Xuất hiện viên uống giúp chống nắng khiến chị em thắc mắc, bác sĩ da liễu nói gì?
Theo chuyên gia, viên chống nắng se phụ thuộc vào sự chuyển hóa của cơ thể.
Phương pháp chống nắng hóa học đang rất được các chị em ưa chuộng hiện nay. Khi uống một viên kem chống nắng có thể giúp chống tại tác động của tia cực tím trong cả một ngày mà không cần phải nhớ bôi kem hay dùng các vật dụng che nắng khác. Ngoài tác dụng chống nắng, sản phẩm còn được quảng cáo giúp ngăn ngừa lão hóa và đẹp da. Tuy nhiên, chuyên gia cảnh báo viên chống nắng không “thần thánh” như chị em đang nghĩ.
Ths.BS Đỗ Xuân Khoát, Nguyên Trưởng khoa Da liễu – Miễn dịch lâm sàng, Bệnh viện 198 cho hay mỗi ánh sáng mặt trời có tính chất hai mặt, mặt tốt cung cấp vitamin D giúp hấp thụ canxi và ngăn ngừa loãng xương. Mặt trái của ánh nắng mặt trời có thể làm cho da lão hóa, tăng cường nếp nhăn, tàn nhang. Các phương pháp chống nắng ra đời mục đích để giúp chống nắng tối đa ngăn tác hại của các tia cực tím tới da.
Phương pháp chống nắng cơ học như dùng áo chống nắng, mũ rộng vàng khi đi ra ngoài nắng có tác dụng chống nắng nhất định vì rất cơ động. Tuy nhiên, hạn chế của phương pháp chống nắng này hiệu quả chống nắng không cao. Cũng chính vì vậy mà các nhà nghiên cứu đã cho ra đời sản phẩm kem chống nắng (phương pháp chống nắng vật lý) tạo ra màng bảo vệ da ở bên ngoài.
“Viên chống nắng bản chất là phương pháp chống nắng hóa học. Khi uống vào người sẽ chuyển hóa trong cơ thể. Các thành phần chủ yếu trong một viên chống nắng là các sinh tố như: vitamin A, B, C, E mục đích để trung hòa Anti-Oxi chống lõa hóa khử tia cực tím. Tuy nhiên, trên thực tế viêm chống nắng chống được tia cực tím ở mức độ nào và bao nhiêu thì chưa thấy có một nghiên cứu nào cụ thể”, bác sĩ Khoát nói.
Theo chuyên gia, do viên chống nắng là phương pháp chống nắng hóa học sẽ phụ thuộc vào sự chuyển hóa của cơ thể. Vì vậy, rất khó để đánh giá mức độ chống nắng hiệu quả tới đâu. Trong khi đó, bôi kem chống nắng bên ngoài tạo màng tác động vật lý ngăn tia tử ngoại xuyên qua da. Bôi kem chống nắng trên bề mặt da đã được chứng minh có tác dụng chống nắng rất hiệu quả, không phải ngẫu nhiên mà các chuyên gia da liễu thường tư vấn bôi kem chống nắng để bảo vệ da.
Video đang HOT
Không sản phẩm nào thay thể được kem chống nắng?
Bác sĩ Khoát chia sẻ: “Cá nhân tôi đánh giá phương pháp dùng kem chống nắng bôi bên ngoài sẽ có tác dụng chống nắng hiệu quả hơn so với tác dụng hóa học từ bên trong. Kem chống nắng vẫn là sản phẩm chống nắng hiệu quả hiện nay”.
Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) cũng đã ra khuyến cáo không sản phẩm uống nào có thể thay thế kem chống nắng. FDA cũng yêu cầu ngừng bán bốn sản phẩm viên uống chống nắng tại Mỹ.
Để dùng kem chống nắng hiệu quả, chuyên gia lưu ý cần phải chọn mua loại kem phù hợp vời từng loại da (dầu, khô, trung tính), dùng kem chống nắng phải đúng theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất (thời gian và tần xuất bôi kem).
Moi ngươi nên dùng loại kem chống nắng có chỉ số SPF trên 30, để có hiệu quả chống nắng và phải bôi dày 2mg/cm2 da, không nên chọn các sản phẩm có SPF quá cao có thể gây ra viêm da kích ứng, viêm da dị ứng.
Ngọc Minh
Theo emdep.vn
Chị em ngứa muốn phát điên, không dám mặc áo sát nách vì căn bệnh cực kỳ khó chịu dễ gặp vào mùa hè
Theo khuyến cáo của chuyên gia, trong những ngày hè nắng nóng, mồ hôi ra nhiêu nhưng vệ sinh không sạch sẽ tao điêu kiên cho nâm phat triên.
