Y tế Việt Nam thu hút 1,52 tỷ USD vốn ODA trong 6 năm

Theo dõi VGT trên

Tổng vốn ODA các tổ chức quốc tế dành cho chương trình, dự án y tế Việt Nam đạt 1,52 tỷ USD, kể từ năm 2010 đến 2016.

Y tế Việt Nam thu hút 1,52 tỷ USD vốn ODA trong 6 năm - Hình 1

Ảnh minh họa

Trong số này, vốn không hoàn lại hơn 28%, còn lại là vốn vay. Hỗ trợ của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài cho Việt Nam khoảng 300 triệu USD, trong đó lĩnh vực y tế chiếm 30%.

Ông Nguyễn Đình Anh, Vụ trưởng Truyền thông và Thi đua, khen thưởng, Bộ Y tế, cho biết tại hội thảo Nâng cao năng lực quản lý và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực y tế, ngày 7/12, các nguồn vốn viện trợ đã được đầu tư hiệu quả cho ngành.

“Nguồn vốn ODA tập trung vào thực hiện các mục tiêu ưu tiên như tăng cường y tế cơ sở, đổi mới đào tạo y khoa, phòng chống dịch bệnh, tăng cường chất lượng dịch vụ và cơ sở vật chất hệ thống khám chữa bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm…”, ông Đình Anh nói.

Trong 5 năm qua, hàng chục bệnh viện đã được xây mới và nâng cấp, tăng số giường bệnh trên 10.000 dân từ 21,5 lên 24 giường bệnh, góp phần giảm quá tải bệnh viện. Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế tăng cao qua các năm và đến nay đã đạt 87%. Mạng lưới y tế cơ sở có mặt ở cả nước với một nửa số trạm y tế đạt chuẩn quốc gia. 240 phòng khám bác sĩ gia đình được thành lập.

Hàng nghìn lượt y bác sĩ đã được đi học tập, trao đổi kinh nghiệm dài hạn, ngắn hạn ở nước ngoài. Các chuyên gia nước ngoài cũng sang Việt Nam trao đổi kinh nghiệm, đặc biệt là hỗ trợ việc xây dựng các chính sách quan trọng.

Vụ trưởng truyền thông cũng nhấn mạnh vai trò của việc hợp tác quốc tế trong ngành y tế. Việt Nam đã ứng dụng triển khai nhiều kỹ thuật tiên tiến và công nghệ hiện đại trong chẩn đoán và điều trị bệnh, phòng chống dịch bệnh. Các bác sĩ Việt Nam làm chủ được các kỹ thuật tiên tiến hiện đại trên thế giới như ghép tạng, thụ tinh nhân tạo, ứng dụng tế bào gốc…

Lê Nga

Theo VNE

Nên hay không việc công nhận tiếng Anh là ngôn ngữ thứ 2 của Việt Nam?

Để thực sự đưa được tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai ở nước ta thì cần có sự quyết tâm chính trị rất lớn và sự đồng thuận cao vì sự phát triển của đất nước và con người Việt Nam trước đòi hỏi của thời đại.

Tại Diễn đàn Thanh niên khởi nghiệp 2018 với chủ đề: "Tìm giải pháp đột phá cho khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam" diễn ra ở Đà Nẵng vào ngày 29/11/2018, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng đã đề nghị Thủ tướng Chính phủ sớm công nhận tiếng Anh là ngôn ngữ thứ 2 của Việt Nam. Đây là một vấn đề hệ trọng nên ngay lập tức đã nhận được sự quan tâm rộng rãi của công luận với nhiều ý kiến khác nhau.

Video đang HOT

Nên hay không việc công nhận tiếng Anh là ngôn ngữ thứ 2 của Việt Nam? - Hình 1

Tiếng Anh là ngôn ngữ chủ yếu được dùng trong các công bố khoa học-công nghệ, là ngôn ngữ chính của thương mại, hàng không quốc tế...

Cần hiểu rõ khái niệm thế nào là ngôn ngữ thứ 2

Tiếng Anh hiện nay được xem là ngôn ngữ quốc tế phổ biến nhất, được 67 quốc gia và vùng lãnh thổ sử dụng làm ngôn ngữ chính thức và gần 70 quốc gia sử dụng làm ngôn ngữ thứ hai (Economic Forum, 2015).

