Xuất hiện dịch cúm H5N1 ở Tân Cương
Đại diện Bộ Nông nghiệp Trung Quốc đã xác nhận sự tái xuất hiện của virus H5N1 ở các gia cầm tại khu tự trị Nội Mông, Tân Cương.
Giới chức Indonesia tiến hành tiêu hủy gà mắc H5N1 trên đảo Bali – Ảnh: AP
Cụ thể, đã có 1.600 con gà chết vì virus này. Đây là số gà đang được chăn nuôi tại Tập đoàn xây dựng và sản xuất Tân Cương (XPCC), một mô hình tổ chức kinh tế bán quân sự gồm hơn 2,5 triệu thành viên tham gia.
Trước đó, vào hôm 20-6, đã có 5.500 con gà tại đây xuất hiện các triệu chứng của virus H5N1. Vào ngày 2-7, Trung tâm bệnh cúm quốc gia đã chính thức xác nhận nguyên nhân gây bệnh là virus H5N1, sau khi kiểm tra các mẫu bệnh phẩm thu được tại trang trại của XPCC.
Giới chức địa phương đã niêm phong và khử trùng toàn bộ khu vực phát bệnh, đồng thời tiến hành cách ly và tiêu hủy 156.439 con gà để ngăn chặn nguy cơ bùng phát loại virus cúm gia cầm nguy hiểm.
Video đang HOT
Trước đó, vào hôm 18-6, giới chức đặc khu Hongkong (Trung Quốc) cũng xác nhận việc phát hiện xác một con chim dương tính với virus H5N1.
Theo vietbao
Nguy cơ đại dịch cúm gia cầm H5N1: H5N1 lây từ người sang người qua không khí
Sau hơn nửa năm trì hoãn, nghiên cứu gây tranh cãi về các biến thể của siêu virút H5N1 được tạo ra trong phòng thí nghiệm đã xuất hiện trên tạp chí khoa học Science. Nguy cơ cúm gia cầm lây từ người sang người rất lớn.
Theo báo cáo, nhà virút học Ron Fouchier và các đồng nghiệp tại Trung tâm Y tế Đại học Erasmus ở Hà Lan đã thực hiện các nghiên cứu về virút H5N1. Họ đã biến đổi gen virút H5N1 khiến nó có khả năng lây lan giữa các động vật có vú qua đường không khí. Đáng lo ngại, như các chuyên gia cảnh báo, các biến đổi này hoàn toàn có thể xảy ra trong môi trường tự nhiên.
Kết quả nghiên cứu khẳng định mức độ cực kỳ nguy hiểm của virút cúm gia cầm đối với người trong tương lai. Virút H5N1 hiện chủ yếu lây lan ở gia cầm và rất khó lây sang người. Từ năm 2003, khoảng 600 người đã bị nhiễm cúm gia cầm tại hàng chục nước, và hơn 60% số nạn nhân này thiệt mạng. Giới chuyên gia lo ngại nếu biến đổi gen, siêu virút H5N1có thể gây đại dịch giết hàng triệu người
Nhân viên y tế Ấn Độ tiêu hủy gia cầm ở Lembucherra hồi tháng 1-2012 - Ảnh: AP
5 bước biến đổi
Các nhà khoa học cho biết mục tiêu của họ là phát hiện sớm những biến đổi gen có thể xảy ra ở virút H5N1 khiến lây lan dễ dàng từ người sang người. Khi so sánh mã di truyền của chủng H5N1 lấy từ một người ở Indonesia với các loại cúm từng gây ra đại dịch trên thế giới trong những năm 1918, 1957 và 1968, nhóm nghiên cứu phát hiện năm điểm khác biệt. Họ can thiệp và tạo ra những biến thể virút H5N1 mới và cho lây nhiễm trên chồn sương, loài động vật có phản ứng với cúm gần giống người.
