Xuyên tâm liên hỗ trợ điều trị Covid-19 khi khởi phát
Xuyên tâm liên có vị đắng, với thành phần chính là Andrographolid được cho là có khả năng ức chế nCoV, giảm các triệu chứng Covid-19.
Tiến sĩ, dược sĩ Nguyễn Thành Triết, Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM cơ sở 3, cho biết xuyên tâm liên là vị thuốc truyền thống được ứng dụng rộng rãi trong nền y học của một số nước châu Á như Ấn Độ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan, Việt Nam… Thuốc có tác dụng kháng khuẩn, kháng virus, hạ sốt, kháng viêm, chống dị ứng, mụn nhọt, bảo vệ gan, kháng ung thư.
“Trước đây, xuyên tâm liên được sử dụng rất thông dụng ở Việt Nam, đặc biệt trong thời kỳ đất nước còn khan hiếm tân dược và kháng sinh”, tiến sĩ Triết chia sẻ.
Xuyên tâm liên cũng là dược liệu được nghiên cứu khá kỹ càng về thành phần hóa học và các tác dụng dược lý. Xuyên tâm liên có tên khoa học là Andrographis paniculata (Burm.f.) Nees, thuộc họ Ô rô (Acanthaceae). Đây là một loại cây thân thảo nhỏ, mọc thẳng đứng cao dưới một mét. Lá mọc đối, có cuống ngắn, phiến lá hình mũi mác, mặt lá nhẵn. Hoa màu trắng điểm hồng, mọc thành chùm ở nách lá hay ngọn cành. Quả hình trụ dài, khi chín sẽ khô và tách ra để phóng thích nhiều hạt nhỏ. Hạt hình trụ, thuôn dài có cán phôi cứng nhằm giúp cho việc phát tán đi xa.
Xuyên tâm liên khá thông dụng ở Việt Nam. Ảnh: Thuocdantoc
Theo y học cổ truyền, xuyên tâm liên được xem là “vua của các vị đắng”, tính hàn, xếp vào nhóm các dược liệu có tác dụng thanh nhiệt giải độc. So sánh về mặt tây y, xuyên tâm liên có nhiều tương đồng với nhóm thuốc kháng sinh, chuyên được sử dụng để điều trị các trường hợp ung nhọt, đinh độc, rắn độc cắn, trị tiêu chảy, ho, viêm họng, viêm gan siêu vi và viêm đường tiết niệu….
Các nghiên cứu đã công bố cho thấy thành phần hóa học chính có trong xuyên tâm liên chủ yếu là các hợp chất nhóm diterpen lacton, trong đó có thể kể đến một số chất tiêu biểu như: andrographolid, neoandrographolid, sndrographisid và bisandrographolid A, B, C và D. Ngoài ra, trong xuyên tâm liên còn chứa các dẫn xuất flavonoid nhóm flavon như andrographin, panicolin…
Theo tiến sĩ Triết, một loạt nghiên cứu về tác dụng dược lý của xuyên tâm liên được tiến hành cho thấy đây là một dược liệu rất tiềm năng trong tác dụng kháng khuẩn, kháng virus, đặc biệt là một số chủng virus như Influenza A, EBV, HIV, Ebola. Gần đây xuất hiện các nghiên cứu về tác động của xuyên tâm liên trên nCoV.
Video đang HOT
Tháng 4/2020, một nhóm nghiên cứu tại Viện Sinh học thuộc Vụ Khoa học Y tế, Bộ Y tế Thái Lan, phát hiện loại dược thảo này có thể tiêu diệt và ức chế nCoV trong các thí nghiệm.
Hiện, chính phủ Thái Lan cho phép sử dụng xuyên tâm liên trong thử nghiệm lâm sàng điều trị Covid-19, giúp cải thiện một số triệu chứng, đặc biệt là ho. Ngoài ra, vị thuốc này còn giúp giảm đáng kể việc tăng sinh số lượng virus ở phổi sau 5 ngày sử dụng với liều 60 mg hoặc 100 mg, ngày uống 3 lần.
Theo Bangkok Post hôm19/4 , sau 5 ngày điều trị, hơn 300 bệnh nhân mắc Covid-19 nhẹ đã được chữa khỏi nhờ xuyên tâm liên.
