Xoay trở trong “mùa” dịch Covid-19: Tìm cơ hội trên thị trường online
Hầu hết doanh nghiệp tận dụng kênh bán hàng online và xem đó là cứu cánh để mở rộng đầu ra cho hàng hóa trong điều kiện mới
Thống kê 6 tháng đầu năm, một số doanh nghiệp (DN) sản xuất thực phẩm, hàng tiêu dùng tại TP HCM ghi nhận doanh thu tăng khá so với cùng kỳ năm 2019.
Mua sắm online tăng mạnh
Trong đó, kênh bán hàng trực tuyến tăng trưởng vượt bậc dù các DN chỉ mới thật sự tham gia thị trường online từ cuối năm 2019 hoặc đầu năm 2020.
Bà Lê Thị Thanh Lâm, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Sài Gòn Food, cho biết khi dịch Covid-19 bùng phát lần 1, người tiêu dùng hoang mang và có tâm lý tích trữ nên doanh số bán hàng qua online đã tăng trưởng tốt. Ở lần tái bùng phát hiện nay, người tiêu dùng đã có kinh nghiệm và tâm lý vững vàng hơn. “Mặc dù vậy, doanh số bán hàng qua online vẫn tăng trưởng do người dùng đã quen thuộc việc mua hàng online tại website của Sài Gòn Food và các trang thương mại điện tử (TMĐT) mà Sài Gòn Food phối hợp bán hàng” – bà Lâm nêu và cho biết thêm với kênh bán hàng trực tuyến, công ty luôn đưa ra các chương trình mua hàng hấp dẫn, phù hợp với nhu cầu khách hàng.
Tỉ lệ khách hàng mua sắm qua kênh thương mại điện tử tăng nhanh từ đầu năm đến nay
Đại diện sàn TMĐT Tiki cho biết kể từ khi xuất hiện thông tin các ca nhiễm Covid-19 mới tại TP Đà Nẵng, Tiki ghi nhận sự tăng nhanh về nhu cầu đối với các sản phẩm y tế, chăm sóc sức khỏe, đặc biệt là lượng đặt hàng khẩu trang tăng 12 lần, nước rửa tay tăng 2 lần so với trước đó. Các mặt hàng khác ở nhiều nhóm ngành cũng tăng trưởng khá. Trong đó, được tìm kiếm nhiều nhất là các loại máy lọc không khí; thiết bị hỗ trợ nấu nướng; các loại sách giáo khoa – giáo trình, kiến thức tổng hợp, lịch sử, học ngoại ngữ; các sản phẩm thức uống đóng chai và đóng hộp; các sản phẩm giặt và tẩy rửa; thẻ điện thoại; bảo hiểm ung thư… Ông Trần Tuấn Anh, Giám đốc điều hành Shopee, thông tin trước tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp tại Việt Nam, Shopee ghi nhận nhu cầu tìm kiếm thông tin của người tiêu dùng đối với một số sản phẩm đã tăng. Shopee cũng đã chủ động làm việc với các thương hiệu, nhà bán hàng nhằm mở rộng nguồn cung, đa dạng hóa sản phẩm nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu mua sắm của khách hàng.
Doanh nghiệp bán lẻ nỗ lực nhập cuộc
Những diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 đã làm thay đổi thói quen, hành vi tiêu dùng buộc các DN phải đẩy nhanh lộ trình đầu tư, vận hành mảng thương mại trực tuyến. Điển hình là hệ thống siêu thị bán sỉ MM Mega Market phải đưa vào vận hành website bán hàng sớm hơn kế hoạch và tích cực quảng bá. Kết quả là từ khi dịch bùng phát trở lại thì tỉ lệ khách đặt hàng trên website tăng đáng kể. “Website đang trong quá trình cập nhật nên chưa đầy đủ các mặt hàng, trước mắt, công ty đưa lên đó những mặt hàng đang bán chạy nhất của hệ thống. Các mặt hàng còn lại sẽ lần lượt được giới thiệu với khách hàng trực tuyến trong thời gian tới” – đại diện MM Mega Market Việt Nam cho hay.