Thời gian gần đây, chị Nguyễn Phương Thúy (32 tuổi) mất ăn mất ngủ, vì thường xuyên bị ngứa vùng nách và bẹn. Khi bị ngứa, chị Thúy tự ra hiệu thuốc mua thuốc về điều trị. Sau khi bôi thuôc, chi Thuy vân bi ngưa khiến cho ban thân không dám mặc áo sát nách và quần sóoc ngắn. Chị Thúy tâm sự chưa bao giờ nghe đến bệnh nấm nách và bẹn.
Chị Hà Thúy Lan (Xuân Đỉnh, Hà Nội) bị ngứa ở vùng dưới da ngực. Do bị ngứa ở vùng tế nhị nên chị Lan đã phải đi khám sớm. Sau khi điều tra tiền sử, bác sĩ đã xác định nguyên nhân ngứa của chị Lan là do nhiễm nấm vì mặc áo ngực chật ẩm ướt. Chị Lan thường tranh thủ buổi trưa để đi tập nhảy. Sau khi tâp, ao ướt nhưng chị không thay nên là điều kiện thuận lợi cho nấm phát triển và gây bệnh.
Theo Ths.BS Đỗ Xuân Khoát, Nguyên Trưởng khoa Da liễu - Miễn dịch lâm sàng, Bệnh viện 198, bệnh nấm nách, nấm bẹn la bệnh gặp trong mùa hè. Nguyên nhân do thời tiết nóng ẩm, mồ hôi tiết tạo ra môi trường ẩm ướt để nấm phát triển.
Trong thời gian làm việc, bác sĩ Khoát đã gặp rất nhiều trường hợp bệnh nhân bị nấm bẹn mà không hay biết. Bệnh nhân hầu hết thường tự mua thuốc về điều trị tại nhà, khi bệnh quá nặng mới tìm tới bác sĩ. Có những trường hợp bị nấm bẹn và vùng nách gây ngứa nhiều quá, khi vào viện đã có bội nhiễm thi điều trị sẽ khó khăn hơn.
Bệnh dễ gặp trong mùa hè nắng nóng
Nấm nách, nấm bẹn hay còn gọi là nấm da đùi là loại nấm phát triển ở vùng da có nếp gấp (vùng háng, đùi, nách, bẹn, bìu, dưới ngực...). Đây là vùng da thường xuyên bị cọ xát, ẩm ướt vì mồ hôi, quần áo mặc chât hoặc bẩn. Khi bị nhiễm nấm, các vùng da trên sẽ nổi những đám da thành các vòng màu hồng đỏ và rất ngứa. Da bị nhiễm có biểu hiện dạng vảy, mụn nước.
Tổn thương do nấm sẽ tạo thành các mảng có bờ viền, vảy, mụn nước nhỏ lấm tấm xung quanh bờ viền. Triệu chứng rõ ràng nhất khi nhiễm nấm bẹn là bệnh nhân thường rất ngứa.
"Trong những ngày hè nóng nưc, mồ hôi ra nhiều cần phải đề phòng nấm bẹn bằng cách thường xuyên tắm rửa hàng ngày, lau khô vùng bẹn và nách để vi khuẩn, nấm không có môi trường thuận lợi phát triển. Dùng sữa tắm có thể diệt nấm, nấm không còn đất sống để bám vào da, giữ cho vùng bị nấm tránh tiếp xúc với không khí càng nhiều càng tốt, nên tránh mặc đồ quá chật, gây cọ xát làm tình trạng nặng thêm", bác sĩ Khoát nói.
Theo bác sĩ Khoát, nấm bẹn có thể lây ra các vùng da khác qua vết thương hở như: gãi, cào... Ngoài đề phòng với căn bệnh nấm bẹn, chuyên gia cũng lưu ý trong những ngày hè thường xuyên có mưa lớn lũ lụt cần lưu ý đến nguy cơ nấm kẽ chân (nước ăn chân, tay) do lội nước bẩn.
"Nấm kẽ còn dễ mắc ở người thường xuyên đi giày cả ngày mồ hôi ra tạo điều kiện cho nấm phát triển. Người bị nhiễm nấm kẽ chân sẽ có triệu chứng bị ngứa các kẽ chân và chân có mùi rất hôi, có những trường hợp bị nấm chân không điều trị va để lâu ngày khiên da chân mục bong ra từng mảng", bác sĩ Khoát khuyến cáo.
Ngọc Minh
Theo emdep.vn
"Cậu nhỏ" ngứa muốn phát điên, nam thanh niên tưởng mắc bệnh xã hội nhưng ngã ngửa khi nhận kết quả của bác sĩ Nấm sinh dục nam giới nếu không được điều trị có nguy cơ gây ra biến chứng như viêm bao quy đầu, viêm đường tiết niệu, viêm tinh hoàn, viêm tiền liệt tuyến... Nhiều đàn ông cầu cứu bác sĩ vì ngứa Theo Ths.BS Đỗ Xuân Khoát, Nguyên trưởng khoa Da liễu, Bệnh viện 198, thời gian gần đây bác sĩ tiếp nhận...