Xử trí chấn thương thể thao thường gặp
Hơn 80% chấn thương của cầu thủ ở phần chi dưới gồm đùi, cơ bắp, khớp cổ chân, khớp gối… Sơ cứu đúng cách sẽ giúp rút ngắn thời gian hồi phục.
Bác sĩ Nguyễn Trọng Thủy, phòng Khoa học Y học thể thao, Trung tâm Huấn luyện thể thao Quốc gia, Giám đốc Trung tâm Y học thể thao Starsmec, cho biết bóng đá là môn thể thao đối kháng trực tiếp, luôn luôn phải hoạt động thể lực với cường độ cao, thay đổi liên tục, không theo chu kỳ và thời gian kéo dài. Đặc điểm này khiến cầu thủ và người chơi có thể bị chấn thương ở bất kỳ vị trí, cơ quan nào trên cơ thể.
Cầu thủ bóng đá chủ yếu chơi bằng chân nên hơn 80% chấn thương nằm ở phần chi dưới. Trong đó, tổn thương do quá tải vận động 9-35%, chấn thương khớp cổ chân 17-19%, khớp gối 15-16%. Chấn thương cơ đùi và cơ bắp chân thường gặp nhất, chiếm khoảng 24-26%, như bị đụng dập, đứt, rách cơ…
Bác sĩ Trọng Thủy cho biết xử trí ban đầu rất quan trọng nhằm giảm triệu chứng, giúp ổn định, góp phần làm tổn thương lành nhanh và tốt nhất.
Chấn thương phần mềm chiếm 80% thương tích trong thể thao. Thường gặp là bị thương gân, cơ và dây chằng ở nhiều mức độ khác nhau có thể do va chạm trực tiếp hoặc bị kéo căng quá mức, vặn xoắn, co rút đột ngột với nhiều mức độ khác nhau gây giãn, rách, đứt, đụng dập…
Chấn thương phần mềm được phân loại từ độ 1 đến độ 3. Mức độ một có cảm giác đau thoáng qua, không ảnh hưởng sinh hoạt bình thường, vùng bị thương chưa quá sưng, bầm hoặc chỉ đau nhiều khi vận động nặng, chịu lực lớn, số lượng bó sợi bị rách khoảng 25%. Thương tích này có thể tự khỏi sau 1-2 tuần.
Tổn thương mức độ hai gây sưng bầm tụ máu tại chỗ, đau nhiều, giới hạn một phần vận động của cơ, mất vững một phần của khớp. Dây chằng bị rách từ 25% đến 75% số sợi.
Mức độ ba, các dấu hiệu của độ hai tăng lên nhiều, có thể cảm thấy khi sờ dưới da, khớp sưng nhiều, mất vững và có thể bị bán trật hoặc trật khớp hoàn toàn và đứt hoàn toàn số sợi gân – cơ hay dây chằng.
Xử trí: Áp dụng theo công thức R.I.C.E. Với chấn thương mức độ hai và ba, có thể áp dụng R.I.C.E để giảm đau, sau đó bệnh nhân phải được khám và điều trị chuyên khoa.
Phác đồ R.I.C.E trong thể thao gồm:
R (rest), nghĩa là nghỉ ngơi. Người chơi hoặc vận động viên ngừng lập tức việc tập luyện, thi đấu, có thể bất động tạm thời chi bị chấn thương từ 24 đến 72 giờ bằng nẹp.
I (ice), tức chườm lạnh. Có thể chườm mát để giảm ra máu, giảm sưng, giảm đau, giảm viêm. Không nên chườm quá lạnh và quá lâu có thể gây bỏng lạnh và thiểu dưỡng vùng bị tổn thương, có thể phối hợp với băng ép. Thực hiện chườm lạnh trong 24-72 giờ đầu sau chấn thương, mỗi lần chườm lạnh kéo dài trong 15-30 phút, sau đó nghỉ khoảng 1-2 tiếng tùy vị trí, mức độ tổn thương, thể trạng và cơ địa, nhiệt độ chườm tốt nhất từ 6 đến 12 độ C.
C (compression), băng ép, người xử trí quấn băng đè lên vùng bị thương để giúp cầm máu tốt hơn, giảm phù nề và tràn dịch. Băng đúng cách là quấn từ dưới vùng bị thương 10-12 cm, qua vùng bị thương lên đến 15-20 cm, băng diện tích rộng, lực quấn băng vừa phải, không nên quấn quá chặt sẽ dẫn đến như chèn ép mạch máu, không cung cấp đủ oxy và dưỡng chất cho vùng bị thương, thỉnh thoảng phải nới lỏng hoặc tháo băng.