Ông Nguyễn Châu Huy, Giám đốc Công ty TNHH Truyền thông Saigon Co.op (Saigon Co.op Media) – sở hữu kênh bán hàng trên truyền hình HTV Home Shopping, cho hay trước thực trạng người tiêu dùng giảm chi tiêu cho mảng sản phẩm không thiết yếu, công ty đang có định hướng tập trung tiếp thị các mặt hàng nhu yếu phẩm. Cùng với đó là đẩy mạnh quảng cáo, bán hàng qua website và fanpage. “Từ đầu năm nay, chúng tôi đã tham gia bán hàng trên một số trang TMĐT như Sendo, Tiki; sắp tới sẽ triển khai thêm trên một số trang khác” – ông Huy tiết lộ.
Website speedl.vn của Lotte Mart Việt Nam bắt đầu tăng trưởng từ tháng 11-2018 sau 1 năm xây dựng nhưng phải đến thời điểm bùng dịch lần 1 (tháng 3 ở TP HCM, Hà Nội) và lần 2 (tháng 7 ở Đà Nẵng) mới có được sự tăng trưởng đột biến. Đại diện Lotte Mart Việt Nam cho hay xu hướng khách hàng tăng mua sắm qua mạng để hạn chế tiếp xúc trực tiếp nên rất nhiều nhóm sản phẩm tiêu thụ mạnh, bao gồm cả hàng tươi sống, sữa, mì, bánh kẹo lẫn giấy vệ sinh, giặt tẩy… Công ty phải tăng gấp đôi nhân sự cho mảng online nhưng có thời điểm vẫn không đáp ứng kịp nhu cầu khách.
Theo Lotte Mart, trước đây việc bán hàng tươi sống qua mạng gặp một số trở ngại do yêu cầu đóng gói, bảo quản, vận chuyển nhưng đến nay, vấn đề này đã được khắc phục, tỉ lệ khách hàng mua thực phẩm tươi sống online ngày càng tăng. Lotte Mart cho biết đã nhận được phản hồi tích cực của khách hàng về đóng gói sản phẩm, đặc biệt là chất lượng hàng tươi sống. Nhà bán lẻ này đang hướng tới đa dạng hóa và đẩy mạnh chất lượng hàng tươi sống trên kênh online, tiếp tục xây dựng và đào tạo đội ngũ vận hành và chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp, mở rộng liên kết với các đối tác giao hàng bên ngoài để hạn chế thấp nhất việc giao hàng trễ.
Cạnh tranh gay gắt
Theo các DN, chi phí giữa bán hàng trên sàn TMĐT và bán ở kênh bán hàng hiện đại (siêu thị, cửa hàng) không chênh lệch nhiều và cạnh tranh trên TMĐT khốc liệt không thua gì ở thị trường truyền thống. Chi phí cho marketing ở kênh bán hàng đang nổi này cũng không hề thấp. Hiện đang có cuộc chiến về giá trên “chợ mạng” mà lợi thế thuộc về bên nào có giá tốt nhất. “Chúng tôi đang cố gắng để có giá cạnh tranh hơn. Bên cạnh đó là đẩy mạnh quảng cáo để tăng tần suất hiện diện trên trang chủ của website bán hàng, có như vậy mới đẩy doanh số online lên nhanh” – ông Nguyễn Châu Huy nói.
Video đang HOT
Các sàn TMĐT cũng thừa nhận sự cạnh tranh gay gắt của các nhà bán hàng trên sàn để có vị trí đẹp và tiếp cận được nhiều khách hàng hơn. Bản thân các sàn cũng không ngừng tung ra các gói quảng cáo để nhà bán hàng lựa chọn nhằm tăng tương tác với khách hàng. Sau một thời gian tăng tương tác qua các công cụ, được khách hàng tìm kiếm nhiều, gian hàng sẽ được hiển thị miễn phí trên trang bán hàng.