Theo David Crystal (2006) trên thế giới tiếng Anh là ngôn ngữ thứ nhất của khoảng 400 triệu người, ngôn ngữ thứ hai của khoảng 400 triệu người khác và khoảng 600-700 triệu người dùng ngôn ngữ này như là ngoại ngữ. Thực tế hiện nay số người sử dụng tiếng Anh đã tăng lên rất nhiều so với những con số này.

Tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức của các tổ chức quốc tế về chính trị, kinh tế, ngoại giao, văn hóa, giáo dục, quân sự như Liên hiệp quốc, Tổ chức thương mại thế giới (WTO), Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á- Thái bình dương (APEC), Hiệp hội các nước Đông-Nam Á (ASEAN)...

Tiếng Anh là ngôn ngữ chủ yếu được dùng trong các công bố khoa học-công nghệ, là ngôn ngữ chính của thương mại, hàng không quốc tế... Ngôn ngữ này ngày càng trở nên đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của mỗi quốc gia và mỗi cá nhân trong thời đại toàn cầu hóa và CMCN 4.0 hiện nay. Chính vì thế ngoài những nước nói tiếng Anh là bản ngữ thì nhiều nước khác đã công nhận tiếng Anh làm ngôn ngữ thứ hai.

Trước khi bàn về việc công nhận tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai ở nước ta, chúng ta cần phải hiểu rõ khái niệm thế nào là ngôn ngữ thứ hai, nó có khác gì so với ngoại ngữ.

Theo Longman Dictionary of Language Teaching & Applied Linguistics (1992), ngoại ngữ là một ngôn ngữ được dạy ở trường như một môn học nhưng không được sử dụng như một phương tiện giảng dạy ở trường cũng như là ngôn ngữ giao tiếp của một quốc gia (ví dụ: trong chính phủ, kinh tế hay công nghiệp); trong khi đó, ngôn ngữ thứ hai là một ngôn ngữ không phải là bản ngữ của một quốc gia nhưng là phương tiện giao tiếp được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực của đời sống (ví dụ: trong giáo dục, công việc và chính phủ) và thường được sử dụng cùng với một hay nhiều ngôn ngữ khác của quốc gia đó. Vừa qua cũng đã có một số tác giả phân tích rõ sự khác biệt giữa ngoại ngữ và ngôn ngữ thứ hai.

Tóm lại, hiện tại ở Việt Nam tiếng Anh mới là ngoại ngữ, dù bây giờ có thể coi là ngoại ngữ thứ nhất, nhưng chưa phải là ngôn ngữ thứ hai.

Phải được quy định trong Hiến Pháp

Việc sử dụng tiếng Anh là ngôn thứ hai sẽ có lợi ích lớn đối với sự phát triển chung của đất nước cũng như với từng công dân của nước ta.

Việt Nam đang trên đường hội nhập ngày càng sâu rộng với một thế giới mà ở đó Tiếng Anh là một ngôn ngữ giao dịch chính như đã nói ở trên. Vì vậy việc dùng tiếng Anh như ngôn ngữ thứ 2 sẽ là đòn bẩy và phương tiện vô cùng quan trọng để Việt Nam tiếp cận với thế giới, tiếp thu tri thức của nhân loại và, ngược lại, tăng cường được ảnh hưởng cũng như sự đóng góp của mình với dự phát triển chung, trên cơ sở đó thúc đẩy sự phát triển kinh tế, khoa học và văn hóa của Việt Nam.

Công nhận tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai sẽ kích thích việc phổ cập tiếng Anh cho người dân, trước hết cho lớp trẻ, vì đó sẽ là động lực tốt cho mỗi cá nhân học và sử dụng ngôn ngữ này như một phương tiện không thể thiếu để trở thành công dân toàn cầu và không bị loại ra bên lề của cuộc CMCN 4.0.

Vì sự phát triển của đất nước và con người Việt Nam chúng ta có thể mong muốn sớm công nhận tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai để làm đòn bẩy cho việc phổ cập nhanh ngôn ngữ này.

Tuy nhiên, vấn đề cơ bản của ngôn ngữ thứ hai là ở chỗ nó được sử dụng như thế nào chứ không chỉ đơn thuần là việc Thủ tướng thông qua. Chúng ta cần phải xác định được các điều kiện để một ngôn ngữ có thể được công nhận là ngôn ngữ thứ hai. Đó là mục tiêu mà khi đạt được thì mới công nhận được và khi công nhận rồi thì nó có thể được sử dụng đúng nghĩa là ngôn ngữ thứ hai. Chúng ta cần phải thấy hết những khó khăn và thách thức phải vượt qua trước khi có thể có được sự công nhận này.