E (elevation), treo cao tay hoặc kê cao chân bị thương. Cách này giúp máu trở về tim tốt hơn, làm giảm sưng và viêm, đặc biệt đối với chi dưới, có thể nằm kê cao chân 10-15 cm so với tầm tim, trong 24-72 giờ đầu.
Lưu ý: Trong 48 giờ đầu không được chườm nóng, xoa bóp các loại dầu nóng, kéo nắn chi hay vùng bị tổn thương vì dễ làm tổn thương tăng lên, ra máu và sưng nề nhiều hơn, tăng viêm và kéo dài, làm mô bị tổn thương lâu lành hoặc lành với sẹo xấu. Đối với dây chằng, xoa bóp với các loại dầu có thể kích thích hình thành các mô sợi thay thế cho các sợi collagen dẫn đến giảm tính đàn hồi, chắc của dây chằng, sau khi lành dây chằng trở nên yếu và dễ bị tổn thương lại.
Video đang HOT
Có thể uống thuốc giảm đau thông thường để đỡ đau. Nếu sau 24-72 giờ tổn thương không giảm nhiều, tổn thương ban đầu trầm trọng hơn, bệnh nhân phải đến bác sĩ chuyên khoa y học thể thao để kiểm tra.
Cầu thủ bóng đá bị chấn thương. Ảnh: Woodbridge Physiotherapy.
Chấn thương khớp
Khi bị chấn thương, hai mặt khớp bị xê dịch ra khỏi vị trí bình thường. Chấn thương tạo thành do lực tác động lớn làm đứt, rách bao khớp, dây chằng quanh khớp và có thể tổn thương sụn khớp.
Chấn thương khớp khiến người chơi bị đau dữ dội, nghe tiếng “bực” hay “rắc”, khớp mất khả năng vận động, biến dạng, có thể sưng bầm quanh khớp với nhiều mức độ khác nhau.
Xử trí: Băng bất động khớp ở nguyên tư thế bị trật với nẹp và băng thun. Người chơi có thể chườm mát để giảm đau, sau đó nhanh chóng tới cơ sở y tế chuyên khoa gần nhất. Không tự ý kéo nắn khi chưa nắm rõ phương pháp hoặc xoa bóp dầu nóng vì có thể làm tụ máu nhiều trong bao khớp, gây cứng khớp hoặc lỏng khớp hoặc có thể làm gãy đầu xương khi kéo nắn.
Chấn thương xương
Có thể bị gãy xương do lực mạnh, đột ngột hoặc lực lặp lại nhiều lần dẫn đến gãy xương từ từ, lâu ngày.
Khi bị gãy xương đột ngột, người chơi bị đau, sưng bầm, giảm cơ năng vùng bị chấn thương, biến dạng vùng bị gãy, đau chói và sờ cảm thấy lạo xao, chi bị chấn thương cử động bất thường.
Gãy xương do mệt diễn ra từ từ và ít gây chú ý hơn, có biểu hiện đau và sưng vùng xương chịu lực, ví dụ ở bàn chân, xương gót, cổ xương đùi, cột sống… sau khi tập luyện nặng, có thể dẫn tới mất khả năng vận động chi đó.
Xử trí: Sau khi bị chấn thương, vận động viên hoặc người chơi cần được giữ cố định tại chỗ, tránh vận chuyển ngay vì có thể gây sốc chấn thương. Để sơ cứu, cắt bỏ trang phục quanh vùng bị thương và làm nẹp cố định xương gãy. Có thể chườm mát quanh vùng xương gãy để giảm đau, sưng. Không được bó, đắp thuốc vào vùng bị thương vì dễ khiến xương không lành, nhiễm trùng, viêm xương.
Tập cho xuân thêm khỏe
Cơ thể bạn cũng giống như bao sinh thể khác, cùng hòa nhịp đập với mùa xuân, cùng tràn căng nhựa, các huyết quản cũng mở căng đón xuân rộn ràng.
Ảnh minh họa
Thể dục vốn có tác dụng cường lực cho cơ thể bạn. Thể dục mùa xuân còn có tác dụng mạnh mẽ hơn thế, đặc biệt với những bộ phận hướng xuân. Đó là các bộ phận nào và các bài tập nào vậy?
