn lại quãng đường đi học rồi gắn bó với ngôi trường hiện tại, thầy giáo trẻ ấy bảo rằng đúng là cơ duyên.
Nói là cơ duyên vì đúng ra sẽ dạy THPT nhưng tình cờ gặp ngay lúc trường tuyển giáo viên dạy văn nên dự tuyển và gắn bó với Trường THCS Kiến Thiết đến nay đã gần 8 năm.
Những tiết văn học theo mô hình góc – trạm của thầy Hồng Giang luôn là giờ học sôi nổi. Đây là một trong các cách dạy theo phương pháp mới mà người học là trung tâm.
Để có được những tiết học này, cả giáo viên và học sinh đều rất cực. Lớp sẽ được chia thành những nhóm nhỏ, từng nhóm chuẩn bị các tư liệu, hình ảnh, thông tin liên quan phần bài học được giao. Thầy sẽ thường xuyên kiểm tra tiến độ để biết cả nhóm đã làm được đến đâu, đôn đốc và gỡ vướng cho nhóm nào gặp khó.
Vào giờ học, mỗi nhóm sẽ là một trạm ở từng góc lớp. Từng nhóm lần lượt đi qua các trạm, trao đổi cùng nhau và ghép thông tin từ các trạm sẽ ra bức tranh toàn cảnh của nội dung bài học hôm ấy.
“Các em có thêm nhiều kỹ năng mới qua phương pháp này chứ không chỉ là tiếp thu kiến thức. Thường chỉ có thể áp dụng cho tiết ôn tập vì quá trình chuẩn bị công phu, tốn nhiều thời gian, bù lại học sinh ở vai trò trung tâm, sẽ học và nhớ bài lâu hơn” – thầy Giang phân tích.
Vào giờ thí nghiệm vật lý, sau khi chia lớp thành từng nhóm 4 bạn, thầy Huỳnh Minh Hải hướng dẫn phần lý thuyết chung trước khi cả lớp làm bài thực hành lắp mạch điện. Thầy cẩn thận soạn phần hướng dẫn, trình tự các bước, chuẩn bị bộ dụng cụ cho mỗi nhóm và để các bạn tự làm bài.
“Những giờ học như vậy giúp học sinh chủ động hơn, cứ việc trao đổi cùng nhau thoải mái, miễn sao cuối cùng hoàn thành sản phẩm theo đề bài. Cách học đó đòi hỏi các bạn phải nắm kiến thức chắc, hiểu mới làm được bài” – thầy Hải nói.
Video đang HOT
Đó là phần chuyên môn lên lớp hằng ngày, phần còn lại dành cho đội tuyển học sinh nghiên cứu khoa học mà thầy Huỳnh Minh Hải trực tiếp hướng dẫn. Các ý tưởng tốt từ cuộc thi ý tưởng sáng tạo do trường tổ chức mỗi năm sẽ được chọn lọc phát triển thành đề tài nghiên cứu dự thi sáng tạo khoa học kỹ thuật dành cho học sinh của TP.HCM.
Với ý tưởng có phạm vi rộng quá, thầy Hải chia sẻ cùng học trò tạm hình dung về kết quả có thể đạt được khi nghiên cứu, thường theo nhiều hướng để các em chọn. “Dĩ nhiên xuất phát phải là ý tưởng của học sinh, mình chỉ đóng vai trò định hướng, mục tiêu cuối cùng là hình thành sản phẩm nghiên cứu phù hợp trình độ học sinh” – thầy Hải nói.
Thầy Huỳnh Minh Hải hướng dẫn học sinh làm bài thực hành vật lý lắp mạch điện – Ảnh: Q.L.
Người dẫn đường
Với thầy Huỳnh Minh Hải, gắn bó cùng Trường THPT Marie Curie gần chục năm qua là cơ duyên tình cờ. Hồi đó khi chọn nơi thực tập, cậu sinh viên sư phạm vật lý đăng ký ngôi trường này vì vốn thích nữ bác học mà trường mang tên.
Hai tháng thực tập, hầu như hoạt động nào của trường Hải cũng có mặt trên từng cây số nên khi tốt nghiệp, thầy giáo trẻ quê Long An ấy cũng chỉ nộp duy nhất hồ sơ ứng tuyển về trường công tác và đã được nhận.