Trước hết về luật pháp, Hiến pháp (sửa đổi năm 2013) của nước ta quy định "Ngôn ngữ quốc gia là tiếng Việt. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữa gìn bản sắc dân tộc, phát huy phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mình".

Như vậy, không có quy định về ngôn ngữ thứ hai trong Hiến pháp và cũng vì thế cho đến nay ở nước ta chưa có luật về ngôn ngữ hay luật nào khác quy định về ngôn ngữ thứ hai.

Do vậy, việc công nhận tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai lúc này là chưa phù hợp với pháp luật, Thủ tướng không thể thông qua. Cũng như quốc hiệu, quốc huy, quốc kỳ, quốc ca, vấn đề ngôn ngữ của một quốc gia phải được quy định trong Hiến pháp.

Có thể lấy Canada làm ví dụ, Hiến pháp nước này quy định tiếng Anh và tiếng Pháp là ngôn ngữ chính thức của quốc gia. Theo đó, Tiếng Anh và tiếng Pháp có địa vị ngang nhau trong các tòa án liên bang, Nghị viện, và trong toàn bộ các cơ quan liên bang; Các công dân có quyền, ở nơi đủ nhu cầu, nhận các dịch vụ của chính phủ liên bang bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp; Các ngôn ngữ thiểu số có địa vị chính thức, được đảm bảo có trường học sử dụng chúng tại tất cả các tỉnh và vùng lãnh thổ.

Như vậy, muốn công nhận tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai thì chúng ta cũng phải điều chỉnh về mặt luật pháp, trong đó có cả việc xác định lại địa vị cho ngôn ngữ của các dân tộc thiểu số.

Nên hay không việc công nhận tiếng Anh là ngôn ngữ thứ 2 của Việt Nam? - Hình 2

Phải có mục tiêu rõ ràng

Về trình độ tiếng Anh, trước hết ở Việt Nam không có dân tộc hay cộng đồng cư dân nào nói tiếng Anh là bản ngữ. Việt Nam vốn không phải là thuộc địa cũ của một nước nói tiếng Anh nào nên hầu hết người dân không biết tiếng Anh.

Hầu hết đội ngũ trí thức của nước ta trước đây không được đào tạo trong môi trường ngôn ngữ Anh nên việc sử dụng tiếng Anh bị hạn chế. Trọng tâm đào tạo ngoại ngữ cũng như quan hệ quốc tế của nước ta cũng đã có nhiều thay đổi trong lịch sử.

Nhìn chung ở nước ta gần đây tiếng Anh mới được chú trọng dạy và học hơn so với các ngoại ngữ khác. Chính phủ đã có Đề án NNQG 2020 do Bộ Giáo dục và Đào tạo là cơ quan chủ trì thực hiện.

Kết quả đánh giá đến năm 2016 cho thấy Đề án đã đạt được kết quả bước đầu quan trọng; tuy nhiên, so với 4 mục tiêu đề ra thì đều đạt thấp cả về số lượng và chất lượng. Vì có nhiều mục tiêu chưa đạt được, năm 2017 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã trình Chính phủ bổ sung cho đề án giai đoạn tiếp theo và đã được Chính phủ thông qua đề án chỉnh sửa bổ sung và ban hành quyết định mới cho đề án giai đoạn 2017-2025.

Tuy nhiên, đó cũng chỉ mới là một đề án dạy và học ngoại ngữ nói chung, không riêng cho tiếng Anh, và càng chưa phải là một đề án phát triển tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai. Đó là những khó khăn về ngôn ngữ đối với Việt Nam so với nhiều nước khác khi muốn dùng tiếng Anh làm ngôn ngữ thứ hai.

Với mặt bằng trình độ như hiện nay, tiếng Anh chưa thể công nhận được để sử dụng đúng nghĩa như là ngôn ngữ thứ hai ở nước ta.

Về đối ngoại, chúng ta phải đặt việc công nhận tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai trong bối cảnh Việt Nam đang muốn đa phương hóa, đa diện hóa trong quan hệ quốc tế và muốn làm bạn với tất cả các dân tộc trên thế giới.

