Xuất hiện bệnh nhân kháng tất cả các loại kháng sinh, bác sĩ cảnh báo “cuộc chiến” của siêu vi khuẩn với loài người
Một lần nữa, câu chuyện lạm dụng kháng sinh lại gióng lên một hồi chuông cảnh tỉnh vô cùng đáng sợ cho những người tự ý mua thuốc, dùng thuốc mà không theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Theo chia sẻ của BS Ngô Đức Hùng (Khoa Cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai), khoa mới tiếp nhận một bệnh nhân viêm phổi vì siêu vi khuẩn từ tuyến dưới chuyển lên, kháng tất cả các loại kháng sinh hiện có trên thị trường. Đây là vấn đề nan giải vì tất cả chỉ còn trông chờ vào hệ miễn dịch của chính người bệnh, đó là hy vọng duy nhất.
Các bác sĩ cũng bó tay vì không còn loại kháng sinh hữu hiệu nào điều trị cả bởi vi khuẩn đã chống lại được hết các vũ khí của y học hiện đại. Đáng nói nhất là trường hợp này không hiếm mà gặp khá thường xuyên. Và đáng tiếc, thông thường phần thua lại nằm ở phía… nhân viên y tế.
Những con vi khuẩn này nằm lẫn mọi nơi trong đất đai quê nhà, trong nước, trên da người, tại các hốc tự nhiên trên cơ thể và loăng quăng trong không khí.
Siêu vi khuẩn xuất hiện do lạm dụng kháng sinh – Nỗi kinh hãi của loài người vài năm trở lại đây
“Gần đây truyền thông thường nhắc đến những con vi khuẩn siêu kháng thuốc hết sức kinh khiếp như vậy. Câu chuyện này được nhắc đi nhắc lại tại các hội nghị HSCC và truyền nhiễm từ năm này qua năm khác với nỗi lo lắng khôn nguôi bởi dù không muốn, chúng ta phải thừa nhận tất cả vẫn đang là kẻ thua cuộc trong cuộc chiến với siêu chiến binh này. Chúng dường như đang lây lan khá nhanh giữa các cơ sở y tế, và biện pháp điều trị hữu hiệu hiện nay thì như ánh đom đóm giữa đêm đen”, BS Ngô Hùng chia sẻ trên trang facebook cá nhân.
Theo BS Ngô Hùng, những con vi khuẩn này nằm lẫn mọi nơi trong đất đai quê nhà, trong nước, trên da người, tại các hốc tự nhiên trên cơ thể và loăng quăng trong không khí. Chúng vốn sống yếu ớt và hiền hoà cùng các loài vi khuẩn có ích khác một cách cân bằng chả hại ai bao giờ. Nhờ hệ thống miễn dịch cùng mối cân bằng tuyệt vời ấy mà cơ thể con người chúng ta sống một cách khoẻ mạnh.
Khi nhiễm bệnh, vũ khí được dùng để tiêu diệt chúng chính là thuốc kháng sinh.
“Những vi khuẩn này chỉ trỗi dậy khi cán cân bị phá vỡ vì lý do nào đó có thể biết trước, hệ miễn dịch yếu đi, bọn khốn trỗi dậy hay kẻ tử tế bị tiêu diệt. Nguồn cơn cũng chỉ do những thứ ấy”, bác sĩ cho biết.
Video đang HOT
Giải pháp duy nhất để tiêu diệt vi khuẩn đang trên bờ vực thẳm vì lạm dụng kháng sinh
BS Ngô Hùng cho hay, khi nhiễm bệnh, vũ khí được dùng để tiêu diệt chúng chính là thuốc kháng sinh. Mỗi loại thuốc có cơ chế tác động tiêu diệt hay kìm hãm phát triển một vài nhóm vi khuẩn nhất định. Việc dùng bừa bãi và không hợp lý sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn kháng lại do nhiều cơ chế khác nhau: Kháng tự nhiên do kháng sinh đang dùng có cơ chế tác dụng chả liên quan đến chuyển hoá của nó, dùng không đủ liều. Và rồi sự đàn áp không đủ khiến các siêu chiến binh xuất hiện.
“Việc sử dụng kháng sinh không hợp lý do nhiều nguyên nhân, có thể từ nhân viên y tế, nhưng đặc biệt hiện tượng mua bán thuốc không theo đơn như hiện nay đã thúc đẩy quá trình nhờn thuốc nhanh hơn. Theo nghiên cứu công bố trên Pubmed, khảo sát tại các nhà thuốc tại Việt Nam, hầu hết thuốc kháng sinh bán đều không theo đơn mà do người bán thuốc tự bán theo… lời kể hoặc người mua tự kê. 88% ở thành thị và 91% ở nông thôn mua không cần đơn thuốc. Nhu cầu kháng sinh khi đi mua thuốc ở thành thị là 50%, nông thôn là 28%. Trong khi nghiên cứu định tính cho thấy chả ai hiểu biết gì về kháng sinh cả”.
