Xét xử giai đoạn 2 “đại án” Vạn Thịnh Phát: Ẩn số danh sách chi hàng ngàn tỷ đồng cho cá nhân
Sáng 25/9, phiên tòa xét xử “đại án” Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2 tiếp tục diễn ra. HĐXX tiến hành xét hỏi các bị cáo để làm rõ hành vi “ Rửa tiền”.
Nhóm bị cáo bị truy tố về tội “Rửa tiền” gồm: Trương Mỹ Lan, Chu Lập Cơ, Trương Khánh Hoàng, Trần Thị Mỹ Dung, Nguyễn Phương Anh, Trịnh Quan Công, Bùi Văn Dũng, Trần Thị Hoàng Uyên, Trần Xuân Phượng.
Theo cáo trạng, trong thời gian từ ngày 1/1/2018 đến ngày 7/10/2022, bị cáo Trương Mỹ Lan và đồng phạm đã chiếm đoạt số tiền hơn 445.748 tỷ đồng có được từ hành vi phạm tội tham ô tài sản và lừa đảo chiếm đoạt tài sản hơn 30.000 tỷ đồng thông qua phát hành trái phiếu.
Bị cáo Trương Mỹ Lan đã chỉ đạo các bị cáo: Nguyễn Phương Hồng, Trương Khánh Hoàng, Trần Thị Mỹ Dung phối hợp với Nguyễn Ngọc Dương, Nguyễn Phương Anh, Trịnh Quang Công lên phương án thực hiện việc rút, chuyển tiền ra khỏi hệ thống Ngân hàng SCB nhằm che giấu nguồn gốc tiền, hợp pháp hóa toàn bộ số tiền do phạm tội tham ô mà có để sử dụng cho các mục đích theo chỉ đạo của bị cáo Trương Mỹ Lan.
Bị cáo Trương Mỹ Lan tại tòa ngày 25/9.
Việc rút tiền mặt chủ yếu được thực hiện ở Ngân hàng SCB Chi nhánh Sài Gòn theo quy trình: Bị cáo Trương Mỹ Lan chỉ đạo thông qua Nguyễn Phương Hồng, sau đó Nguyễn Phương Hồng phối hợp với Trương Khánh Hoàng, Trần Thị Mỹ Dung yêu cầu Nguyễn Phương Anh lập danh sách các pháp nhân, cá nhân nhận tiền, rút tiền và đồng thời chỉ đạo Thái Thị Thanh Thảo, Giám đốc Phòng dịch vụ khách Wholesale, Ngân hàng SCB Chi nhánh Sài Gòn phối hợp với Nguyễn Phưong Anh triển khai thực hiện.
Nguyễn Phưong Anh đã chỉ đạo các nhân viên kế toán được giao quản lý các “công ty ma” trong nhóm lập các chứng từ và chuyển cho Thái Thị Thanh Thảo thông tin về các pháp nhân nhận tiền, cá nhân rút tiền để lập các chứng từ hoàn tất thủ tục rút tiền mặt, sau đó hẹn các cá nhân được thuê đến Ngân hàng SCB ký chứng từ rút tiền. Sau khi hoàn tất các thủ tục rút tiền, Thái Thị Thanh Thảo thông báo cho Trần Thị Thúy Ái, Kiểm soát viên ngân quỹ Ngân hàng SCB Chi nhánh Sài Gòn để xuất tiền mặt khỏi quỹ giao cho Bùi Văn Dũng (lái xe của Trương Mỹ Lan) tại Hầm B1, trụ sở Ngân hàng SCB Chi nhánh Sài Gòn để Dũng vận chuyển tiền về Tòa nhà Sherwood tại số 127 Pateur, Quận 3, TP Hồ Chí Minh giao cho Trần Thị Hoàng Uyên (thư ký của Trương Mỹ Lan). Uyên tiếp tục giao cho các cá nhân theo chỉ đạo của bị cáo Trương Mỹ Lan hoặc Dũng vận chuyển tiền về Tập đoàn Vạn Thịnh Phát giao cho Trần Xuân Phượng (trợ lý cho Ngô Thanh Nhã, em dâu Trương Mỹ Lan); một số trường hợp Dũng trực tiếp chuyển tiền cho các cá nhân theo chỉ đạo của Trương Mỹ Lan.
