Xét tuyển bằng học bạ, từ bất cập tới bất công
Xét tuyển bằng học bạ là một phương thức tiến bộ, nhưng nó sẽ là tai họa nếu chất lượng giáo dục phổ thông không được đánh giá chính xác và không đảm bảo được sự công bằng trên cả nước.
Xét tuyển học bạ – Ảnh caodangkinhte.vn
Tôi dạy trường chuyên, và chỉ dạy chủ yếu lớp chuyên văn. Những ai đã quen với môi trường trường THPT chuyên thì đều biết cái điều đáng buồn mà không muốn nói ra này: “không đậu được vào lớp nào khác thì vào chuyên văn”, tất nhiên không phải là tất cả. Nhưng tại sao văn chương ngày càng “rẻ rúng” mà học sinh vẫn đua nhau vào?
Vào chuyên văn nhưng không phải để học văn, mà chỉ để có cơ hội theo đuổi các khối khác, có những năm một lớp chuyên văn chỉ còn vài em thi khối C (Văn Sử Địa), còn đâu là đổ vào học khối D, và các khối khác. Như chúng ta đã biết, học sinh học các môn khoa học xã hội ở ta có tư duy logic khá yếu, tôi thấy các em không những khó mà đậu đại học bằng các môn tự nhiên, mà ngay cả đối với chính các môn xã hội cũng vậy. Nỗi lo lắng mỗi lúc một tăng cao khi chứng kiến các em liên tục chuyển khối luyện thi: hết chạy qua khối A lại chuyển qua khối D, rồi đuối quá lại vòng về khối C; cứ xà quần như thế mãi.
Có những em học sinh làm tôi bất an thật sự vì học lực của các em rất tệ. Thế rồi, đùng một cái, một hôm học trò đến tươi cười “thầy ơi, em đậu rồi”, tôi ngơ ngác “đậu cái gì, em?”, “đậu đại học ạ, em đậu KHXH và NV thành phố rồi”. “Chưa thi mà đậu cái gì chớ, em đùa hử?”. “Em xét học bạ thầy ạ, đậu bằng phương thức xét học bạ đó”. Tôi hiểu ra. Vừa mừng vừa lo, tâm trạng rất khó tả…
Tại sao một em học sinh học không tốt lại có thể trúng tuyển một cách dễ dàng như thế bằng học bạ? Vì học bạ của em rất “đẹp”. Còn tại sao nó đẹp ư, lại có rất nhiều lý do. Có những năm, nguyên một lớp chuyên văn đều là học sinh các đội tuyển học sinh giỏi: đội Văn, đội Sử, đội Địa, đội GDCD, đội Kỹ thuật, đội Quốc phòng, đội Thể dục… Mà theo luật bất thành văn thì cứ là học sinh trong đội tuyển thì giáo viên phải có nghĩa vụ và trách nhiệm “ưu tiên” điểm để những em ấy phấn đấu và tập trung vào môn thi đội tuyển. Đậu học sinh giỏi tỉnh trở lên thì phải tổng kết xuất sắc (từ 9.0 trở lên), nếu không đậu nhưng chỉ cần là học sinh trong đội tuyển thôi miễn là không có sự cố hay vấn đề gì quá đặc biệt thì cũng nghiễm nhiên tổng kết giỏi.
Tỷ lệ học sinh xếp học lực loại giỏi trở lên trong một trường chuyên thì gần như áp đảo, chỉ còn một số lượng rất nhỏ những trường hợp quá cá biệt mới phải xếp loại khá. Mà chúng ta đã biết rồi, ngay cả học sinh ở các lớp chuyên tự nhiên thì cũng không thể học đều, học “toàn diện” được để mà có một bảng điểm môn nào cũng 8, 9, 10. Nhưng thực tế thì lại đang như vậy.
Video đang HOT
Ở những học sinh giỏi thật sự thì các em sẽ ít lựa chọn xét tuyển bằng học bạ vì phương thức này thường bất lợi nếu muốn vào được các trường “top đầu”, nhưng nó sẽ là “bảo bối” cứu vớt cho những học sinh không thật sự có năng lực.
Như chúng ta đã biết, điểm học bạ chứa đựng rất nhiều bất cập: mỗi địa phương, thậm chí mỗi trường, mỗi lớp sẽ có sự chặt lỏng khác nhau, vì nó phụ thuộc rất nhiều vào tâm lý của lãnh đạo và sự cảm tính của giáo viên.
Bệnh thành tích sẽ chi phối rất lớn đến cách đánh giá học sinh trong mỗi ngôi trường, chính vì vậy, điểm học bạ cũng do đó mà phản ánh không chính xác năng lực của học trò. Thậm chí, với phương thức xét tuyển học bạ, môi trường giáo dục ở không ít nơi đang bị làm cho méo mó đi bởi những chuyện “đi đêm”, trao đổi, rồi những chuyện tiêu cực quà cáp, mua điểm v.v.