Ở vai trò nhóm trưởng các giáo viên trẻ hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học, thầy Hải nói mình chỉ ở vai trò kết nối còn công chính thuộc về nhiều đồng nghiệp trẻ khác bởi họ rất nhiệt tình, sẵn sàng lăn xả hỗ trợ học trò làm đề tài.
Sự chung sức ấy đem lại quả ngọt cho trường khi năm học vừa qua có 3 giải nhì và 2 giải ba, năm học trước có 3 giải nhất và năm nay chọn được 7 đề tài dự cuộc thi sáng tạo khoa học kỹ thuật dành cho học sinh cấp thành phố.
Phó hiệu trưởng Trường THPT Marie Curie Nguyễn Trần Khánh Bảo nói nghiên cứu khoa học trong học sinh phổ thông vốn rất khó vì các em không có nhiều thời gian dành cho nó.
“Quan trọng là người thầy khơi được đam mê khám phá, bước đầu làm khoa học của các em. Khi đam mê của thầy và trò gặp nhau, kết quả rất thuận lợi, và nhà trường đánh giá cao đóng góp của cá nhân thầy Hải cùng các thầy cô tham gia nhóm hướng dẫn” – thầy Bảo cho biết.
Trong khi đó, nhiều năm qua, thầy Nguyễn Hồng Giang dẫn dắt đội tuyển học sinh giỏi văn và năm nào Trường THCS Kiến Thiết cũng có giải. Như năm học mới đây là 3 giải nhì và 1 giải ba cấp thành phố, năm nay đội tuyển chuẩn bị xuất trận.
“Nhiệt tình, trách nhiệm và không nề hà khó khăn là những gì có thể nói về thầy. Tôi từng dự giờ giảng của thầy Giang và với tôi đó là tiết học thú vị, lôi cuốn. Nhà trường yên tâm khi giao thầy bồi dưỡng học sinh giỏi” – cô Đỗ Thị Kim Phượng, hiệu trưởng Trường THCS Kiến Thiết, nhận xét.
Lớp 9/2 thầy Hồng Giang chủ nhiệm có 27 học sinh hầu như lúc nào cũng rộn tiếng cười. Bạn nào học chậm hơn, thầy sẽ dành ngày cuối tuần để kéo vào trường ôn thêm, có khi tới 9h đêm. Lớp nuôi heo đất, lấy tiền đó mua thức ăn khi thầy trò cùng học ngoài giờ.
“Thầy vui tính, khi giảng thầy luôn có những câu chuyện dí dỏm, thú vị nên tụi em tiếp thu bài nhanh hơn, tiết học cũng hào hứng” – Anh Thơ (lớp 9/2) chia sẻ.
Tự đào tạo mình mỗi ngày
Vừa giảng dạy, vừa là gương mặt tích cực gầy dựng phong trào đoàn thể của trường, hai thầy giáo ấy đã kịp hoàn thành cao học để bổ sung kiến thức cho mình. Năm 2016, thầy Hồng Giang nhận bằng thạc sĩ, thầy Minh Hải hoàn thành năm 2018.
Cả hai thầy giáo đều là lần thứ ba liên tiếp được nhận danh hiệu “Nhà giáo trẻ tiêu biểu” TP.HCM. Đến từ những vùng quê khác nhau song cuối cùng cả hai thầy đều chọn được “đất dụng võ”, góp sức mình vào khu vườn giáo dục của TP.HCM.
“Xu thế giáo dục mới, người thầy càng phải nâng cao trình độ nếu muốn đào tạo ra những thế hệ học trò tốt hơn, nên tôi vẫn tìm tòi, tự học mỗi ngày. Tôi còn học được nhiều điều từ các thầy cô đi trước. Có người nay đã nghỉ hưu mà những bài học ấy hiện tôi vẫn áp dụng” – thầy Giang bộc bạch.
Vinh danh 161 “Nhà giáo trẻ tiêu biểu”
Thành đoàn TP.HCM trao danh hiệu “Nhà giáo trẻ tiêu biểu” cấp thành năm 2020 cho 161 thầy cô giáo các cấp từ mầm non đến đại học của các đơn vị trên địa bàn TP vào ngày 18-11, được chọn từ 1.548 ứng viên của 71 trường gửi về. Danh hiệu này trước đây được xét tặng hằng năm dành cho các giáo viên, giảng viên từ 35 tuổi trở xuống, tiêu biểu trong đạo đức, chuyên môn và cống hiến.
