Xu hướng ngành nghề qua nguyện vọng đăng ký của thí sinh: “Hot” quá khó nhằn
Nếu so sánh nguyện vọng đăng ký và chỉ tiêu tuyển sinh năm 2021, nhóm ngành Kinh doanh – quản lý và Máy tính – công nghệ thông tin có tỷ lệ tương đương 1 chọi 10.
Sinh viên nhóm ngành Kinh doanh – quản lý HUTECH trong một buổi học nhóm.
Nắm bắt nhu cầu thị trường, năm nay nhiều trường mở thêm các ngành thuộc nhóm “hot”.
Hồ sơ đăng ký nhiều, điểm chuẩn dự kiến cao
Theo thống kê, năm 2021, nhóm ngành Kinh doanh – quản lý thu hút hơn 1,2 triệu nguyện vọng đăng ký, trong khi tổng chỉ tiêu chỉ chưa tới 120 nghìn. Đây là nhóm ngành có số lượng thí sinh đăng ký nguyện vọng nhiều nhất. Đứng thứ hai là nhóm ngành Máy tính – công nghệ thông tin với hơn 330 nghìn nguyện vọng đăng ký, trong khi tổng chỉ tiêu chưa tới 50 nghìn.
Trường ĐH Công nghiệp TPHCM (IUH) tính đến thời điểm hiện tại nhận được 30 nghìn NV đăng ký xét tuyển vào nhóm ngành này, trong khi tổng chỉ tiêu khoảng 2 nghìn.
Còn tại Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM (HCMUTE), số nguyện vọng đăng ký xét tuyển theo phương thức điểm thi tốt nghiệp THPT, ngành Công nghệ thông tin, Logistics và quản lý chuỗi cung ứng chiếm số lượng đông thứ nhì bảng… Trong khi đó đăng ký nguyện vọng theo hình thức xét tuyển học bạ THPT, hai ngành học này chiếm số lượng đông nhất bảng.
Tình trạng thí sinh đổ xô đăng ký ngành “hot” dễ khiến điểm chuẩn nhóm ngành này tăng mạnh, nhất là nhóm trường tốp đầu. TS Nguyễn Trung Nhân – Trưởng phòng Đào tạo, Trường ĐH Công nghiệp TPHCM (IUH) cho rằng: Lượng thí sinh đăng ký vào các nhóm ngành Kinh doanh – quản lý và Công nghệ thông tin tăng lên đáng kể tất yếu sẽ dẫn đến điểm trúng tuyển các nhóm ngành tăng theo.
Tương tự, TS Trần Thanh Thưởng – Trưởng phòng Tuyển sinh & Công tác SV HCMUTE cũng cho biết: Khối ngành Kinh doanh – quản lý, Logistics và quản lý chuỗi cung ứng có số lượng hồ sơ thí sinh đăng ký nhiều và điểm chuẩn trúng tuyển cao tương ứng. Ngoài ra, việc đổ xô vào ngành “hot” trong tương lai có thể dẫn đến thừa nhân lực. Thực tế vẫn có nhiều ngành không “hot”, tên gọi kém “kêu” nhưng nhu cầu xã hội rất cần, thu nhập cũng không phải thấp, như nhóm ngành Nông – Lâm – Ngư nghiệp.
Video đang HOT
SV ngành Công nghệ thông tin, Trường ĐH Công nghiệp TPHCM trong giờ học thực hành.
Ngành “hot” cần người phù hợp
Một trong những vấn đề mà các nhà tư vấn hướng nghiệp thường lưu ý các thí sinh là xem xét tố chất đặc trưng của ngành học.
TS Nguyễn Trung Nhân cho rằng: Nhóm ngành Quản lý kinh doanh phù hợp với thí sinh nhạy bén, thích giao tiếp, hướng ngoại. Trong khi đó, nhóm ngành Kỹ thuật, công nghệ (trong đó có công nghệ thông tin) đòi hỏi thí sinh có tư duy logic tốt (kiến thức toán, vật lý tốt), cẩn thận, chịu khó học hỏi.
“Việc chọn ngành lệch, một phần do các em chọn theo đám đông, một phần cho rằng nhóm ngành Kinh doanh – quản lý môi trường làm việc nhẹ nhàng, có cơ hội làm quản lý… Tuy nhiên, cảm nhận đó của thí sinh chưa hoàn toàn chính xác” – TS Nguyễn Trung Nhân lưu ý.
ThS Phạm Thái Sơn – Giám đốc Trung tâm Tuyển sinh và Truyền thông, Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TPHCM (HUFI) cũng nhấn mạnh yếu tố phù hợp về mặt tố chất khi chọn ngành. “Những thí sinh thích ngành kinh tế phải năng động, giỏi tiếng Anh, giao tiếp tốt… Điều này đã được các trường nhắc nhiều lần và các thí sinh cũng dựa vào để chọn ngành mình yêu thích”.