Video đang HOT
Theo cáo trạng, từ 26/02/2019 đến ngày 12/9/2022, Bùi Văn Dũng đã nhận vận chuyển tổng số tiền 108.000 tỷ đồng và hơn 14.000 USD, trong đó có 6.300 tỷ đồng là tiền có nguồn gốc do Trương Mỹ Lan phạm tội mà có. Mỗi khi được giao đi nhận tiền, bị cáo Dũng sẽ chất lên xe ô tô rồi chở đi giao cho các cá nhân theo chỉ đạo của bị cáo Trương Mỹ Lan. Chuyển cho ai, bị cáo Dũng đều ghi trong sổ đầy đủ. Hôm nào giao không hết tiền thì bị cáo Dũng chở tiền về giao lại cho Trương Mỹ Lan. Mỗi chuyến giao tiền, bị cáo Dũng được trả thù lao từ 500 – 1 triệu đồng, ngoài ra không được hưởng khoản nào khác.
Trả lời HĐXX về cá nhân nhận tiền, bị cáo Bùi Văn Dũng cho biết không nhớ hết được. Tuy nhiên, bị cáo Dũng khẳng định có ghi chi tiết rõ ràng trong cuốn sổ tay.
Hành vi của Bùi Văn Dũng đã giúp cho bị cáo Trương Mỹ Lan che giấu, hợp thức sử dụng số tiền 6.300 tỷ đồng chiếm đoạt được thông qua hành vi phạm tội “Tham ô tài sản” và tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Bị cáo Dũng phân trần, mình chỉ là lái xe, không hề biết số tiền đã vận chuyển và đưa cho các cá nhân là tiền tham ô.
Cùng tham gia, giúp sức cho bị cáo Trương Mỹ Lan che giấu dòng tiền chiếm đoạt từ Ngân hàng SCB, bị cáo Trương Khánh Hoàng, nguyên Quyền Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Sài Gòn nói bản thân lúc đó chỉ nghĩ làm việc hết sức mình để vực dậy Ngân hàng SCB đang gặp khó khăn và không nghĩ được việc làm của mình lại tiếp tay cho bị cáo Trương Mỹ Lan chiếm đoạt số tiền rất lớn.
Trả lời HĐXX, bị cáo Trương Khánh Hoàng cho biết, trong số 104.000 tỷ bị cáo Hoàng ký giải ngân vốn vay, có 1.669 tỷ chuyển cho cá nhân, hơn 800 tỷ chi cho đầu tư dự án, 12.000 tỷ chi cho mục đích khác. HĐXX xét xử hỏi bị cáo Trương Khánh Hoàng về khoản chi cá nhân nào thì bị cáo Hoàng nói không nhớ, vì chuyển nhiều lần, cho nhiều cá nhân khác nhau.
Ngân hàng SCB đề nghị triệt để thu hồi tài sản khắc phục hậu quả
Chiều 14/3, HĐXX TAND TP Hồ Chí Minh tiếp tục xét xử "đại án" Vạn Thịnh Phát với phần hỏi bị hại và các tổ chức, cá nhân có quyền lợi nghĩa vụ liên quan.
Bị hại trong vụ án này là Ngân hàng SCB.
Tại tòa, đại diện Ngân hàng SCB, không đồng ý với khoản tiền thiệt hại theo cáo trạng và đề nghị HĐXX xác định thiệt hại tính đến ngày 17/10/2022 (ngày khởi tố vụ án) là 677.286 tỷ đồng. Số liệu tạm tính đến ngày 5/3, ngày xét xử vụ án là 760.279 tỷ đồng, trong đó gốc là 482.449 tỷ đồng, lãi/phí là 277.830 tỷ đồng. Đồng thời, yêu cầu bổ sung khoản tiền lãi/phí phát sinh tính từ ngày 18/10/2022 cho đến khi khắc phục được toàn bộ thiệt hại cho Ngân hàng SCB.