Việc sử dụng kháng sinh không hợp lý do nhiều nguyên nhân, có thể từ nhân viên y tế, nhưng đặc biệt hiện tượng mua bán thuốc không theo đơn như hiện nay đã thúc đẩy quá trình nhờn thuốc nhanh hơn.
Vị bác sĩ bày tỏ nỗi sợ hãi về một thực tế đáng sợ: “Dạo qua một vòng các trang mạng xã hội đặc biệt các mẹ bỉm sữa, việc chia sẻ các đơn thuốc tự điều trị còn sôi động và kinh khiếp hơn. Mình chụp được 1 cái ảnh trong group hướng dẫn điều trị thuốc theo… lời kể, hầu hết đều có kháng sinh mà không hiểu ra làm sao. Người ta dễ dàng khuyên nhau nên điều trị thuốc này, thuốc kia trong khi những người làm chuyên môn lại rất thận trọng trong việc tư vấn qua mạng như thế này”.
Bệnh nhân đa kháng thuốc và 1 danh sách thuốc các mẹ tự làm bác sĩ truyền tay nhau trên một group bỉm sữa, có đầy kháng sinh và corticoid trong đó. (Ảnh: BS Ngô Hùng)
Và những siêu vi khuẩn kháng thuốc sinh ra từ đây. Vì các bà mẹ bỉm sữa ấy, trẻ con luôn phải hứng chịu hậu quả không đáng có. Tất cả họ hàng hang hốc ông bà cha mẹ đều quan tâm thái quá bằng cách mỗi khi con hay cháu ốm đều lên tiếng uống thuốc sao mãi không khỏi, uống thuốc này đi thuốc kia đi.
Bác sĩ khẳng định, dùng thuốc phải theo đơn. Còn với chúng ta, mấu chốt là phòng còn hơn chống, đừng tạo điều kiện cho các siêu chiến binh này xuất hiện. Việc đề phòng nhiễm khuẩn không đến nỗi phức tạp, chỉ cần vệ sinh sạch sẽ thân thể hàng ngày và tập luyện cho hệ miễn dịch đã đủ giúp cơ thể chiến thắng phần lớn các mầm bệnh.
Thêm vào đó, một động tác rửa tay đã có thể ngăn chặn sự lây lan của những bệnh nhiễm khuẩn. Rửa tay bằng xà phòng đúng cách giống như vắc-xin cho hệ miễn dịch vậy: đơn giản, rẻ tiền và hiệu quả. Những con siêu vi khuẩn sẽ chẳng bao giờ có cơ hội xuất hiện. Và chúng ta vẫn cứ sống khoẻ mạnh bằng những điều đơn giản ấy. Kháng sinh ư, hãy dùng đúng và cẩn thận!
(Nguồn: Facebook BS Hung Ngo)
Theo Helino
Cực đoan dùng thuốc
Trong khi "lạm dụng" kháng sinh đang là câu chuyện thời thượng thì ngược lại, chuyện "tẩy chay" kháng sinh, cũng đáng quan tâm. Điều này cũng xảy ra với một số loại thuốc khác. Suy nghĩ cực đoan như thế, theo giới chuyên môn, dễ dẫn đến nguy hiểm.
Con cấp cứu vì mẹ "cố chấp"
Sau những nỗ lực truyền thông của ngành y tế về lạm dụng kháng sinh, nhận thức của người dân về việc sử dụng loại thuốc này dường như đã cải thiện. Tuy nhiên, không ít người lại đi từ cực này sang cực khác, cho rằng kháng sinh là "thuốc độc" nhất quyết không chịu dùng, dù sức khoẻ của mình hay người thân như thế nào.
"Bác sĩ Google" đang xen vào công việc của người thầy thuốc thật sự khi đưa ra đến 80% chẩn đoán.
Chị Nhân, 34 tuổi, ngụ tại quận Bình Thạnh, TP.HCM, là thí dụ. Tháng qua, đứa con ba tuổi của chị bị ho, sổ mũi, nóng sốt. Đi khám bệnh, bác sĩ chẩn đoán bé bị viêm đường hô hấp trên và kê toa kháng sinh, nhưng chị không mua kháng sinh mà chỉ mua các thuốc thông thường cho con uống. Chị nói: "Người ta ngày càng nói về lờn kháng sinh, cứ để cơ thể bé tự chống chọivới bệnh để sau này lớn lên sẽ khoẻ".
Nhưng năm ngày sau, bệnh của con chị Nhân không bớt mà ngày một nặng. Bé bỏ chơi, thở khò khè, nằm lịm trên giường, và ngay cả lúc này chị vẫn chỉ cho con uống thuốc thông thường và cũng không cho đi bác sĩ khám lại.
Cuối cùng, dưới áp lực của người nhà, chị mới đưa con đến một bệnh viện quận và ở đây chuyển tiếp lên bệnh viện Nhi Đồng 2 cấp cứu. Bác sĩ nói bé bị viêm phổi, đến bệnh viện trễ vài tiếng hậu quả khó lường.