Từ ngàn đời nay, vạn vật vẫn thế, quy luật vẫn thế, đông tàn thì xuân qua. Mùa đông tượng trưng cho nét ảm đạm và tĩnh mặc còn mùa xuân lại lấy nét vui tươi, sôi động làm nét riêng của mình. Mùa đông tượng trưng cho âm thì mùa xuân tượng trưng cho dương.
Người ta chọn mùa xuân là mùa của một chu kỳ sống mới, khởi điểm cho một vòng tuần hoàn sinh trưởng mới.
Cơ thể bạn cũng giống như bao sinh thể khác, cùng hòa nhịp đập với mùa xuân, cùng tràn căng nhựa, các huyết quản cũng mở căng đón xuân rộn ràng. Toàn cơ thể thay đổi nhưng có một số bộ phận hướng xuân đặc biệt. Nếu chúng ta biết cách chọn những bài thể dục chọn lọc cho các bộ phận này, coi như bạn đã tận dụng sự hào phóng của mùa xuân, tăng hạnh phúc cho cuộc sống trường tồn.
Dưỡng gan:
Theo quan niệm của y học phương Đông, mùa xuân là mùa mà nhựa cây chảy hừng hực trong thân cây để từng mầm chồi bứt phá, nhựa sống đi từ dưới lên trên, từ gốc lên ngọn, từ trong ra ngoài (tính dương). Với con người cũng vậy. Mùa xuân cũng là mùa của của dòng "khí" - tức là khí chất, là năng lượng trong cơ thể, hừng hực chảy.
Gan vẫn được coi là phần tạng chứa khí, thúc đẩy khí, tàng trữ khí. Điều này thực ra đúng ở một góc đó theo sự soi sáng của y học hiện đại. Vì gan là tạng cơ bản nhất tổng hợp các tố chất cần thiết cho cơ thể. Đây cũng là trung tâm chuyển hóa chất và năng lượng từ chất ngoại lai thành chất sống. Nên cũng có thể ví gan như tàng trữ dòng sinh khí vậy. Vậy nên, mùa xuân là mùa của gan.
Bài tập rất hữu ích cho gan được chọn lọc như sau: bạn hãy nằm ngửa trên sàn hoặc trên giường. Hai chân co lại, sao cho cẳng chân vuông góc với đùi. Vén áo cao lên quá ngực. Đặt 2 bàn tay lên vùng gan, ở dưới mép dưới bờ sườn phải, đi từ thành bên cạnh cơ thể đến đường dọc giữa bụng. Dùng đầu ngón tay ấn nhẹ nhàng, di chuyển theo hướng đi từ dưới đi lên, đi từ ngoài vào trong, mỗi ngày làm 20 lần. S
au đó, cứ 2 ngày tăng lên 10 lần; cho tới khi nào đạt tới mức 100 lần trong 1 ngày thì duy trì. Làm các động tác này vào buổi sáng. Các bài tập này hữu ích cho gan vì nó làm lưu thông máu vùng gan. Trong khi thực hiện, hãy thở như bình thường, chậm chạp và hết sức thư giãn, đừng gồng bụng và đừng cười đùa.
Sinh mật:
Giữa gan và mật có mối liên hệ khăng khít. Mặc dù mật trong quan điểm của người xưa và y lý phương đông không hoàn toàn trùng lặp với dịch mật trong quan điểm của y học hiện đại. Nhưng giữa chúng có một sự chồng lấn chấp nhận được. Mật là phần thể hiện ngoài của gan. Gan mạnh tất mật tốt. Mật tốt tất chức năng thải độc tốt. Chức năng thải độc tốt tất cơ thể sẽ hưng vượng cho một năm mới. Mùa xuân cũng là mùa của chức năng mật là vì thế.
Bài tập chọn lọc cho mật như sau: bạn hãy trải một lớp xốp nhẹ hoặc một tấm thảm mỏng trên sàn, không tập trên nệm hoặc trên giường. Bạn hãy nằm trong tư thế nằm sấp, mặt úp xuống gối mỏng, ngực bụng úp xuống sàn, 2 tay buông dọc theo thân người, lòng bàn tay úp xuống, mu bàn tay hướng lên trên, hai chân nằm sát xuống sàn, 2 mũi chân quay vào nhau. Hãy thư giãn và thở chậm.
