Yêu cầu giải quyết dứt điểm việc trao nhầm trẻ sơ sinh trước 20-7
Theo bà Trần Thị Nhị Hà, Phó giám đốc Sở Y tế Hà Nội, Sở đã yêu cầu Bệnh viện đa khoa Ba Vì kỷ luật hai nữ hộ sinh liên qua đến việc trao nhầm hai trẻ sơ sinh ngày 1-11-2012, đồng thời giải quyết dứt điểm vụ việc trước 20-7.
Ảnh minh họa
Ngày 13-7, Sở Y tế Hà Nội đã có cuộc làm việc với Bệnh viện đa khoa Ba Vì.
Theo bà Hà, trong vụ việc trao nhầm hai trẻ sơ sinh cho gia đình anh Phùng Giang Sơn và chị Vũ Thị H., cùng ở huyện Ba Vì ngày 1-11-2012, có lỗi quy trình chuyên môn của bệnh viện.
Năm 2012, Sở Y tế đã có yêu cầu đánh số khi giao – nhận trẻ, nhưng Bệnh viện đa khoa Ba Vì đến năm 2013 mới áp dụng và nhầm lẫn đã xảy ra vào 2012, dẫn đến trao nhầm con của anh Phùng Giang Sơn cho gia đình chị Vũ Thị H. và ngược lại. Vụ việc mãi đến tháng 3-2018 mới được phát hiện.
Vì những tổn thất về tinh thần, đặc biệt là của cha mẹ và hai cháu bé, bà Hà cho biết Sở Y tế đã yêu cầu Bệnh viện đa khoa Ba Vì kỷ luật hai nữ hộ sinh liên quan đến việc trao nhầm trẻ, đồng thời xử lý dứt điểm vụ việc trước 20-7 theo hướng được cả hai gia đình đồng thuận.
Video đang HOT
Các công việc tiếp theo là rắc rối về pháp lý do vợ chồng chị Vũ Thị H. đã ly hôn, cần thêm quyết định của tòa án về tên của con chung vợ chồng chị H. trong quyết định ly hôn trước khi chuyển các cháu bé về với cha mẹ đẻ, tư vấn và hỗ trợ tâm lý cho các cháu có thể để sau 20-7.
Theo thông tin của Tuổi Trẻ, mức đền bù tài chính mà bên bị thiệt hại yêu cầu là 300 triệu đồng/gia đình. Nhưng bệnh viện cho rằng mức bồi thường này cao, quỹ đền bù rủi ro không đủ khả năng tài chính chi trả và chưa chấp thuận.
Đây cũng là một trong những lý do dẫn đến vụ việc kéo dài: Gia đình anh Sơn phát hiện bệnh viện trao nhầm con từ tháng 3-2018, tháng 5-2018 đã có xét nghiệm ADN xác định con trai chị H. đang nuôi là con anh Sơn, con anh Sơn đang nuôi là con đẻ chị H. nhưng hai cháu chưa được về với gia đình cha mẹ đẻ và nguy cơ vụ việc phải đưa ra xét xử ở tòa án.
Dịp này, Sở Y tế Hà Nội cũng có văn bản gửi các bệnh viện, giao Bệnh viện Phụ sản Hà Nội làm đầu mối về chuyên môn, rà soát quy trình đỡ đẻ, trao trẻ sơ sinh cho các gia đình.
“Hãy đặt mình vào vị trí của các gia đình và các cháu cho thấy việc nhầm lẫn này đã ảnh hưởng rất nhiều đến tinh thần, cuộc sống của các gia đình, rất cần sớm giải quyết đứt điểm để các gia đình và các cháu sớm ổn định cuộc sống” – bà Hà nói.
Theo tuoitre.vn
Đây là lúc có thể xảy ra nhầm lẫn giữa các trẻ sơ sinh, nhưng các nữ hộ sinh phải đảm bảo không để điều này xảy ra
Tại các bệnh viện lớn, quy trình quản lý trẻ sơ sinh và sản phụ nghiêm ngặt vì vậy rất khó có thể xảy ra chuyện nhầm lẫn.
Sự việc trao nhầm con sau 6 năm mới phát hiện xảy ra tại Bệnh viện Đa khoa Ba Vì khiến cho không ít chị em chuẩn bị sinh con cảm thấy lo lắng. Vậy việc nhầm lẫn giưa cac be thường xảy ra ở công đoạn nào la môi quan tâm cua nhiêu ngươi.
PGS.TS.BS Phạm Bá Nha, Trưởng khoa Sản (Bệnh viện Bạch Mai) cho hay, trước đây tại bệnh viện Bạch Mai cũng từng xảy ra việc nhầm lẫn trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, sau đó gia đình phát hiện nên cac chau đươc trả đúng về với bố mẹ ruột ngay.