Là đơn vị có đào tạo nhóm ngành Kinh doanh – quản lý và công nghệ thông tin, ThS Nguyễn Thị Xuân Dung – Phó Trưởng phòng Truyền thông Trường ĐH Công nghệ TPHCM (HUTECH) lưu ý: Với nhóm ngành Kinh doanh – quản lý, ngoài niềm yêu thích, tố chất cần thiết có thể kể đến là tư duy logic, sự nhạy bén, linh hoạt, bản lĩnh và chịu được áp lực. Ngoài ra, khả năng tổ chức quản lý công việc, trải nghiệm và kỹ năng mềm cũng là những lợi thế đáng kể.
Trong khi đó, với nhóm ngành Công nghệ thông tin, tố chất cần thiết là nhạy bén với công nghệ, tư duy logic, kiên nhẫn… và một số kỹ năng bổ trợ như quản lý thời gian, làm việc nhóm… Ngoài ra, tố chất hay kết quả học tập, thi cử là điều kiện cần chứ chưa phải là điều kiện đủ, bản thân người học kể cả khi có lợi thế tố chất vẫn cần liên tục trau dồi trong quá trình học lẫn làm việc.
Chính vì thế, việc xét tuyển vào nhóm ngành này không chỉ dành cho những em giỏi về điểm số học tập (29 – 30 điểm/môn). Thí sinh nên được trao nhiều cơ hội hơn trong việc chọn ngành, trải nghiệm ngành học trước khi lựa chọn nghề nghiệp.
Trường hợp thí sinh đã cân nhắc kỹ các yếu tố khi chọn ngành “hot” và có tố chất phù hợp cũng nên có chiến lược đăng ký nguyện vọng thông minh, để cơ hội trúng tuyển cao. “Nếu xác định được ngành thì phải đăng ký nguyện vọng ở các trường đại học có điểm chuẩn trúng tuyển khác nhau, để không lỡ mất cơ hội” – TS Nguyễn Tuấn Khanh – Hiệu trưởng Trường ĐH Kiên Giang lưu ý.
Nắm bắt nhu cầu thị trường, năm nay một số trường mở thêm các ngành như An ninh mạng hay cử nhân ngôn ngữ Anh (chuyên sâu kinh doanh – công nghệ thông tin) và ngành Kỹ sư tự động hóa và tin học. Theo GS.TSKH Nguyễn Đình Đức – Trưởng ban Đào tạo ĐH Quốc gia Hà Nội, kết quả khảo sát mở ngành cho thấy nhu cầu nhân lực của hai ngành đào tạo này tại các doanh nghiệp rất lớn.
Hà Nội tuyển thẳng F0, F1 vào lớp 10 là nhân văn và công bằng
Nhiều thầy cô giáo, cha mẹ học sinh đều ủng hộ quyết định của UBND TP Hà Nội khi cho phép các thí sinh trong diện F0, F1, F2 được tuyển thẳng và xét tuyển thẳng vào lớp 10 THPT năm học 2021-2022 .
Ảnh minh họa
Giám sát chặt chẽ các đối tượng "F"
Trước tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp như hiện nay, để bảo đảm an toàn cho các thí sinh và lực lượng phục vụ kỳ thi vào lớp 10 năm học 2021-2022, UBND thành phố Hà Nội đã lựa chọn phương án, thí sinh thuộc diện F0, F1 sẽ được tuyển thẳng; F2 sẽ được xét tuyển vào trường công lập có nguyện vọng đăng ký dự tuyển.
Ông Hoàng Đức Hạnh- Phó Giám Sở Y tế Hà Nội cho biết đã chỉ đạo các phòng xét nghiệm được Bộ Y tế cho phép làm xét nghiệm RT-PCR khẳng định các trường hợp dương tính (F0) và đơn vị xác nhận những trường hợp tiếp xúc gần với các ca dương tính là F1 phải bảo đảm tuân thủ theo đúng quy định của Bộ Y tế.
Đối với trường hợp F2 (tiếp xúc với F1) và được cách ly tại nhà cho đến khi F1 liên quan âm tính thì F2 này hết cách ly. Còn đối với các thí sinh trong khu vực phong tỏa sẽ theo quyết định cụ thể của chính quyền địa phương về nơi cách ly.
"Bằng các biện pháp chuyên môn, phối hợp với các đơn vị có liên quan, ngành Y tế sẽ tham mưu cho chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã xác định thí sinh nào là F0, F1, F2 đang cách ly theo quy định và các thí sinh trong khu vực phong tỏa để bảo đảm chính xác, minh bạch và công bằng trong tuyển sinh", ông Hoàng Đức Hạnh khẳng định.
Ông Khổng Minh Tuấn- Phó Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho rằng, không phải đến bây giờ mà kể từ khi dịch Covid-19 xuất hiện tại nước ta, quy trình xác định F0, F1 và F2 được triển khai rất chặt chẽ. Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 của các quận, huyện, thị xã sẽ chịu trách nhiệm tổ chức điều tra, truy vết F0, F1, F2 trên địa bàn.