Theo đại diện Ngân hàng SCB, số tiền trên CQĐT chỉ mới tính tiền nợ lãi/phí phát sinh tạm tính đến ngày 17/10/2022. Ngân hàng SCB kính đề nghị HĐXX tính thêm số tiền lãi/phí phát sinh tạm tính kể từ ngày 18/10/2022 cho đến ngày 5/3 là 84.515 tỷ đồng.
Bị cáo Trương Mỹ Lan tại tòa chiều 14/3.
Ngoài ra, đại diện SCB còn đề nghị các tài sản bị kê biên, vật chứng trong vụ án, có nguồn gốc đang nằm ở SCB đề nghị giao SCB toàn quyền xử lý. Tiếp tục truy tìm các tài sản của bà Trương Mỹ Lan, Tập đoàn Vạn Thịnh Phát chưa bị kê biên để đảm bảo nghĩa vụ thi hành án của các bị cáo cho SCB.
Với 1.166 mã tài sản của bị cáo Trương Mỹ Lan dùng đảm bảo cho các khoản vay của "hệ sinh thái" Vạn Thịnh Phát, đại diện SCB đề nghị được quyền khai thác, sử dụng, quản lý. Trong trường hợp phát hiện tài sản từ sai phạm của bà Trương Mỹ Lan và các bị cáo không phân biệt tài sản đó có đủ điều kiện, pháp lý đảm bảo hay không.
Yêu cầu làm rõ trách nhiệm của các công ty thẩm định giá liên quan và các bị cáo thuộc nhóm công ty thẩm định giá nâng khống giá trị tài sản, gây thiệt hại cho SCB...
Ông Chu Lập Cơ và các bị cáo tại tòa.
Ngoài ra, đại diện SCB cho rằng thiệt hại vụ án mà các bị cáo gây ra là đặc biệt lớn, khiến SCB mất khả năng chi trả tiền gửi của người dân và được Ngân hàng Nhà nước kiểm soát đặc biệt, do đó đề nghị HĐXX xem xét những kiến nghị trên của SCB để không chỉ khắc phục hậu quả mà còn chi trả tiền gửi cho người dân.
Còn đại diện Ngân hàng Nhà nước tại tòa đã đề nghị HĐXX xem xét giảm nhẹ trách nhiệm cho nhóm bị cáo từng công tác ở Cơ quan thanh tra giám sát và Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP Hồ Chí Minh do các bị cáo này đã nhận thức được sai lầm của mình và tích cực hợp tác với cơ quan điều tra trong quá trình giải quyết vụ án.
Tại tòa, vợ bị cáo Nguyễn Cao Trí (Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty Capella) cũng cam kết gia đình sẽ sắp xếp, nộp 264 tỷ đồng tiền mặt trong thời gian xét xử vụ án này để khắc phục cho bị cáo Trương Mỹ Lan, để chồng có thể hưởng chính sách khoan hồng đặc biệt của pháp luật. Ông Nguyễn Cao Trí là bị cáo duy nhất trong vụ án, không phải là đồng phạm của bị cáo Trương Mỹ Lan. Ông Trí bị truy tố về hành vi chiếm đoạt tiền của bà Trương Mỹ Lan 1.000 tỷ đồng, sau khi bà Lan bị bắt.
Đáng chú ý, trong nhiều bị hại có cho vay lên đến 200 tỷ đồng, lãi là 35 tỷ đồng, nhưng đến nay chưa nhận được đồng nào. Nữ bị hại này đề nghị HĐXX xem xét giải quyết trả lại cả gốc và lãi là 235 tỷ đồng. Trước tòa bà Trương Mỹ Lan đã xác nhận điều này.
Ngày mai, phiên tòa tiếp tục hỏi những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan.
Tuần thứ 2 xét xử "đại án" Vạn Thịnh Phát: Tiếp tục xét hỏi Trương Mỹ Lan và các bị cáo còn lại Sau 4 ngày làm việc, HĐXX đã xét hỏi công khai hành vi phạm tội của từng bị cáo. Theo thông báo nhanh từ phiên tòa, các bị cáo thuộc công ty thẩm định; Ban Kiểm Soát ngân hàng SCB; tổ Thanh tra giám sát Ngân hàng Nhà nước... Trong phiên xét hỏi ngày 8/3 đều thừa nhận hành vi phạm tội, xin...