Xôi măng – món ăn lạ miệng ở vùng núi rừng Kon Tum ai cũng muốn thử
Món ăn được chế biến từ những vị rất quen thuộc như xôi, măng, cá… nhưng khi kết hợp với nhau lại mang đến một hương vị lạ, gây sự tò mò cho người thưởng thức.
Nhiều du khách đến với vùng núi rừng Kon Tum thường được người dân bản địa giới thiệu cho món xôi măng. Đây là món ăn vừa lạ vừa quen với du khách.
Quen bởi món ăn này gồm những nguyên liệu hết sức quen thuộc như xôi, măng, cá, hay đậu hũ…Lạ bởi sự kết hợp giữa những nguyên liệu này mang đến một hương vị lạ: cá, măng, đậu hũ được kho chung cùng với nhiều ớt bột, ăn kèm với xôi nếp dẻo thơm. Vì vậy, du khách đến đây đều muốn thưởng thức món ăn này.
Món xôi măng lạ miệng, hấp dẫn nhiều thực khách. Ảnh: Tri thức trẻ.
Để chế biến xôi măng, hai nguyên liệu không thể thiếu được đó là xôi và măng. Nghe thì đơn giản như vậy nhưng để chế biến món ăn này rất kỳ công.
Ở vùng núi rừng Kon Tum, măng nhiều vô kể. Măng rừng sau khi mang về sẽ được chế biến, luộc sơ qua cho bớt hăng và đắng, dư lại vị ngọt, sau đó người chế biến sẽ xắt từng lát nhỏ, vừa ăn. Măng được xào sơ qua cùng một chút gia vị cho đậm đà.
Gạo nếp để nấu xôi phải là loại hạt tròn, ngâm với bột nghệ để có màu vàng ươm đẹp mắt. Gạo sau khi ngâm nước qua đêm được thêm chút bột nghệ để tạo màu vàng đẹp mắt. Cá ăn kèm thường là cá nục, được kho đậm. Khi chế biến, đầu bếp cũng nấu bằng bếp củi nên món ăn phảng phất một chút hương vị của làng quê. Người Kon Tum hay ăn cay nên măng lúc nào cũng phải có vị chua cay vừa đủ. Có khi còn cho thêm cả ớt vào món xôi măng nữa.
Video đang HOT
Những đọt măng tươi sau khi lấy từ rừng về được luộc sơ qua cho bớt hăng trước khi chế biến. Ảnh: I.T
Nhiều người lần đầu tiên thưởng thức đều vô cùng ngạc nhiên vì thường xôi không ăn với măng. Nhưng đến khi đã thưởng thức món ăn này rồi, thì lại muốn ăn mãi không thôi.
Mỗi phần xôi măng khi mang ra cho khách được gói trong lá chuối, bao gồm xôi, măng le rừng tươi và cá, có nơi còn có thêm một miếng đậu hũ, tất cả kho chung cùng với nhiều ớt bột. Cái thức quà giản dị, mộc mạc nhìn đơn giản thế thôi nhưng lại khiến “vạn người mê”.
Theo Dân Việt
Kon Tum có 1 loại gỏi cuốn chung tới hơn 30 loại lá và là một đặc sản nức tiếng vùng Tây Nguyên
Nhiều người nghe đến gỏi lá ở Kon Tum thì nghĩ chắc là mấy loại rau sống cuốn chung với bún hay bánh tráng. Thế nhưng, nó lại là một loại gỏi riêng hoàn toàn và sử dụng tới hơn 30 loại rau lá để cuốn với tôm, thịt.
Có người nói rằng, lên Kon Tum mà chưa thưởng thức gỏi lá thì chưa nên về. Bởi món ăn này mang đậm chất núi rừng với một mâm đầy rau lá được xếp gọn trên bàn. Khi thưởng thức, từ việc chọn lá, lấy thức ăn kèm hay cuốn gỏi cũng phải dùng tay làm cẩn thận mới đúng kiểu.
Nguồn ảnh: @phuc.lh1990.
Sở dĩ gọi là gỏi lá vì món này nhìn vào chỉ thấy toàn lá và lá, ước tính mỗi mâm gỏi lá đúng chất ở Tây Nguyên sẽ có từ 30 - 70 loại lá khác nhau. Một số loại chỉ có ở vùng đất Tây Nguyên mới có như lá trâm, ngành ngạnh đỏ, mật gấu, lá bứa, từ đại bi... hay các loại lá dễ tìm hơn như chùm ruột, ngũ gia bì, lá sung, lá ổi, lá xoài, đinh lăng, càng cua, tía tô, lá mơ, lá cải...
Nguồn ảnh: @tungngv07, @thiennguyen1012.
Bên cạnh nhiều loại rau lá khác nhau, mâm gỏi lá còn đi kèm với chén nước chấm được làm từ gạo nếp cho lên men đem ủ với tôm khô, thịt ba chỉ rồi xay nhuyễn với mẻ, sa tế cùng các gia vị khác. Cùng với đó là đĩa thức ăn đi kèm gồm thịt ba chỉ luộc thái mỏng, tôm, bì lợn luộc đặt giữa mâm gỏi lá liền kề với đĩa muối hột, ớt xanh.
Nguồn ảnh: Phunuonline.
Cách thưởng thức gỏi lá cũng khá kỳ công chứ không hề đơn điệu. Trước tiên, người ta sẽ dùng một chiếc lá mơ cuốn thành cái phễu nhỏ rồi cho tiếp khoảng 5 - 7 loại lá khác nhau vào, đặt lên một lát thịt luộc, bì lợn, tôm rồi chan nước chấm lên, thêm chút ớt xanh hoặc tiêu xanh. Sau đó mới đưa vào miệng thưởng thức ngay trong một lần. Kế đến những lần tiếp thì sẽ ăn các loại lá khác trong mâm. Tuy nhiên, người ta sẽ không cuốn nhiều loại lá ăn cùng một lúc mà chỉ cuốn khoảng dưới 10 lá/lần cho vừa miệng và dễ cầm hơn.
Nguồn ảnh: Internet.
Gỏi lá nổi bật với hương vị đặc trưng của các loại lá hòa quyện cùng vị nước chấm chua chua, chát chát, cay cay, nồng nồng rất lạ miệng. Do đó, nhiều người cứ ngồi cuốn gỏi ăn nữa ăn mãi không thôi.
Cũng chính nhờ vào sự đa dạng của các loại lá, khi ăn tạo sự mát mẻ, đưa đẩy nơi cổ họng nên món ăn này tuy dân dã mà đã trở thành một đặc sản nức tiếng ở núi rừng Tây Nguyên chứ không phải chỉ mỗi ở thành phố Kon Tum. Thế nên, nếu có dịp lên đây thì bạn hãy nhớ thử ăn món gỏi cuốn với hơn 30 loại lá khác nhau này một lần cho biết nhé!
Theo Trí Thức Trẻ
Quán xôi vỉa hè doanh thu gần 300 triệu tháng ở Đà Nẵng Hơn 30 năm gắn bó với nồi xôi nghi ngút khói nếp, thơm phức giữa lòng thành phố Đà Nẵng, quán xôi Bà Bé không chỉ mang lại kế sinh nhai, làm giàu cho chính chủ nhân mà còn là thứ quà sáng dân dã với doanh thu gần 300 triệu đồng/tháng. Độ "hot" của quán xôi Bà Bé Đà Nẵng tờ mờ...