Thiệt thòi thuộc về ai? Ở đây, chưa hẳn các trường đại học sẽ thiệt thòi, vì chuyện được mất còn phải tính tới mục đích của trường ấy. Nếu một trường lấy chất lượng đào tạo làm tôn chỉ thì sẽ thiệt, còn một khi họ theo đuổi tài chính thì mọi chuyện sẽ khác – không những không thiệt mà chính phương thức xét học bạ này sẽ cứu họ khi mà những học sinh không thể “xanh chiến” bằng một kỳ thi lại có thể dễ dàng vào đại học, nó có lợi cho cả hai (trường đại học ấy và học sinh).
Xét tuyển bằng học bạ là một cách làm khá phổ biến trên thế giới chứ không phải là “đặc sản Việt Nam”, tuy nhiên những điều kiện và sự đảm bảo cho tính minh bạch cũng như chất lượng thật sự và công tâm công bằng phải giữ vững mà không có sự chi phối của những yếu tố phi giáo dục. Có lẽ những điều kiện như thế ở môi trường giáo dục phổ thông của ta là chưa đồng đều, chưa chặt chẽ và chưa đủ minh bạch.
Ở đây chúng tôi mới chỉ đề cập đến một phương thức xét tuyển là dùng học bạ, trên thực tế các trường đại học còn dùng nhiều phương thức khác nữa. Và những phương thức ấy cũng cần được mổ xẻ, phân tích một cách rốt ráo, thấu đáo để đảm bảo lợi ích của cả người học lẫn xã hội.
Với một tình trạng như thế, xét tuyển bằng học bạ sẽ gây nên bất công đối với những thí sinh có năng lực thật sự nhưng không “giỏi toàn diện” cùng lúc cả mười mấy môn học, và nhất là sẽ gây nên tổn hại cuối cùng cho xã hội. Xã hội phải gánh chịu tất cả những sự bất cập này.
Một kỳ thi mà trước khi diễn ra đã có một tỷ lệ không nhỏ thí sinh đã đậu rồi thì điểm chuẩn tất yếu bị đẩy lên cao. Các trường đại học được hưởng lợi từ phương án này khi mà vừa có thể né được điểm sàn của Bộ Giáo dục và Đào tạo lại vừa có được sinh viên để đảm bảo nguồn thu, trong khi đó những bất công sẽ dồn lên vai những em học sinh chỉ dùng điểm thi để xét tuyển.
Đặt ra vấn đề này chúng tôi hoàn toàn không có ý muốn gạt bỏ phương thức xét tuyển bằng học bạ ra ngoài mà chỉ đề nghị Bộ chủ quản có những phương án và phương pháp quản lý chất lượng giáo dục phổ thông sao cho tốt hơn, nhằm đảm bảo được sự trung thực và công bằng trên cả nước để tránh được những hệ lụy mà dù có muốn lơ đi chúng ta cũng đang buộc phải nhìn thấy như trong hiện tại.
Linh hoạt trong việc đánh giá học sinh dân tộc thiểu số
Đối với học sinh dân tộc thiểu số, thầy cô giáo hỗ trợ các em nâng cao tính tự học, tự lập trong cuộc sống. Giáo viên không áp đặt, nhằm giúp các em tự tin và phát huy được hết năng lực, sở trường của bản thân.
Giáo viên Điểm trường Đăk Púk - Trường PTDT bán trú Tiểu học Đăk Nên giảng dạy cho học sinh.
Linh hoạt trong giảng dạy
Thầy Nguyễn Ngọc Huynh, Hiệu trưởng Trường PTDT bán trú Tiểu học - THCS Tu Mơ Rông (xã Tu Mơ Rông, huyện Tu Mơ Rông, Kon Tum) cho biết, năm học 2021-2022 lớp 2 và lớp 6 thực hiện chương trình, SGK mới. Do đó, trước khi bước vào năm học, cán bộ, giáo viên của trường đã được bồi dưỡng và hoàn thành 3 mô đun thuộc Chương trình ETEP. Cụ thể, tìm hiểu Chương trình tổng thể GDPT 2018; Sử dụng phương pháp dạy học, giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực học sinh; Kiểm tra, đánh giá học sinh theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực.
Cũng theo thầy Huynh, chương trình mới chú trọng giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực học sinh nên các giáo viên linh hoạt thay đổi phương pháp giảng dạy. Điều này phù hợp với các em học sinh vùng khó khăn, đặc biệt là học sinh DTTS. Đặc biệt, giáo viên chú trọng, nâng cao tinh thần tự học của học sinh để giúp các em tự tin phát huy năng khiếu, sở trường của bản thân.
Trong năm học 2021-2022, cô Nguyễn Dương Quí, giáo viên Trường Tiểu học xã Đăk Hà, huyện Tu Mơ Rông, Kon Tum tiếp nhận giảng dạy các em học sinh lớp 1.
Theo cô Quí, trước khi bước vào năm học, cô đã được tập huấn, bồi dưỡng các mô đun. Trong quá trình tập huấn, bồi dưỡng giáo viên được giải đáp nhiều thắc mắc. Bên cạnh đó, có thể trao đổi, thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm. Cô học được nhiều hình thức và phương pháp dạy học mới, phù hợp với học sinh vùng DTTS.