Bác sĩ Kwanchai Wisitthanon, Phó cục trưởng Cục Y học cổ truyền và liệu pháp thay thế Thái Lan, chia sẻ: “Chúng tôi tin tưởng xuyên tâm liên có thể chữa khỏi cho ca mắc Covid-19 nhẹ và không có triệu chứng. Thảo dược này an toàn để điều trị cho bệnh nhân Covid-19″
Xuyên tâm liên có vị rất đắng nên được bào chế thành dạng viên. Ảnh: Shutterstock
Tại Việt Nam, theo công văn số 1306/BYT-YDCT ngày 17/3/2020của Bộ trưởng, Bộ Y tế ban hành về việc sử dụng thuốc y học cổ truyền trong phòng và hỗ trợ điều trị viêm đường hô hấp cấp do nCoV, một số bài thuốc có sử dụng xuyên tâm liên như bài Ngân kiều tán và Ngân kiều tán gia giảm.
Các bài thuốc này được sử dụng trong giai đoạn khởi phát của bệnh nhằm giải quyết một số triệu chứng như phát sốt, sợ gió lạnh, hắt hơi, ngạt mũi, khát không nhiều, ho ít đàm, hoặc đàm khó khạc…
Tiến sĩ Triết nhận định các kết quả nghiên cứu tiền lâm sàng và lâm sàng đã đề cập ở trên cho thấy việc sử dụng xuyên tâm liên trong phòng và trị Covid-19 là có căn cứ khoa học. Tuy nhiên các chứng cứ còn chưa nhiều, đặc biệt là chứng cứ về lâm sàng, số lượng bệnh nhân trong thử nghiệm lâm sàng ở Thái Lan còn ít và chưa rõ ràng.
“Do đó, chúng ta có thể sử dụng xuyên tâm liên cho điều trị ở giai đoạn khởi phát của bệnh theo hướng dẫn của Bộ Y tế là có cơ sở nhưng tất cả phải tuyệt đối tuân thủ theo sự chỉ dẫn của thầy thuốc và bác sĩ chuyên ngành. Người dân không được tự ý sử dụng để tự điều trị nếu không có sự cho phép của chuyên gia y tế”, tiến sĩ Triết nhấn mạnh.
Ghép tạng xuyên đêm, cứu sống 4 người
Chàng trai 24 tuổi, ngụ ở Bà Rịa - Vũng Tàu, vừa bị tai nạn giao thông và chết não. Gia đình anh đã đồng ý hiến tặng một số bộ phận cơ thể của anh để cứu sống bốn người bệnh khác.
Cảnh tiếp nhận tạng anh T.H.P tại Bệnh viện Bà Rịa - Ảnh: Bệnh viện Bà Rịa cung cấp
Mẹ có gia đình mới nên từ khi mới lên 5 tuổi, chàng trai này đã ở với sư thầy tại một ngôi chùa ở Vũng Tàu. Khi lớn lên, chàng trai nghe những câu chuyện cảm động về những người hiến tạng đã giúp được nhiều người khác giành lại sự sống, đem lại niềm vui cho những người thân yêu của họ, anh đã tâm sự với các bạn rằng nếu sau này lỡ bị sao anh cũng muốn được hiến tặng cơ thể mình để cứu giúp những người bệnh khác giành lại được sự sống.
Lấy tạng trong 2 giờ
Khi anh bị tai nạn giao thông, chết não, gia đình anh đã nghe các bạn anh kể lại ước nguyện của anh nên đã liên hệ với Trung tâm Điều phối ghép tạng quốc gia Bệnh viện Chợ Rẫy để hiến tạng.
Sáng 4-5, các y bác sĩ và nhân viên y tế Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM và Trung tâm Điều phối ghép tạng quốc gia Bệnh viện Chợ Rẫy đã có mặt tại Bệnh viện Bà Rịa để tiến hành lấy tạng.
Trước khi thực hiện ca phẫu thuật lấy tạng từ người hiến tạng chết não, toàn bộ êkip bác sĩ Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM, Bệnh viện Chợ Rẫy và Bệnh viện Bà Rịa đã cúi đầu mặc niệm, tri ân nam thanh niên hiến tạng này.
