Xung đột sắc tộc trong cuộc chiến chống IS
Các quan chức Mỹ lo ngại mâu thuẫn sắc tộc khi các lực lượng Shiite nhân cớ cuộc chiến chống IS, để đàn áp cộng đồng người Sunny ở Iraq.
Quân đội Iraq đã giành được những ưu thế trong các chiến dịch giành lại quyền kiểm soát những phần lãnh thổ bị nhóm phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) chiếm giữ. Đây là những diễn biến tích cực trong cuộc chiến chống IS tại Iraq, song cùng với đó đã có những ý kiến bày tỏ lo ngại về viễn cảnh một cuộc xung đột sắc tộc Shiite và Sunny bùng phát tại Iraq, như một hệ quả sau cuộc chiến chống IS.
Quân đội Iraq tiến về Tikrit (ảnh: Reuters)
Giới phân tích cho rằng, Iraq sẽ chứng kiến làn sóng xung đột trả đũa trong bối cảnh quân đội Iraq, với phần lớn là người Hồi giáo Shiite, đang đẩy mạnh cuộc tấn công nhóm phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) theo dòng Hồi giáo Sunny, nhằm giải phóng thành phố Tikrit. Cảnh báo của giới phân tích đưa ra sau khi các lực lượng an ninh Iraq ngày 10/3 mở đợt tấn công quy mô lớn chống nhóm phiến quân Nhà nước Hồi giáo với mục tiêu giải phóng thành phố Tikrit, thủ phủ tỉnh Salahudin, miền Trung nước này.
Tikrit là quê hương của cố Tổng thống Iraq Saddam Hussein và là khu vực sinh sống chủ yếu của người Hồi giáo theo dòng Sunny. Nhà phân tích Theodore Karasik, Giám đốc nghiên cứu và phát triển tại Viện phân tích quân sự Cận Đông và Vùng Vịnh cho rằng:”Nếu chiến dịch giải phóng Tikrit biến khu vực này thành “bể máu”, thì nó sẽ làm dấy lên một cuộc báo thù của các lực lượng tại đây, kể cả khi họ vẫn luôn phản đối xung đột sắc tộc”.
Bên cạnh đó, một số hãng truyền thông đã nhắc đến việc Iran đang tăng cường ảnh hưởng của mình tại Iraq. Điều này khiến nhiều nước Vùng Vịnh lo ngại, nhất là khi có sự tham gia của Iran trong cuộc tấn công của quân đội Iraq để giải phóng Tikrit. Ngoại trưởng Saudi Arabia đã nói “Iran đang chiếm lấy Iraq”. Trong khi đó, giới chức quân sự Mỹ cho rằng, Iran tham chiến cùng quân đội Iraq tại Tikrit có thể tích cực miễn là điều này không kích động sự chia rẽ sắc tộc tại đây.
Video đang HOT
Nhà phân tích Nayel Al Jawabrah nhận định:”Các nước Vùng Vịnh và một số nước Arập đã thể hiện rất rõ ràng sự phản đối Iran can thiệp vào tình hình Iraq. Họ lo ngại rằng, Iran cũng sẽ mở rộng thế lực từ Syria và Yemen tới các khu vực khác tại Trung Đông”.
Theo các nhà phân tích, đã có nhiều người nghĩ đến việc quân đội Iraq trở thành một lực lượng của người Hồi giáo Shiite và sẽ trở thành tai mắt của Iran tại Iraq trong tương lai. Bởi vì hiện nay chính phủ tại Baghdad do người Shiite nắm đa số, trong khi lực lượng dân sự Shiite được Iran vũ trang chiếm khoảng 2/3 các lực lượng Iraq. Các quan chức Mỹ lo ngại mâu thuẫn sắc tộc khi các lực lượng Shiite có thể đàn áp cộng đồng người Sunny sau khi đẩy lùi được các tay súng IS.