Trong đó, sẽ là điểm cộng cho các ứng viên có giải pháp, sáng kiến mới, hiệu quả và đã được áp dụng vào thực tế giảng dạy. Kể từ năm 2020, quy chế xét giải thay đổi và chính thức bình xét trao danh hiệu này cho các thầy cô định kỳ 2 năm/lần vào dịp kỷ niệm Ngày nhà giáo Việt Nam 20-11.
'Chia sẻ cùng thầy cô' năm 2020: Sáng tạo từ gian khó
Gắn bó với những vùng đất nghèo khó, cô Thạch Thị Bút Pha và thầy Danh Minh được tuyên dương trong chương trình "Chia sẻ cùng thầy cô" năm 2020 đã có nhiều sáng tạo trong dạy học cho học sinh.
Cô Thạch Thị Bút Pha hướng dẫn học sinh tập gõ, đánh các bài trống Đội trên nền sân trường. Ảnh: Xuân Tùng
Nhạc trưởng của đội trống
8 năm trước, sau khi tốt nghiệp chuyên ngành sư phạm thể chất CĐ Sư phạm Sóc Trăng, cô giáo Thạch Thị Bút Pha (SN 1989, dân tộc Khmer) được nhận về công tác tại Trường Tiểu học Tuân Tức, huyện Thạnh Trị, Sóc Trăng. Chỉ một thời gian ngắn sau cô được giao làm Tổng phụ trách Đội. "Đây quả là một thách thức đối với tôi, bởi kỹ năng và kiến thức công tác Đội chưa có", cô Pha nói.
Theo cô Pha, trường đóng trên địa bàn xã nghèo nên cơ sở vật chất rất thiếu thốn. Hệ thống âm thanh không có, bộ trống Đội không hoàn chỉnh. Thậm chí, nơi tập luyện ngoài trời cũng hạn chế vì sân trường nhỏ. Học sinh ở trường phần lớn là người dân tộc, hoàn cảnh gia đình khó khăn, cha mẹ thường đi làm ăn xa, ít quan tâm chuyện học hành lẫn hoạt động ngoại khóa của con.
Khắc phục khó khăn, cô Pha tổ chức một số hoạt động thu hút học sinh, lựa chọn các em có sở thích, khả năng âm nhạc. Cô hướng dẫn học sinh lấy tre làm dùi và nền đất của sân trường làm mặt trống để tập gõ, cũng như luyện các bài trống khác nhau. Tập luyện nhiều rồi cũng thành thạo.
Cả trường chỉ có một bộ trống cũ, mặt trống đã sờn chỉ trực thủng. Thế nhưng cứ thứ 2 trong lễ chào cờ đầu tuần cô điều khiển từ xa như một nhạc trưởng, còn trò biểu diễn thành thục nhiều bài trống Đội. "Chứng kiến những thành viên đội nghi thức biểu diễn và nghe tiếng trống rộn rã trong lễ chào cờ đầu tuần, ai cũng háo hức như được tiếp thêm năng lượng cho ngày đầu tuần. Nhìn các em biểu diễn như những nghệ sĩ nhí khiến tôi rất xúc động", cô Pha chia sẻ.
Trong công tác Đội của trường, cô Pha còn tổ chức các hoạt động khiến nhiều học sinh rất thích thú như: Thi hái hoa dân chủ, hỏi đáp, hiểu ý đồng đội diễn ra trong lớp; các trò chơi, cuộc thi vận động, rung chuông vàng ngoài trời. Là người quản trò trong các hoạt động không có hệ thống âm thanh hỗ trợ, cô Pha thường phải nói lớn nên nhiều lúc bị khản giọng, mất tiếng.
Cô Pha dạy môn Khoa học lớp 4 - 5. Suốt 8 năm gắn bó với Trường Tiểu học Tuân Tức cô đều đặn mỗi ngày đi về hơn 30 cây số. "Đầu tháng 11 này, tôi được chuyển về dạy ở gần nhà, việc đi lại thuận tiện hơn. Nhưng trước dạy ở Tuân Tức mỗi tháng được 6,8 triệu đồng tiền lương, giờ chỉ được 4,5 triệu đồng, khiến chi tiêu eo hẹp hơn. Khó khăn là thế nhưng không làm tôi vơi tình yêu trẻ và trách nhiệm với nghề", cô Pha nói.