Trong việc truy vết, cán bộ điều tra của CDC hoặc trung tâm y tế quận, huyện, thị xã cùng với chính quyền địa phương (gồm cả lực lượng công an) và y tế cơ sở sẽ căn cứ vào "mốc dịch tễ" để truy vết F1. Sau khi đã cơ bản hoàn thành truy vết F1, tiến hành truy vết F2 sẽ dựa trên "mốc dịch tễ" và khai báo của F1. Tiếp đến, chuyển danh sách F2 truy vết được cho địa phương để tổ chức cách ly y tế tại nhà theo quy định.
Theo quy định của Bộ Y tế, trường hợp F2 được yêu cầu cách ly tại nhà và hướng dẫn cách tự phòng bệnh và tự theo dõi sức khỏe trong khi chờ kết quả xét nghiệm RT-PCR của F1. Nếu kết quả xét nghiệm RT-PCR của F1 dương tính với SARS-CoV-2 thì chuyển cấp cách ly tập trung F2 lên thành F1. Nếu kết quả xét nghiệm RT-PCR của F1 âm tính với SARS-CoV-2 thì F2 được kết thúc việc cách ly.
Yêu cầu phải thực hiện chính sách một cách chặt chẽ, tránh việc trục lợi chính sách, ông Chử Xuân Dũng - Phó Chủ tịch UBND TP nhấn mạnh: Trưởng ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tại các quận, huyện, thị xã phải chịu trách nhiệm về việc đề xuất tuyển thẳng các trường hợp F0, F1 và xét tuyển với F2 bảo đảm đúng người, đúng đối tượng.
Quyết định nhân văn
Trên quan điểm của một phụ huynh học sinh, anh Vũ Khắc Ngọc- Giáo viên Trung tâm Hocmai cho biết: Quyết định đặc cách cho học sinh F0, F1, F2 của TP là nhân văn. Số này chỉ chiếm 1/10.000 tổng số thí sinh. Cho nên, về cơ bản, sẽ không ảnh hưởng gì đáng kể tới cơ hội trúng tuyển hay quyền lợi của các bạn thí sinh khác.
Thêm vào đó, các bạn học sinh F1 được xét tuyển thẳng là dựa trên nguyện vọng đã đăng ký từ cách đây cả tháng (khi chưa biết mình là F1 và được tuyển thẳng). Nguyện vọng đó chắc chắn đã căn cứ trên lực học thực tế của các con và có sự tư vấn của thầy cô, gia đình nên khó có chuyện "học dốt nhưng vì F1 được tuyển thẳng nên đăng ký vào trường top để hưởng lợi".
Chuyện "chạy để được thành F1, được tuyển thẳng" nghe càng vô lý. Bởi để "được" vào danh sách F1 cần có những văn bản, thông báo rõ ràng, minh bạch, được giám sát bởi hàng xóm láng giềng, bạn bè và phụ huynh trong cả trường lớp, chứ đâu phải muốn là được.
"Cho nên, nếu tôi có con học lớp 9 và sắp thi chuyển cấp, tôi sẽ không bận tâm đến chuyện tuyển thẳng F0, F1. Thay vào đó, tôi sẽ tập trung vào việc động viên, nhắc nhở con nhà mình học bài, ôn bài cho thật tốt"- anh Vũ Khắc Ngọc chia sẻ.
Còn thầy Lê Văn Khánh- giáo viên Trường THCS Kim Chung, huyện Đông Anh, cũng đánh giá đây là một quyết định sáng suốt, hợp lý, hợp tình của UBND Thành phố theo đề xuất của Sở GD&ĐT Hà Nội.
Học sinh trong diện F0, F1, F2 được đặc cách chỉ chiếm tỷ lệ khá nhỏ trong số hơn 93.000 thí sinh sẽ tham gia dự thi vào lớp 10 THPT năm học 2021-2022. Quyết định cũng khẳng định việc xét tuyển các em nằm ngoài chỉ tiêu tuyển sinh đã được giao của trường THPT, như vậy là không ảnh hưởng tới quyền lợi cơ hội học tập của các học sinh khác.
Thêm nữa, do chiếm tỉ lệ rất nhỏ nên các thí sinh được xét đặc cách cũng sẽ không làm ảnh hưởng tới chất lượng đầu vào của các trường THPT.
Vừa qua, có một số luồng ý kiến cho rằng, việc đặc cách các em thí sinh trong diện F0, F1, F2 là thiếu công bằng so với các thí sinh khác. Đây là ý kiến không đúng bởi dịch bệnh là điều không ai mong muốn. Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19, đây là phương án lựa chọn đúng đắn và hợp lý nhất.
Tính đến ngày 9/6/2021, toàn thành phố có 14 học sinh khối 9 thuộc diện F1; 5 em thuộc diện F2 và 16 em trong khu vực phong tỏa. Không có trường hợp F0. Như vậy , sẽ có 9 học sinh ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 được tuyển thằng vào lớp 10 THPT.
Không "mặn mà" với lớp 10 tích hợp Sau 3 năm triển khai, giữa tháng 5 vừa qua, Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM đã thông báo dừng tuyển sinh lớp 10 tích hợp ở 4 trường THPT do không đủ nguyện vọng đăng ký. Vì sao thí sinh lại không "mặn mà" với chương trình này? Bắt đầu từ năm học 2018-2019, TP HCM lần đầu tuyển sinh...