Xót xa hình ảnh người lớn và trẻ em trải chiếu, mắc võng nằm chật kín hành lang bệnh viện ở Sài Gòn
Tại Bệnh viện Nhi Đồng 2 TP HCM, số trẻ đến khám bệnh gần đây tăng kỷ lục, số lượng giường bệnh quá tải do vậy nhiều bệnh nhi và người nhà phải kê võng, trải chiếu nằm chật kín hành lang bệnh viện.
Những ngày gần đây, số trẻ đến khám và nhập viện tại các bệnh viện nhi TP.HCM đều tăng cao, một số bệnh viện bắt đầu xuất hiện trình trạng quá tải. Theo ghi nhận ở một số tỉnh, thành phố, số ca mắc tay chân miệng tích lũy cao và gia tăng nhanh trong các tuần gần đây, chủ yếu tập trung ở khu vực miền Nam với 41.218 trường hợp.
Đặc biệt, tại các giường bệnh ở khoa Khoa Nhiễm BV Nhi Đồng 1 chật kín bệnh nhi. Những bệnh nhi lớn nằm 1 giường. Những bệnh nhi nhỏ tuổi hơn, mỗi giường có 2 bé nằm và đều được cột tay chân vào thành giường tránh co giật, khiến nhiều người xót xa.
Ngày 11/10, trên mạng xã hội chia sẻ hình ảnh người nhà và các bệnh nhi phải kê giường và võng xếp nằm chật kín ngoài hành lang bệnh viện Nhi đồng 2 khiến nhiều hoang mang, lo lắng.
Hình ảnh người nhà và bệnh nhi trải chiếu, kê võng nằm la liệt ngoài hành lang bệnh viện khiến nhiều người lo lắng. Nguồn: Facebook
Nhiều người sau khi xem hình ảnh này cho rằng các bệnh nhi và người thân trong ảnh đang điều trị bệnh tay chân miệng, cộng đồng mạng xôn xao vì lo rằng dịch tay chân miệng đang ngày càng bùng phát mạnh hơn.
Tuy nhiên theo tìm hiểu của chúng tôi trong tối cùng ngày, được biết bức ảnh này được chụp tại khu vực khoa Nội Tổng hợp của Bệnh viện, các bệnh nhi và người nhà không phải đang điều trị tay chân miệng mà do thời tiết nóng bức cộng với việc phòng bệnh có số lượng bệnh nhi đông, quá tải nên nhiều gia đình chấp nhận ra hành lang nằm.
Một số người nhà còn phải nằm trên chiếu trải dưới đất. Sau thời gian dài chăm sóc, đưa các bé đi điều trị, nhiều bậc cha mẹ đều tranh thủ chợp mắt, lấy sức khoẻ để trông các bé. Nếu ai đó muốn di chuyển qua khu vực này đều phải cố gắng lách người qua.
Theo Helino
Vì sao 6 bệnh nhân tử vong vì tay chân miệng đều ở miền Nam?
Một số tỉnh, thành phố ghi nhận số mắc tay chân miệng tích lũy cao và gia tăng nhanh trong các tuần gần đây, chủ yếu tập trung ở khu vực miền Nam với 41.218 trường hợp (chiếm 77%).
Cha mẹ biết gì về bệnh chân tay miệng? Bệnh chân tay miệng đang vào mùa cao điểm, 6 trường hợp đã tử vong. Dịch đang diễn biến phức tạp nhưng liệu các phụ huynh có đủ kiến thức để phòng bệnh cho trẻ?
Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, Trần Đắc Phu cho hay tính đến đầu tháng 10, cả nước ghi nhận 61.821 trường hợp mắc tay chân miệng rải rác tại 63 tỉnh, thành phố, trong đó có 29.324 trường hợp nhập viện và 6 trường hợp tử vong tại 5 tỉnh, thành phố thuộc khu vực phía Nam.
So với năm 2017, số ca bị tay chân miệng cả nước giảm 18,9%, số trường hợp nhập viện giảm 14,9%. Tuy nhiên, một số tỉnh, thành phố ghi nhận số mắc tích lũy cao và gia tăng nhanh trong các tuần gần đây, chủ yếu trong miền Nam với 41.218 trường hợp (chiếm 77%). 6 trường hợp tử vong cũng được ghi nhận trong khu vực này. Tuy nhiên, theo TS Phu, điều này không có gì bất thường, bởi hiện tại, số ca mắc trong khu vực miền Nam cao hơn.