Không khác mấy là trường hợp chị Th., ngụ tại quận Bình Tân, TP.HCM. Chủ trương "sống thuận tự nhiên", chị hạn chế tối đa việc dùng thuốc cho con vì theo chị chúng chỉ là hoá chất. Mỗi lần đứa con hai tuổi của chị sốt cao, chị tìm mọi cách hạ sốt tự nhiên mà không dùng các thuốc hạ sốt thông thường như paracetamol vì theo chị thuốc này rất độc, dùng lâu dài sẽ hại cho thận.
Đầu tháng này, con chị sốt cao, cũng như mọi lần chị chỉ lau mát, nhưng không hiểu sao lần này không tác dụng. Nửa đêm, đứa bé co giật và người nhà phải đưa bé đi cấp cứu ở bệnh viện quận.
Bác sĩ Trần Thị Huyên Thảo, công tác tại phòng khám Care Plus, chứng kiến không ít trường hợp như thế này. Chị chia sẻ trên trang cá nhân: "Dạo này thông tin về kháng sinh và hạ sốt dồi dào quá, có ba mẹ thà để con sốt cao mệt mỏi, lừ đừ, chứ không dám đụng đến một gói hạ sốt vì sợ ung thư gan hay ngộ độc (!?). Có gia đình con bị viêm phổi suy hô hấp phải thở oxy rồi, mà cứ bị ám bởi câu kháng sinh có cần thiết không? Dùng lỡ có hại cho con về sau hay không?".
Ám ảnh sợ thuốc
Những trường hợp "tẩy chay" thuốc như trên, y học gọi chung là "chứng ám sợ thuốc" (medication phobia), và đối với một số trường hợp quá nặng, vô lý, người ta xếp nó vào dạng "ám sợ chuyên biệt" như có người ám ảnh sợ độ cao, sợ chuột, sợ đi máy bay...
Trong khi phản ứng phụ của thuốc gây ra những hậu quả tai hại, thì "chứng ám sợ thuốc" cũng có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng cho sức khoẻ bệnh nhân. Trong một tác phẩm xuất bản vào năm 2001, TS Seymour Diamond, giám đốc điều hành một tổ chức nghiên cứu về chứng đau đầu ở Chicago (Hoa Kỳ), cho biết "chứng ám sợ thuốc" có thể bắt gặp ở những phụ huynh sử dụng thuốc cho con cái họ, khi họ cho rằng thuốc gây hại hơn lợi.
Tuy nhiên, một bác sĩ công tác tại bệnh viện Nhi Đồng TP.HCM, lại chia sẻ: "Người ám ảnh về thuốc này hoặc thuốc kia thường là người siêng lên mạng tìm hiểu, nhưng thông tin trên mạng thì bao la còn kiến thức lại quá ít, vì thế người tadễ bị "ngộ độc" vì những thông tin tiếp nhận".
Tháng qua, bình luận về những nhận thức sai lệch của các bà mẹ trong việc sử dụng thuốc cho con, trên trang cá nhân của mình, bác sĩ N.Đ.P, đang làm việc tại TP.HCM, viết: "Chúng ta có thể làm ảnh hưởng đến sức khoẻ bản thân và người thân bằng những thông tin không chính xác thông qua Google, mà không biết rằng những gì công cụ này biết và mức độ chính xác đôi khi không đi cùng nhau. Gần đây có người nhờ vả thêm Facebook, mạng xã hội này có vẻ mạnh hơn Google, vì có cách phán xét tự tin và thuyết phục đến nỗi nhiều cái sai bét nhè mà cứ như là đúng vậy".
Tình trạng này ở nước ta cũng không xa lạ với nước ngoài. Tuần qua, trả lời tạp chí Pulse, GS Helen Stokes-Lampard, chủ tịch trường Hoàng gia bác sĩ tổng quát (The Royal College of GPs) của Anh, cảnh báo thực trạng "bác sĩ Google" đang xen vào công việc của người thầy thuốc thật sự khi đưa ra đến 80% chẩn đoán mà bà biết được. Bà nói: "Cần cảnh báo về điều này và đó là một thách thức thật sự cho tất cả chúng ta".
Bác sĩ P. viết: "Như vạn vật trong cuộc sống, mọi thứ đều có mặt tích cực và tiêu cực, thuốc cũng vậy, có tác dụng chính và tác dụng phụ, có lợi và có hại. Nhưng nếu tin rằng bệnh nhân sẽ được lợi nhiều hơn hại thì bác sĩ buộc phải dùng thuốc cho bệnh nhân...".
Theo Bình Yên (Thế Giới Tiếp Thị)
Giá nào phải trả cho thói quen dùng kháng sinh "vô tội vạ" của người Việt? Lạm dụng kháng sinh là nguyên nhân chính khiến Việt Nam bị xếp vào nhóm những nước có tỷ lệ kháng kháng sinh (KKS) cao nhất trên thế giới. Chưa bao giờ, tình trạng KKS tại Việt Nam lại trở nên báo động như hiện tại khi theo Bộ Y tế, trong lúc nhiều quốc gia phát triển đang còn sử dụng kháng...