Nữ hộ sinh tại Bệnh viện Bạch Mai đang thực hiện các thao tác vệ sinh sau khi tắm cho trẻ.
Hiện nay, tại Bạch Mai quản lý trẻ bằng mã số 2 vòng đeo chân nên không có sự nhầm lẫn đáng tiếc nào xảy ra. Đặc điểm vòng đeo chân không thể tháo ra nếu có người cố tình tháo ra thi vòng sẽ hỏng. Dây vòng được làm vừa khit chân nên rất khó có thể tuột ra.
"Trước khi bệnh nhân vào viện, bác sĩ sẽ giải thích rõ cho sản phụ và gia đình hiểu vòng tháo ra sẽ hỏng. Trong trường hợp vòng hỏng sẽ phải thay thế vòng mới. Tuy nhiên, viêc vòng bi hỏng rất khó xảy ra trừ khi gia đình tự cắt tháo ra. Ngoài vòng cho con, bệnh viện sẽ có gắn vòng tay cho mẹ có định danh tên mẹ và tên con, vòng của con (tên con và mẹ) vòng của mẹ (tên mẹ và con). Khi bệnh nhân ra viện phải có đầy đủ giấy tờ và bảo vệ phải ghi vào sổ mới được ra viện", bác sĩ Nha nói..
Trẻ dễ bị nhầm khi đi tắm
PGS.TS Nha cho hay, khả năng nhầm lẫn trẻ sơ sinh có thể xảy ra khi cho trẻ đi tắm, vòng đeo chân có thể rơi ra. Tại Bệnh viện Bạch Mai, hiện nay, trước khi trẻ đưa đi tắm sẽ được nhân viên y tế kiểm tra vòng đeo chân của con và vòng tay của mẹ, nêu thiếu sẽ bổ sung ngay.
Còn theo Ths.BS Lưu Quốc Khải, Trưởng khoa Đẻ A2 (Bệnh viện Phụ sản Hà Nội), trước đây, khi công nghê con kem, viêc đánh số bằng mực natri lên tay hoặc chân trẻ nên co thê xay ra nhâm lân. Còn tại các bệnh viện, nhà hộ sinh tại tuyến tỉnh, trước khi đẻ thường không đánh số nên có thể dẫn tới sự nhầm lẫn.
Hiện nay, tại các bệnh viện lớn, số lượng ca đẻ nhiều, cho nên cac bac si phải thực hiện quy trình nghiêm ngặt từ khi mẹ nhập viện đến khi con trở về bên mẹ an toàn, tránh nhầm lẫn.
Sản phụ có dấu hiệu chuyển dạ sẽ đến viện làm thủ tục tại phòng khám và được cấp mã số bệnh án. Đối với sản phụ sinh thường, khi trẻ ra đời, nư hộ sinh sẽ đưa con lai giường để mẹ nhận diện giới tính, hình hài và đeo mã số giống hệt nhau vào mẹ và bé.
Sau sinh, be sẽ được giao trực tiếp cho mẹ, nằm ngay cạnh mẹ trên giường sinh. Nhân viên y tế sẽ thực hiện vệ sinh, mặc đồ, quấn khăn cho bé ngay tại chỗ, bên cạnh mẹ. Đối với trường hợp sinh mổ, trẻ sinh ra được đeo mã số. Trong khi chờ các bác sĩ khâu vết mổ cho mẹ, bé tạm thời được chuyển về phòng đẻ, nằm trên giường ấm. Mã số đeo ở tay trẻ không được phép tháo rời và thay đổi.
"Trong thời gian trẻ sơ sinh ở trong viện sẽ được tắm rửa vệ sinh hàng ngày, quá trình này dễ xảy ra rơi hoặc mất vong. Tuy nhiên, từ khi đi tắm cho tới khi trẻ được trả về gia đình, hộ sinh phải luôn đảm bảo mã số đeo ở tay (chân) cua trẻ không bị tháo", bác sĩ Khải nói.
Ngọc Minh
Theo emdep.vn
Hai nữ hộ sinh trao nhầm con liên tục khóc: 'Do nhầm tã lót chứ không cố tình tráo con' Hai nữ hộ sinh Nguyễn Thị Thanh Mai và Nguyễn Thị Đức (BV đa khoa huyện Ba Vì, Hà Nội) liên tục rơi nước mắt khi nhắc lại việc trao nhầm con của hai gia đình cách đây 6 năm trước. Hai nữ hộ Nguyễn Thị Thanh Mai (ngồi bên trái) và Nguyễn Thị Đức (ngồi bên phải). Ảnh: VTC14. 'Cuối năm về...