Sau đó, từ từ hít thở sâu, đầu, cằm, ngực nhấc cao dần lên, hai tay nâng cao dần lên, 2 chân nâng cao dần lên. Giơ cao tối đa. Hai tay thẳng và hai chân thẳng. Thư giãn tối đa và giữ ở trong tư thế này chừng 3 nhịp thở sâu. Sau đó, từ từ hạ xuống trong lúc thở ra. Nằm thư giãn trong 2 nhịp thở, sau đó tiến hành lặp lại. Làm như vậy 5 nhịp trong 1 lần tập, cho mỗi buổi sáng. Bài tập này có tác dụng kích thích vận động mật trong gan và thải bỏ chất cặn lắng ở trong đường mật.
Mượt gân:
Gân trong quan niệm của người xưa là chỉ phần cốt vận động. Gân cốt muốn vận động trơn tru, hài hòa thì cần có khí lực mạnh. Khí chính là năng lượng. Có năng lượng thì tất gân cốt vận động tốt. Gan lại là tạng trữ gần 1/3 lượng máu của cơ thể nên gan tốt thì máu sẽ điều hòa, giúp vận động trơn tru.
Máu phân phối đến xương đầy đủ thì khớp sẽ tiết dịch đủ và gân cốt sẽ mạnh lên. Vì thế, giữa gan và gân có mối quan hệ nào đó đúng trên cả y lý phương đông và y điểm phương tây. Nếu một cơ thể có lá gan tốt thì cơ thể có hệ vật động tất sẽ rất tốt. Vì thế, người ta coi mùa xuân cũng là mùa đáng chọn để phát triển vận động.
Các bài tập tốt cho gân cốt như sau: bạn hãy đi giày thể thao gót mềm, mặc quần thể thao ống rộng thấm mồ hôi nếu trời hanh hoặc quần ngắn nếu trời ấm, ra công viên, đi bộ nhanh chừng 3km/h. Bạn hãy đi bộ 1 buổi tối thiểu 30 phút. Khi đi, nhớ vung tay thoải mái và sải chân thoải mái. Vì những động tác này rất ích lợi cho gân, khớp và xương.
Nhớ uống một ngụm nước to trước 15 phút. Sau khi đi bộ, nhớ ngồi nghỉ trên ghế đá, xoa đều các khớp lớn bao gồm khớp gối và khớp cổ chân để lưu thông máu cho 2 khớp này. Nếu có thể, bạn nên ấp hai túi chườm nóng chừng 10 - 15 phút vào 2 gối trước khi đi ngủ. Sẽ rất hữu ích cho khớp, xương, và gân cốt của bạn.
Đây là bài tập tốt nhất cho xương. Bài tập có tác dụng tương tự là chạy bộ, tennis, cầu lông, khiêu vũ. Bài tập ít có tác dụng trên xương là đạp xe hoặc bơi lội. Những bài tập này chỉ tốt cho tim mạch, hô hấp và hệ cơ.
Sáng mắt:
Mắt được coi là tinh thần của con người. Sức khỏe của mắt thể hiện sự ổn định tố chất bên trong cơ thể, thể hiện sự thông tuệ của trí lực con người. Mắt sáng tất sức khỏe đạt thịnh, mắt buồn tất sức khỏe suy sụp. Mắt tinh thông tất trí tuệ sáng suốt, mắt u sầu tất trí tuệ chậm chạp.
Sức khỏe của mắt phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, nhưng người xưa coi mắt là phần mở của gan. Nên gan và mắt có mối quan hệ đặc biệt. Mùa xuân là mùa của gan, tất yếu mắt sẽ được hưởng lợi và mùa xuân cũng là mùa của mắt.
Xét trên thực tế, trong 4 mùa thiên hạ, mùa xuân là mùa thích hợp nhất cho mắt hoạt động. Mùa hạ quá nóng, ánh sáng quá nhiều khiến cho lớp võng mạc dễ tổn thương. Mùa đông quá lạnh dễ làm khô giác mạc, lại ánh sáng không đạt chuẩn khiến cho mắt phải cố mà hoạt động. Trong khi đó, mùa xuân lại đủ ấm, đủ ánh sáng để mắt hoạt động hài hòa. Mùa xuân là mùa thịnh nhất để mắt phục hồi khả năng.