Chẳng hạn, Tiki có dịch vụ quảng cáo TikiAds giúp các thương hiệu và nhà bán hàng có thể tiếp cận khách hàng tiềm năng với hiệu quả cao nhất về mặt doanh thu. “Khi tham gia TikiAds, sản phẩm của các thương hiệu và nhà bán hàng sẽ có cơ hội hiển thị lên các vị trí hot ở trang chủ, trang tìm kiếm, trang ngành hàng và chi tiết sản phẩm ở mọi nền tảng của Tiki, bao gồm website, mobile web và mobile app” – đại diện Tiki thông tin.
Không tiết lộ chi phí mua các gói quảng cáo nhưng đại diện một sàn TMĐT khác cho biết sàn thường xuyên triển khai các gói quảng cáo dành cho nhà bán hàng tiếp cận khách hàng tiềm năng trong các dịp flashsale (giảm giá lớn). Chi phí cụ thể người dùng phải chi trả phụ thuộc vào từng thời điểm, chiến dịch. Ngoài ra, sàn này cũng ưu tiên “cạnh tranh tự nhiên” bằng việc hiển thị trên trang chủ danh sách các gian hàng mà người dùng tìm kiếm gần nhất hoặc thường tìm kiếm nhất.
Mùa dịch Covid-19, chỉ ngồi nhà cũng có cả tá dịch vụ tiện lợi phục vụ từ A-Z
Những dịch vụ này đều có mức giá phải chăng, lại tiết kiệm thời gian và công sức đáng kể.
Hiện nay, với hàng tá các dịch vụ tiện lợi, bạn không cần phải mất công đi đến tận các địa điểm bán đồ ăn vặt xa xôi mà có thể gọi đồ ăn ngay tại nhà.
Với dịch vụ ship đồ ăn vặt tại nhà, bạn có thể thoải mái đặt mua những món ăn mà mình yêu thích bất cứ lúc nào và ở đâu. Nhiều ứng dụng còn có chương trình khuyến mãi, miễn phí giao hàng nên mức giá đôi khi còn rẻ hơn mua tận nơi.
Dọn nhà theo giờ là một dịch vụ khá phổ biến hiện nay. Trong cuộc sống bận rộn, dịch vụ này không khác nào một trợ thủ đắc lực giúp bạn tiết kiệm thời gian và công sức.
Thông thường, thời gian vệ sinh nhà cửa khá ngắn nên gia đình bạn vẫn sẽ đảm bảo được sự riêng tư vốn có.
Theo tìm hiểu, giá dọn dẹp trọn gói một căn chung cư diện tích 100m2 là khoảng 1,6 triệu đồng. Thông thường để hoàn thành khối lượng công việc này trong ngày sẽ cần tới 3 hoặc 4 nhân viên dọn dẹp.
Đối với những ngày thường, dịch vụ dọn nhà theo giờ có giá là 60.000 đồng/giờ. Giá sẽ tăng lên từ 70.000 - 90.000 đồng/giờ đối với những ngày lễ Tết.
Giá dịch vụ dọn nhà theo diện tích phổ biến từ 15.000 - 17.000 đồng/m2. Trong ngày Tết thì mức giá sẽ cao hơn.
Dịch vụ vệ sinh cửa kính có giá từ 13.000-15.000đồng/m2. Dịch vụ lau chùi sàn nhà có giá 5.000-10.000 đồng/m2; đánh bóng sàn nhà 15.000-25.000 đồng/m2; giặt màn cửa từ 100.000-140.000 đồng/bộ; giặt ghế đệm 180.000-300.000 đồng /bộ salon; làm sạch thiết bị nhà vệ sinh có giá dao động từ 150.000-200.000 đồng/phòng...
Dịch Covid-19 diễn biến ngày càng phức tạp, người dân hạn chế ra đường nên các dịch vụ đi chợ hộ bắt đầu nở rộ.
Chi phí cho một lần đi chợ theo yêu cầu và giao hàng tận nhà lên tới gần 100.000 đồng. Tuy nhiên, dịch vụ này vẫn hút khách vì sự tiện lợi.