Trước hết, về ngôn ngữ, Việt Nam là một thành viên của Cộng đồng Pháp ngữ (L'organisation international de la francophonie). Cho tới nay Việt Nam đã tham gia vào nhiều tổ chức khác nhau thuộc cộng đồng Pháp ngữ như Cơ quan đại học Pháp ngữ (AUF), Liên minh nghị viện Pháp ngữ (APF), Hiệp hội quốc tế thị trưởng các thành phố sử dụng một phần hay toàn phần tiếng Pháp (AIMF), Diễn đàn doanh nghiệp Pháp ngữ (FFA).

Do vậy, việc Việt Nam tuyên bố chính thức công nhận tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến mối quan hệ với các nước thuộc Cộng đồng Pháp ngữ. Hơn nữa chúng ta đã từng và đang có mối quan hệ tốt với nhiều nước đối tác quan trọng không phải là những nước trong khối các nước nói tiếng Anh (Commonwealth). Đó cũng là những điều chúng cũng cần cân nhắc nếu muốn chính thức công nhận tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai.

Với những quan tâm nêu trên, để thực sự đưa được tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai ở nước ta thì cần có sự quyết tâm chính trị rất lớn và sự đồng thuận cao vì sự phát triển của đất nước và con người Việt Nam trước đòi hỏi của thời đại.

Trước hết cần có chủ trương định hướng của Đảng, trên cơ sở đó Chính phủ cần xây dựng được một đề án tổng thể và toàn diện về vấn đề này.

Một đề án như vậy phải xác định được mục tiêu rõ ràng đến lúc nào và đạt được chuẩn mực nào thì tiếng Anh có thể được công nhận chính thức là ngôn ngữ thứ hai của Việt Nam.

Đề án đó phải xác được lộ trình cụ thể không chỉ cho việc đào tạo và sử dụng tiếng Anh mà cũng cần xác định lộ trình cho việc hoàn thiện cơ sở pháp lý cần thiết. Hơn nữa, công tác truyền thông cũng hết sức quan trọng để tạo ra được sự thống nhất về nhận thức, có sự đồng thuận và quyết tâm hành động cao trong toàn xã hội.

GS.TS, NGND Nguyễn Xuân Trạch

Theo Dân trí

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Nên ăn thịt đỏ hay thịt trắng?
15:22:30 04/11/2024
Cô gái toát mồ hôi lạnh, đi cấp cứu sau khi ăn 4 con cua
10:44:32 04/11/2024
Chanh dây là loại trái cây nhiệt đới mang lại nhiều lợi ích sức khỏe
11:02:47 05/11/2024
Hút thuốc lá 10-20 năm, phổi đen kịt do hắc ín
10:51:01 05/11/2024
Tiết lộ sốc về nguyên nhân chính gây bệnh gout
17:57:15 04/11/2024
'3 giảm, 3 khỏe mạnh' - bí quyết sống khỏe 'hot rần rần' mạng xã hội Trung Quốc
14:51:43 04/11/2024
Mỗi ngày nên ăn mấy quả táo đỏ khô?
10:38:12 05/11/2024
Răng xỉn màu làm cách nào để trắng sáng?
10:48:52 05/11/2024

Tin đang nóng

Bài tập tiếng Việt của học sinh tiểu học khiến nhiều phụ huynh "khóc không thành tiếng": Tại sao lại có thể khó đến vậy?
13:47:10 05/11/2024
Đoan Trang từng hủy hôn với tình cũ vào phút chót, trước khi lấy chồng Tây
12:53:15 05/11/2024
Lý do danh ca Hương Lan tát Hoài Linh: "Tôi bảo Hoài Linh, chị hai đánh cho em tỉnh lại"
13:31:40 05/11/2024
Trường Giang giảm 11kg: Ngoại hình khác lạ, chỉ ăn khoai lang và trứng
13:04:44 05/11/2024
Con nuôi Ngọc Sơn: "Tôi nhìn 10 tỷ cầm về, tự hỏi đây là tiền thật à"
15:01:57 05/11/2024
Giữa lúc Kỳ Duyên gặp sóng gió tại Miss Universe, Thiên Ân gây hoang mang vì 1 bài đăng
13:42:11 05/11/2024
Bức ảnh khoe lưng trần của cô dâu khiến tất cả phải hốt hoảng
13:51:06 05/11/2024
Bữa tiệc sinh nhật khốn khổ của ông trùm Diddy bên trong trại giam
14:23:36 05/11/2024

Tin mới nhất

Những người có nguy cơ cao bị viêm khớp

17:49:26 05/11/2024
Viêm khớp là tình trạng rất phổ biến, đặc biệt ở những người trên 50 tuổi. Đây là căn bệnh gây tổn thương ở khớp (nơi hai xương gặp nhau). Một số khớp bị mòn tự nhiên khi con người già đi.