Sau 4-5 lần cho lây nhiễm, các nhà khoa học phát hiện virút H5N1 bắt đầu biến đổi và đến lần thứ 10 thì có khả năng lây lan từ người này sang người khác qua đường không khí (qua trung gian những mầm bệnh có trong những giọt nước li ti hay khí dung do người bệnh truyền đi khi ho và hắt hơi). Điều đó cho thấy virút cúm gia cầm có thể trở thành đại dịch.
Chuyên gia bệnh truyền nhiễm Derek Smith thuộc Đại học Cambridge đã tính toán khả năng các biến đổi gen này xuất hiện trong tự nhiên. Kết quả cho thấy hai trong số năm dạng biến đổi trên đã xuất hiện trong các chủng cúm đang lây lan trên gia cầm hiện tại.
Một nghiên cứu khác về cúm gia cầm của nhà khoa học Yoshihiro Kawaoka thuộc Đại học Wisconsin, được công bố tháng trước trên tạp chí Nature, cho thấy virút H5N1 cũng có thể kết hợp với các chủng cúm mùa phổ biến khác để lây từ người sang người. Nghiên cứu của ông Kawaoka đã tạo ra một chủng cúm H5N1 có khả năng lây qua đường không khí sau khi kết hợp với dòng cúm heo H1N1.
Đây là những nghiên cứu đầu tiên cho thấy cúm gia cầm có thể lây qua đường không khí. Tuy nhiên, các nhà khoa học Hà Lan không xác định chính xác được khả năng xảy ra đại dịch. Ông Fouchier cho biết kết quả trên chồn sương không giúp đưa ra câu trả lời rõ ràng về mức độ chết người của những chủng cúm biến đổi gen đối với người.
Nguy cơ khủng bố sinh học
Theo báo Guardian, cả hai nghiên cứu đều vấp phải sự phản ứng dữ dội của Chính phủ Mỹ. Những tranh cãi đã khiến các báo cáo bị hoãn công bố trong hơn nửa năm qua. Ủy ban tư vấn về an ninh sinh học của Mỹ trước đó đã yêu cầu cả hai tạp chí Science và Nature cắt bỏ những thông tin nhạy cảm trong các nghiên cứu trên do lo ngại chúng có thể lọt vào tay bọn khủng bố để chế tạo vũ khí sinh học.
Washington cũng yêu cầu các cơ quan liên bang kiểm soát các nghiên cứu khoa học có thể gây nguy hiểm và yêu cầu có kế hoạch giảm thiểu rủi ro nếu cần thiết. Tuy nhiên, các nhà khoa học khẳng định các nghiên cứu cần được đăng tải đầy đủ để họ và các cơ quan y tế có thể chuẩn bị những loại văcxin và các biện pháp đối phó kịp thời trong trường hợp virút H5N1 thật sự biến đổi trong tự nhiên.
Chuyên gia Fouchier cũng cho biết nhiều loại virút được nghiên cứu khác còn nguy hiểm hơn virút H5N1. Giám đốc Anthony Fauci thuộc Học viện quốc gia về bệnh truyền nhiễm và dị ứng nhấn mạnh: "Luôn luôn có những rủi ro, nhưng tôi tin rằng lợi ích của các nghiên cứu trên còn lớn hơn các rủi ro".
Cúm gia cầm được phát hiện lần đầu cách đây 16 năm. Các trường hợp lây nhiễm sang người đều gây biến chứng nguy hiểm với tỉ lệ tử vong cao. Những ca nhiễm bệnh trên người đến nay hầu hết do tiếp xúc trực tiếp với gia cầm bệnh. Chuyên gia David Nabarro thuộc Tổ chức Y tế thế giới ước tính đại dịch cúm H5N1 có thể gây tử vong 20-150 triệu người trên toàn cầu.
Theo vietbao
Một bé trai TQ bị nhiễm cúm gia cầm H5N1 Trung tâm Bảo vệ sức khỏe Hong Kong ngày 3/6 cho biết xét nghiệm các mẫu bệnh phẩm của một bé trai hai tuổi đã cho kết quả dương tính với cúm gia cầm H5N1, song yêu cầu người dân không nên quá lo sợ. Theo trung tâm, tình hình sức khỏe của bé trai này đang xấu đi. Hiện bé đang được...