Hai giờ sau đó, quá trình lấy tạng đã hoàn thành. Các tạng hiến gồm một lá gan, một quả tim, hai quả thận được đưa vào hộp bảo quản, trong đó các tạng được bảo quản trong nhiều lớp, trong độ lạnh 4OC để đưa về TP.HCM.
Theo Bệnh viện Chợ Rẫy, để những tạng này đảm bảo chất lượng ghép cho những người bệnh khác cần phải đảm bảo thời gian bảo quản, cụ thể trái tim được bảo quản trong vòng 6 giờ, gan 12 giờ và hai trái thận trong vòng 24 giờ.
Ngay lập tức, đoàn lấy tạng được xe hộ tống đưa đến nơi nhận tạng; trong đó gan được vận chuyển đến Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM, tim và hai quả thận được vận chuyển đến Bệnh viện Chợ Rẫy.
Mặc dù đoạn đường đông xe, nhưng nhờ sự điều phối của cảnh sát giao thông tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, đội cảnh sát giao thông tuần tra dẫn đoàn đã hộ tống toàn bộ êkip chỉ trong vòng hơn 60 phút từ quốc lộ 51, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu về đến TP.HCM.
Khi vào TP.HCM, đội cảnh sát giao thông tuần tra của cảnh sát giao thông tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tiếp tục đồng tác chiến cùng bốn chiến sĩ của Phòng Cảnh sát giao thông TP.HCM dẫn đoàn về bệnh viện kịp lúc và an toàn.
Ghép tạng xuyên đêm
Sau khi nhận được thông báo xác định các chỉ số miễn dịch và sinh hóa phù hợp giữa người hiến và người nhận tạng, ban giám đốc Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM và các khoa, phòng, đơn vị ngay lập tức hội chẩn và triển khai công tác chuyên môn để tiến hành ghép gan cho người bệnh. Mỗi đơn vị một khâu thực hiện quyết liệt cho đến rạng sáng hôm sau để việc nhận và ghép tạng suôn sẻ.
Lá gan từ một người xa lạ đã nối dài sự sống cho anh Đ.H.G., 33 tuổi, ở tỉnh Đồng Nai. Trước đó, người bệnh đang điều trị viêm gan B, xơ gan, ung thư gan tại Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM. TS Trần Công Duy Long, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM, cho biết thể trạng của anh G. quá lớn, cân nặng 110kg nên việc nhận một phần gan từ người cho sống không đủ để đáp ứng điều trị. Chính vì vậy việc nhận một lá gan trọn vẹn từ người cho chết não là hi vọng duy nhất để cứu sống anh G..
Chiều cùng ngày, mảnh ghép sinh mệnh của người cho đã hoàn thành sứ mệnh nối dài sự sống cho người nhận. Anh Đ.H.G. đã được đội ngũ y bác sĩ, chuyên gia Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM thực hiện phẫu thuật ghép gan thành công, gan hoạt động tốt trong cơ thể. Bệnh nhân đã được chuyển về phòng hồi sức sau ghép để tiếp tục chăm sóc.
Phía Bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM, khi nhận được thông tin có người hiến tạng thì bệnh viện đã chuẩn bị những bệnh nhân cần ghép tim, ghép thận để nhận tạng từ người hiến. Một bệnh nhân bị suy tim và hai bệnh nhân bị suy thận đã được ghép tim và thận từ chàng trai hiến tạng này.
Khi một sinh mệnh từ giã cõi đời thì ở những nơi nào đó, bốn cuộc đời khác đã được cứu sống nhờ vào những mảnh ghép sinh mệnh người đó để lại.
Xác định yếu tố nguy cơ tái nhiễm SARS-CoV-2 Một nhóm các nhà khoa học từ Đại học Y khoa Thủ đô và Đại học Bắc Kinh, Trung Quốc, gần đây đã khám phá các yếu tố gây ra sự kích hoạt trở lại của SARS-CoV-2 trong số những người đã khỏi bệnh. Nghiên cứu trên tổng số 109 bệnh nhân COVID-19 nhập viện ở Trung Quốc, bằng cách đánh giá kết...