Hạnh phúc nhất là thấy các em trưởng thành
Thầy Danh Minh (SN 1981, dân tộc Khmer), tổ trưởng tổ Hóa - Sinh - Công nghệ, trường THCS Lương Tâm, huyện Long Mỹ (Hậu Giang) được nhiều thế hệ học trò biết đến như một nhà ảo thuật, nhà sáng chế. Thầy mang đến nhiều thí nghiệm, giáo cụ thú vị trong các giờ lên lớp. Thầy dùng cây rong đuôi chó làm thí nghiệm về khả năng quang hợp tạo ra khí của thực vật; dùng lá khoai thí nghiệm chế tạo tinh bột khi có ánh sáng... Không ít những sáng chế của thầy đã được trao giải thưởng trong các cuộc thi sáng tạo đồ dùng dạy học.
"Qua quá trình công tác, tôi nhận thấy khi truyền đạt kiến thức đến các em phải thật gần gũi, có sự liên hệ thực tế. Đặc biệt, có những thí nghiệm thực hành, giáo cụ sẽ giúp giáo viên dễ dàng truyền đạt và các em dễ dàng tiếp thu hơn so với việc dạy "chay". Tôi luôn cố gắng thực hiện các thí nghiệm, mô hình từ các loại thực vật, chất liệu sẵn có quen thuộc với học sinh nông thôn vùng đồng bằng sông nước", thầy Minh chia sẻ.
18 năm gắn bó với Trường THCS Lương Tâm, thầy Minh có nhiều năm làm công tác chủ nhiệm lớp. Điều đặc biệt ở thầy Minh nữa là tự đề ra "chỉ tiêu" cho mình mỗi năm nhận đỡ đầu một học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Năm nay thầy nhận đỡ đầu em Cao Hoài Nhớ (học sinh lớp 8). Được thầy Minh đỡ đầu, Nam học tiến bộ đều các môn.
Nhiều học sinh được thầy Minh đỡ đầu giờ đã học lên cấp 3, có em vào đại học. Thầy vẫn luôn được các em chia sẻ về việc học tập và cuộc sống. "Tôi rất yêu công việc thầm lặng "đưa khách sang sông" này. Điều tôi hạnh phúc nhất là các em trưởng thành và sống có ích", thầy Minh nói.
Những người "bình thường vĩ đại"
Phát biểu tại lễ vinh danh tối 17/11, anh Nguyễn Anh Tuấn, Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn, Chủ tịch T.Ư Hội LHTN Việt Nam nhấn mạnh: Chặng đường đến với sự nghiệp trồng người của 63 thầy, cô được tuyên dương rất dài và quá đỗi gian nan. Đó là chặng đường từ những cô bé, cậu bé đồng bào dân tộc, hằng ngày theo cha mẹ lên rẫy lên nương. Đó là chặng đường, những cô cậu bé được cha mẹ, thầy cô truyền cảm hứng, để thắp lên ngọn lửa mơ ước được trở thành những người mang con chữ về với bản làng. Đó là chặng đường của những nỗ lực, cố gắng hiện thực hóa ước mơ, vượt qua biết bao khó khăn vất vả của đời sống vật chất và cả tinh thần, để lựa chọn và sau đó là đeo đuổi sự nghiệp trồng người vinh quang.
"Các thầy các cô không chỉ dạy học trò kiến thức, mà như người cha, người mẹ thứ hai ngày ngày lo cho các em có cái ăn, cái mặc; vận động quyên góp trang thiết bị cho trường, lớp, cho học sinh; vận động xây cầu, làm đường... Xin cho phép chúng tôi gọi các thầy cô là những người 'bình thường', nhưng là những người 'bình thường vĩ đại'", anh Nguyễn Anh Tuấn nói.
X.Tùng (ghi)
Cô giáo 16 lần đạt chiến sĩ thi đua Cô Ngô Song Đào, sinh năm 1971, GV Trường TH-THCS Phước Hiệp (H. Mỏ Cày Nam, Bến Tre) là một trong những tấm gương nhà giáo tiêu biểu về tình yêu thương dành cho học trò và đổi mới sáng tạo trong dạy học. Cô Ngô Song Đào- GV Trường TH-THCS Phước Hiệp (huyện Mỏ Cày Nam, Bến Tre). Xuất thân trong một...