Bài tập chọn lọc cho mắt khuyên áp dụng như sau: bạn hãy ngồi thư giãn trên ghế thoải mái. Sau đó, hai bàn tay khép lại, các ngón tay chụm, chà sát hai lòng bàn tay vào nhau 10 lần, làm nhanh mạnh để 2 lòng bàn tay nóng lên. Sau đó, từ từ nhắm mắt lại, đưa nhanh 2 lòng bàn tay vào 2 ổ mắt sao cho: lòng bàn tay úp kín mắt, các ngón tay vẫn khép lại, không úp bàn tay lên mũi, úp lòng bàn tay kín nhãn cầu và chườm lên các vùng cơ xung quanh.
Để giữ nguyên như vậy từ 3 - 5 giây để nhiệt ấm từ lòng bàn tay truyền vào cơ xung quanh vùng mắt. Sau 3 - 5 giây, bỏ tay ra và tiếp tục làm như vậy. Làm một ngày 2 lần, sáng và tối trước khi đi ngủ, mỗi lần làm 3 - 5 phút. Nhiệt ấm và ẩm từ lòng bàn tay sẽ kích thích trực tiếp tuần hoàn cho mắt giúp mắt bạn thêm sáng khỏe.
Nếu bạn không thích chà xát 2 lòng bàn tay vào nhau thì bạn có thể sử dụng một khăn mặt bông dày nhưng nhỏ, chỉ cần kín 2 lòng bàn tay là đủ. Pha nước sao cho nhiệt độ của nước từ 39 - 400C. Nhúng khăn vào nước cho ướt, vắt nhẹ, đừng vắt kiệt. Trải khăn lên lòng bàn tay và ấp khăn và lòng bàn tay vào vùng mắt, khi đó mắt phải nhắm đủ kín, đừng nhắm tịt, nhắm mạnh. Giữ khăn trong tư thế này từ 5 - 10 giây. Sau đó bỏ khăn ra, nhúng nước làm lặp lại. Khi nước nguội thì đổ bỏ, pha đợt nước mới. Cũng làm trong vòng 5 phút cho mỗi lần sáng và tối.
Nhuận ruột:
Trên thực tế, đoạn tiểu trường và đại trường là một phần của hệ tiêu hóa, dù ở trong đông y hay tây y.
Trong y lý phương đông, tiểu trường và đại trường là một phần của hệ thống chuyển hóa vật chất tạo ra dòng sinh khí. Nên không thể tách tiểu trường và đại trường ra khỏi gan. Gan thúc đẩy sinh khí cho tiểu trường và đại trường hoạt động, gan hưng vượng ắt tiểu trường hưng vượng theo.
Xét trên thực tế, ruột là một phần tất yếu không thể tách rời khỏi gan. Gan tiết dịch mật để giúp ruột hấp thu. Đổ vào ống mật còn có dịch tụy nữa, một dịch tiêu hóa mạnh nhất cơ thể để tiêu hóa thức ăn. Nên sự kết nối chức năng của gan và ruột là không thể tách rời. Gan khỏe thì tất nhiên ruột sẽ được hưởng lợi. Gan yếu bệnh, tất nhiên ruột sẽ bị trục trặc thường xuyên.
Do vậy, không quá khó hiểu khi mùa xuân là mùa hưng vượng của đường ruột. Bài tập cho ruột chọn lọc là: bạn hãy nằm ngửa trên sàn hoặc ngồi thư giãn trên ghế. Hãy vén cao áo ngang ngực và kéo quần thấp dưới rốn sao cho lộ toàn bộ vùng bụng. Sau đó, ấp 2 bàn tay khép kín lại vào bề mặt bụng. Từ từ di chuyển 2 tay theo hình tròn, từ dưới lên trên, từ trái qua phải, bắt đầu từ hố chậu trái (vùng thấp nhất vùng bụng bên trái). Làm như vậy từ 8 - 10 vòng cho mỗi buổi sáng và tối. Khi xoa bụng, nhớ làm từ từ và thật chậm để đủ kích thích ruột vận động. Bài tập này có tác dụng kích thích ruột vận động đều đặn.
BS. PHÚC HƯNG
Theo SK&ĐS
Bệnh viện Sóc Trăng: Lần đầu tiên phẫu thuật thành công nội soi khớp gối Bệnh viện đa khoa Sóc Trăng cho biết, vừa phối hợp phẫu thuật thành công nội soi khớp gối cho 2 bệnh nhân ngay tại bệnh viện này. Theo đó, 2 trường hợp đầu tiên tại tỉnh Sóc Trăng được tiến hành phẫu thuật thành công nội soi khớp gối là anh D.M.K. (24 tuổi, ngụ thị xã Vĩnh Châu) và anh N.M.M....