Khách sử dụng dịch vụ này trong ngày mưa bão, ngập lụt phải chấp nhận giá cả hàng hóa đắt đỏ hơn so với bình thường từ 20-25%. Nếu mua thêm đồ khô tại các cửa hàng tạp hóa hay siêu thị, khách phải trả thêm từ 20.000 đồng đến 30.000 đồng một lượt nhưng được đặt hàng bao nhiêu tùy thích, không hạn chế cân nặng.
Ngoài cách gọi điện đặt hàng cho những người giao hàng lẻ, thuê đi chợ hộ, nhiều người còn mua hàng online tại trang web mua sắm của các siêu thị. Phí giao hàng của các trang web này không cao, song hàng hóa kém phong phú và thời gian chờ đợi lâu hơn nhiều.
So với việc phải đi ra cửa hàng cắt tóc, đôi khi còn phải xếp hàng chờ đến lượt thì dịch vụ cắt tóc tại nhà hiển nhiên tiết kiệm thời gian hơn rất nhiều.
Hầu hết các cửa hàng cắt tóc hiện nay đều cung cấp dịch vụ này với mức giá không chênh lệch là mấy so với cắt ngoài hàng, dao động từ vài chục cho tới hơn trăm nghìn đồng/người.
Nếu quãng đường di chuyển tới nhà khách hàng quá xa, thợ cắt tóc có thể sẽ thu thêm phí (mức phí tính theo km). Trong mùa dịch, để đảm bảo an toàn cho khách hàng, thợ cắt tóc sẽ khử khuẩn các dụng cụ cắt tỉa, đồng thời đeo khẩu trang và găng tay khi cắt tóc.
Thay vì phải mất 2 lần di chuyển tới tiệm giặt ủi để gửi và nhận đồ, giờ đây đã có sẵn dịch vụ giặt ủi giao nhận tận nhà.
Mức phí vận chuyển sẽ tính theo từng đơn hàng hoặc theo từng lần nhận/trả, ngoài ra còn dựa trên những yếu tố khác như giá trị hóa đơn và quãng đường di chuyển, trung bình dao động từ 20 - 40 nghìn đồng/lần. Một số dịch vụ còn sẵn sàng vận chuyển miễn phí đối với hóa đơn có giá trị nhất định.
Trong những năm gần đây, các dịch vụ y tế tại nhà đã dần trở nên phổ biến hơn trên thị trường. Thay vì phải tới bệnh viện chen chúc với nguy cơ lây nhiễm bệnh cao, dịch vụ y tế tại nhà chắc chắn sẽ là lựa chọn tiện lợi và an toàn hơn.
Dịch vụ y tế tại nhà được chia làm nhiều loại, bao gồm khám bệnh, xét nghiệm, truyền dịch,tiêm thuốc cùng 1 số dịch vụ khác như thay băng, cắt chỉ, hút đàm nhớt, vật lý trị liệu... Bạn có thể đặt lịch khám qua hotline, app điện thoại hoặc trực tiếp đặt lịch trên website của các bệnh viện, phòng khám.
Để cải thiện tình trạng đau nhức ở lưng, vai và gáy cũng như nạp lại năng lượng để làm việc hiệu quả hơn, bạn có thể tìm đến các dịch vụ xoa bóp, ấn huyệt tại nhà.
Một lượt xoa bóp, bấm huyệt tại nhà thường kéo dài từ 45 - 60 phút. Mức giá dao động từ 200.000 cho tới hơn 500.000 đồng/lượt. Khách hàng cũng có thể mua theo gói để nhận được mức giá ưu đãi hơn.
Mách chị em cách chi tiêu ít mà vẫn đảm bảo cuộc sống gia đình tươm tất để vượt qua mùa dịch Đại dịch Covid-19 không chỉ đe dọa tới sức khỏe mà còn làm suy giảm kinh tế của hàng triệu gia đình Việt, "thắt lưng buộc bụng" trong chi tiêu để sẵn sàng ứng phó cho cả chặng đường dài chờ đợi sự bình ổn khiến không ít người đau đầu. Rất nhiều chị em phụ nữ đã thay đổi thói quen chi...