Còn theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP.HCM, lý do tình hình dịch bệnh tay chân miệng năm nay có sự gia tăng mạnh hơn ở khu vực TP.HCM nói chung, miền Nam nói riêng là chủng virus EV71 quay lại, trong khi trẻ chưa có miễn dịch với virus đó. Hiện tại, chủng virus này được ghi nhận nhiều nhất trong số ca mắc.
Đây là chủng virus có đặc tính lây lan nhanh, gây sốt cao, dẫn đến nhiều biến chứng nặng như thần kinh, tim mạch, phù phổi, sốc, suy tim và tử vong nhanh. EV71 cũng được biết đến như một loại virus có vai trò gây viêm não và các hội chứng não cấp, làm cho bệnh nặng hơn.
Theo bác sĩ Khanh, sự quay lại của virus đó có tính chu kỳ, khó dự đoán. Việc chúng ta cần làm bây giờ là kiểm soát chúng. Ngoài ra, với dân số cao hơn, lượng trẻ em cũng nhiều hơn nên số ca mắc nhiều hơn khu vực miền Bắc là điều dễ hiểu.
PGS.TS Phan Trọng Lân, Viện trưởng Viện Pasteur TP.HCM, cho biết so với cùng kỳ năm 2017, tại TP.HCM ghi nhận số ca độ 2b cao hơn và có cả ca mắc tay chân miệng độ 4.
Tại Bệnh viện Nhi Đồng 1, PGS.TS Phạm Văn Quang thông tin số lượng bệnh nhân mắc tay chân miệng đến khám thấp hơn 2017. Tuy nhiên, từ tuần 36, lượt khám tăng đột biến, gần tương đương với đỉnh dịch năm 2015, số ca nặng tăng nhanh. Tính đến tháng 9/2018, 814 ca nhập viện, tăng 182,5% so với cùng kỳ năm 2017. Qua 9 tháng đầu năm 2018, quận Tân Phú, Hóc Môn, Tân Bình và Bình Tân lần lượt là bốn quận/huyện có số nhập viện do bệnh tay chân miệng cao nhất.
Dịch tay chân miệng đang bùng phát mạnh ở TP.HCM. Ảnh: Liêu Lãm.
Trước sự gia tăng dịch bệnh này trong thời gian gần đây, Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế, vừa có công văn khẩn yêu cầu các đơn vị đảm bảo cung ứng thuốc phòng, điều trị bệnh tay chân miệng.
Cơ quan này yêu cầu Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cần khẩn trương chỉ đạo các cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu thuốc đóng trên địa bàn thực hiện nghiêm túc nội dung chỉ đạo về dự trữ, cung ứng thuốc.
Đồng thời, các địa phương cần kịp thời báo cáo về Bộ Y tế trong trường hợp có nguy cơ thiếu thuốc phục vụ công tác phòng và điều trị bệnh tay chân miệng trên địa bàn.
Bộ Y tế cũng yêu cầu các viện, bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế chủ động lập kế hoạch mua sắm thuốc, cập nhật số lượng và tình trạng các ca mắc tay chân miệng để kịp thời liên hệ các cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu thuốc để đảm bảo đủ thuốc cho công tác phòng và điều trị bệnh.
Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu thuốc phải chuẩn bị sẵn nguồn thuốc có chất lượng, giá cả hợp lý để ưu tiên cung ứng đầy đủ, kịp thời cho nhu cầu phòng chống dịch bệnh.
Cục Quản lý Dược sẽ xem xét giải quyết ngay các đơn hàng nhập khẩu thuốc của các cơ sở để đảm bảo đủ thuốc đáp ứng nhu cầu cấp bách phòng chống dịch bệnh theo quy định.
Theo Zing
Trắng đêm ở viện chăm con ốm Nửa đêm các phòng Bệnh viện Nhi Đồng 1 sáng trưng, 2-3 bệnh nhi chung một giường, chân tay cột cố định vào thanh giường để phòng tránh kích thích. Hơn một tháng nay, dãy hành lang trước phòng khám của Khoa Nhiễm - thần kinh, Bệnh viện Nhi Đồng 1 đông đúc phụ huynh đưa con em tới khám bệnh sởi và...