Chế độ ăn tốt cho người đổ mồ hôi trộm

17:45:36 05/11/2024
Chất béo lành mạnh, chẳng hạn như acid béo omega-3, có thể có lợi cho phụ nữ trải qua thời kỳ mãn kinh, làm giảm tần suất các cơn bốc hỏa và mức độ nghiêm trọng của mồ hôi ban đêm.

Thói quen ăn ngọt của trẻ có thể làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường và huyết áp cao

17:42:07 05/11/2024
Nhóm nghiên cứu từ Đại học Nam California (Mỹ) đã phân tích dữ liệu từ thời kỳ phân phối đường theo tem phiếu ở Anh những năm 1950.

Người lớn mắc sởi, vẫn diễn biến nặng, suy hô hấp

17:32:59 05/11/2024
Khoảng 10 ngày trước khi nhập viện, bệnh nhân có biểu hiện đau đầu, mệt mỏi và mắt đỏ. Bệnh nhân tự mua thuốc hạ sốt, giảm đau ở hiệu thuốc gần nhà để uống nhưng không thấy có cải thiện.

Bị đau đầu uống trà gừng được không?

13:05:39 05/11/2024
Uống trà gừng ấm vào buổi tối trước khi ngủ sẽ góp phần làm giảm các vấn đề về tiêu hóa như khó tiêu, buồn nôn... hỗ trợ cải thiện chứng đau đầu và giúp ngủ ngon hơn.

Rối loạn tiền đình và thiếu máu não dễ gây nhầm lẫn, làm thế nào để phân biệt?

12:44:20 05/11/2024
Cả rối loạn tiền đình và thiếu máu não thường gây chóng mặt và choáng váng, cảm thấy buồn nôn hoặc nôn mửa, đau đầu. Tuy nhiên, mọi người có thể phân biệt 2 tình trạng này qua một số triệu chứng điển hình:

Bí quyết giúp phòng bệnh cho trẻ lúc giao mùa

12:41:43 05/11/2024
Khi tắm cho trẻ cần tắm trong phòng kín gió, nếu cần thiết chuẩn bị thêm quạt sưởi và chỉ tắm tối đa trong thời gian 5-7 phút để tránh cảm lạnh. Lưu ý đừng để điều hòa hay quạt sưởi chĩa thẳng vào người bé dễ khiến trẻ bị khô da hoặc gâ...

Tác dụng bất ngờ của chỉ 10 phút chạy bộ mỗi sáng

11:45:55 05/11/2024
Theo tiến sĩ Buckingham, tác dụng của việc tăng BDNF là tích lũy, nhưng bạn có thể cảm thấy minh mẫn và tỉnh táo hơn chỉ sau vài ngày chạy.

Điều gì xảy ra với cơ thể khi bạn bỏ bữa?

11:05:05 05/11/2024
Bỏ bữa nhiều lần dẫn đến thiếu các chất dinh dưỡng thiết yếu như vitamin và khoáng chất, dẫn đến thiếu hụt chất dinh dưỡng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến các chức năng của cơ thể.

Tránh xa thuốc lá, ngăn ngừa bệnh tật

10:53:09 05/11/2024
Với sự tuyên truyền tích cực của các cán bộ, y, bác sĩ bệnh viện, trên 80% người bệnh đã bỏ thuốc lá thành công, nâng cao hiệu quả điều trị, cải thiện sức khỏe.

Uống cà phê hòa tan mỗi ngày, giảm nguy cơ tiểu đường?

10:46:02 05/11/2024
Cà phê hòa tan được làm từ hạt cà phê nhưng đã loại bỏ hầu hết độ ẩm. Đây là một thức uống được tạo ra bằng cách thêm nước hoặc sữa vào bột cà phê xay. Hai kỹ thuật chính để tạo ra nó là sấy phun và sấy đông lạnh.