Trong những ngày qua, các lực lượng an ninh Iraq đã bao vây thành phố Tikrit và liên tục oanh tạc vào các vị trí của IS ở trong thành phố. Khoảng 30.000 binh sĩ và hàng nghìn dân quân Iraq đã tham gia chiến dịch tấn công kéo dài hơn 1 tuần qua. Vài tháng gần đây, các lực lượng Iraq đã tìm cách mở rộng quyền kiểm soát về hướng Bắc và giành được những thắng lợi quan trọng trước IS. Cuối tuần trước, lực lượng Iraq đã đánh bật các tay súng Nhà nước Hồi giáo tự xưng ra khỏi thị trấn miền Tây al-Baghdadi, tại tỉnh An-bar.
Với những bước tiến này, lực lượng người Kurd và quân đội Iraq cũng đang nỗ lực đẩy lùi IS ra khỏi các khu vực khác mà nhóm phiến quân này chiếm được năm ngoái, với hy vọng sẽ hướng tới giải phóng thành phố Mosul vốn là sào huyệt chính của IS./.
Hoàng Lê
Theo_VOV
9 công nhân dầu mỏ nước ngoài bị IS bắt cóc tại Liya
Tổ chức phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) được cho là đã bắt cóc 9 công nhân dầu mỏ nước ngoài sau một vụ tấn công nhằm vào một mỏ dầu ở Libya.
Các con tin Cơ đốc giáo người Ai Cập bị giải đi dọc một bãi biển gần Tripoli, Libya (Ảnh minh họa: RT)
Chính phủy Libya đã cáo buộc các phần tử thánh chiến IS đứng sau vụ tấn công hôm 6/3 nhằm vào mỏ dầu Al-Ghani, vốn bị phóng hỏa.
Các công nhân nước ngoài bị bắt cóc đang làm việc cho VAOS, một công ty dịch vụ dầu mỏ thuộc sở hữu của Áo có trụ sở tại Tripoli, thủ đô của Libya.
Các nạn nhân bao gồm 4 người Philippines, 1 người Áo, một người Séc và một người Ghana, theo Bộ ngoại giao Philippines. Chính phủ Bangladesh cho hay một công nhân của họ cũng bị bắt làm con tin. Không rõ quốc tịch của con tin thứ 9.
Vụ bắt cóc diễn ra trong bối cảnh tình hình an ninh đang suy giảm tại Libya, trong đó các nhóm dân quân Hồi giáo, một số cam kết liên minh với nhóm phiến quân IS, đã lớn mạnh.
Ai Cập đã tiến hành các cuộc không kích chống lại các phiến quân IS tại Libya hồi tháng trước sau khi IS chúng chặt đầu 21 con tin Cơ đốc giáo người Ai Cập, bị bắt giữ trong khi đang làm việc tại một thành phố của Libya.
Bộ ngoại giao Philippines ngày 9/3 cho hay đại sứ quán nước này ở Tripoli đã tăng cường phối hợp với công ty của Áo và giới chức Libya để tìm kiếm các công dân Philippines bị bắt cóc, đảm bảo sự an toàn của họ và tìm cách để họ được phóng thích ngay tức thì.
Theo Bộ ngoại giao Philippines, 52 lao động khác người Philippines làm việc cho VAOS đã được đưa ra khỏi mỏ dầu Al-Ghani trước đó và hiện đang có mặt ở Tripoli.
Hồi tháng 2, ba người Philippines khác đã mất tích tại Libya sau khi họ bị bắt cóc tại mỏ dầu Mabruk.
Vụ tấn công nhằm vào mỏ dầu Al-Ghani là vụ việc mới nhất trong làn sóng bạo lực của phiến quân nhằm vào các mỏ dầu tại Libya.
Hồi cuối tuần qua, Tập đoàn dầu mỏ quốc gia Lybia cho biết hãng này đã cảnh báo VAOS hơn 2 tuần trước rằng nên rời khỏi khu vực do các lo ngại an ninh.
An Bình
Theo Dantri/AP
Nga sẽ là đối tác chính trong "Một vành đai, một con đường" Theo báo The Hindu ngày 9/3, phát biểu tại cuộc họp báo bên lề kỳ họp thường niên Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc (Quốc hội), Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị nói rằng ngoại giao của Trung Quốc trong năm 2015 sẽ tập trung thúc đẩy sáng kiến "Một vành đai, một con đường". Ảnh minh họa (Nguồn:...