Nguyên nhân rụng tóc ở nam

10:43:28 05/11/2024
Bên cạnh đó, các vấn đề về sức khỏe như rối loạn tuyến giáp, thiếu máu, thiếu sắt, chế độ ăn thiếu protein cũng góp phần làm tăng nguy cơ rụng tóc. Những người mắc bệnh tiểu đường cũng nằm trong nhóm đối tượng dễ bị rụng tóc hơn.

Có thể bạn quan tâm

BXH Vua phá lưới Ngoại hạng Anh mới nhất: Haaland 'cô đơn' trên đỉnh

Sao thể thao

17:28:11 05/11/2024
BXH Vua phá lưới Ngoại hạng Anh 2024/2025 mới nhất: Erling Haaland đang là cầu thủ dẫn đầu với 11 bàn thắng sau 10 vòng đấu.

Tuổi trẻ giá bao nhiêu - Tập 12: Kiên đột nhập kho sầu riêng quay bằng chứng

Phim việt

17:12:29 05/11/2024
Trong khi Linh và Nga diễn để làm nhiệm vụ giữ chân hai người này thì Kiên nhanh chóng đột nhập kho hàng để quay phim, chụp hình làm bằng chứng.

Hôm nay nấu gì: Bữa cơm 4 món bình dân nhưng ngon miệng, đủ dinh dưỡng

Ẩm thực

17:03:19 05/11/2024
Bữa cơm 4 món bình dân nhưng ngon miệng, đủ dinh dưỡng. Bữa cơm này sẽ khiến cả nhà thích thú vì các món ăn tuy đơn giản nhưng rất hấp dẫn.

Kỳ Duyên chễm chệ xuất hiện trên trang Miss Universe, cho đối thủ "hít khói" vì lượng tương tác khủng

Sao việt

16:58:49 05/11/2024
Sáng 5/11 (giờ Việt Nam), trang chủ Miss Universe với 14 triệu người theo dõi đã liên tiếp đăng tải các bộ ảnh của loạt thí sinh, trong số đó có Kỳ Duyên.

UNESCO xem xét công nhận kỹ thuật nấu rượu sake là di sản văn hóa phi vật thể

Thế giới

16:52:39 05/11/2024
Nếu được đăng ký, rượu sake của Nhật Bản sẽ tiếp bước các đồ uống có cồn nổi tiếng thế giới khác như rượu vang Georgia, văn hóa bia Bỉ, rượu rum Cuba... được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của thế giới.

Hơn 180 triệu người xem ảnh mặt mộc của nữ diễn viên hạng A lúc đau ốm

Sao châu á

16:40:29 05/11/2024
Đệ nhất mỹ nữ Bắc Kinh khiến netizen không khỏi trầm trồ, xuýt xoa khi khoe mặt mộc đẹp không tỳ vết ở tuổi 36.

Vpop đón tân binh có mối duyên nợ với 2 Anh Trai, ra tận 8 MV debut khiến ai cũng trầm trồ!

Nhạc việt

15:53:09 05/11/2024
Tân binh làng nhạc có màn debut khủng với full album, 8 MV kèm theo và ekip hàng đầu thị trường đứng sau phần âm nhạc.

Thầy giáo áp dụng trend hot vào kiểm tra bài cũ, netizen xem xong "rén": Túi mù nhưng mà là mù mịt tương lai

Netizen

15:30:28 05/11/2024
Trào lưu chơi blindbox (hay còn gọi là túi mù) đang làm mưa làm gió trên mạng xã hội trong thời gian gần đây. Làm nên thành công của chiếc trend này đến từ yếu tố bất ngờ và niềm vui

Phương Ly đi xem pickleball cùng bạn trai nhưng soi outfit toàn thấy hình bóng crush!

Phong cách sao

15:03:06 05/11/2024
Điểm sơ qua bộ cánh tuy tối giản của Phương Ly có thể thấy sương sương ít nhất 4 món đồ có liên quan đến G-Dragon từ trực tiếp đến gián tiếp, chính là biểu tượng hoa cúc và thương hiệu Chanel:

G-Dragon bị "ném đá"

Nhạc quốc tế

13:51:44 05/11/2024
Vừa qua, G-Dragon tái xuất làng nhạc với single Power. Phải chờ hơn nửa thập kỷ, fan mới có thể được nghe nhạc mới của G-Dragon, sự kiện này gây chấn động châu Á.