Cô Quí cho hay, học sinh của trường phần lớn là con em đồng bào dân tộc thiểu số nên việc tiếp thu kiến thức của các em có phần chậm hơn so với vùng thuận lợi. Chính vì vậy, cô thường xuyên tìm hiểu, nghiên cứu nhằm tìm ra phương pháp giảng dạy phù hợp để nâng cao năng lực, phẩm chất học sinh. Năm học 2021-2022, cô Quí cho biết, sẽ tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực để học sinh chủ động, sáng tạo. Đặc biệt, chú trọng phát huy sở trường, năng khiếu của từng học sinh.
"Các em học sinh nơi đây khá nhút nhát, tự ti. Chính vì vậy, trước khi vào năm học mới mình sẽ làm quen, tâm sự, chia sẻ để học sinh cởi mở, tự tin hơn trong giao tiếp. Bên cạnh đó, mình chú trọng trang trí lớp học với nhiều màu sắc, hình thù để giúp học sinh phấn khởi, thích thú khi đến lớp.
Ngoài ra, mình tổ chức nhiều hoạt động ngoại khoá để các em có thể "học mà chơi, chơi mà học", như: tìm con vật, chữ cái...Qua đó, giúp các em tự tin, ghi nhớ kiến thức nhanh và sâu hơn. Đặc biệt, đối với học sinh vùng khó mình đặc biệt chú trọng đến việc phát huy năng khiếu của từng em. Qua đó, học sinh sẽ tự tin thể hiện bản thân và phát huy được năng lực, phẩm chất của mình", cô Quí nói.
Nâng cao tinh thần tự học, tự lập cho học sinh DTTS
Các em học sinh Trường PTDT bán trú THCS Đăk Ring (huyện Kon Plông, Kon Tum) chủ động dọn dẹp chỗ ở bán trú.
Thầy Hà Minh Tuệ, Hiệu trưởng Trường PTDT bán trú Tiểu học Đăk Nên (xã Đăk Nên, huyện Kon Plông, Kon Tum) cho biết, năm học 2021-2022 toàn trường có 254 học sinh theo học tại 6 điểm trường.
Theo thầy Tuệ, các em học sinh của trường đều là đồng bào dân tộc thiểu số nên việc tiếp thu kiến thức còn nhiều hạn chế. Chính vì vậy, nhà trường và giáo viên thường xuyên quan tâm, hỗ trợ để giúp các em học tập tốt hơn.
Thầy Tuệ cho hay, các em học sinh vùng dân tộc thiểu số hạn chế về việc tiếp thu kiến thức. Tuy nhiên, các em có tính tự lập cao, như: chủ động trong việc vệ sinh cá nhân và có một số kỹ năng sống cơ bản. Chính vì vậy, bên cạnh việc đánh giá về học tập, giáo viên nâng cao tính tự giác, tự chủ trong cuộc sống của học sinh. Qua đó, giúp các em có nền tảng và kiến thức cơ bản để bước vào bậc THCS.
Tương tự, thầy giáo A Triều, giáo viên điểm trường Đăk Púk - Trường PTDT bán trú Tiểu học Đăk Nên (xã Đăk Nên, huyện Kon Plông) cho biết, để học sinh phát huy được năng lực, phẩm chất, thầy hướng dẫn, giúp đỡ các em phát huy tính tự chủ, tự học và nâng cao tinh thần tự giác.
"Bên cạnh việc dạy kiến thức trên trường, lớp mình chú trọng cho các em phát triển kỹ năng của bản thân. Cụ thể, đan xen trong bài học hoặc hoạt động ngoại khoá mình hướng dẫn các em những kỹ năng sống cơ bản. Qua đó, giúp các em biết tự vệ sinh cá nhân, biết giúp đỡ bố mẹ, tự lập, kỹ năng bảo vệ bản thân khi ở khu vực nhiều đồi núi và sông suối... Mình muốn tạo cho các em những kỹ năng sống cơ bản, thói quen tốt trong cuộc sống", thầy A Triều tâm sự.
Đối với học sinh vùng dân tộc thiểu số, thầy A Triều cho biết, bản thân đánh giá học sinh thông qua quan sát trực quan trong mỗi tiết học. Bên cạnh đó, đánh giá học sinh thông qua hỏi - đáp giữa giáo viên - học sinh và học sinh - học sinh. Đồng thời, đánh giá phẩm chất, năng lực các em thông qua các hoạt động ngoại khoá, trải nghiệm và kỹ năng sống. Qua những hoạt động này, thầy A Triều mong muốn các em tự tin, tự giác hơn trong học tập cũng như cuộc sống.
Tôi e kế hoạch bồi dưỡng chứng chỉ tích hợp cho các thầy cô dễ phá sản Việc 2, 3 giáo viên dạy một môn học thì dễ cho trường trong phân công, thời khóa biểu, nhưng lại rất khó cho giáo viên trong việc kiểm tra, đánh giá học sinh. Dạy và học các môn tích hợp trong chương trình giáo dục phổ thông mới năm học 2021-2022 như thế nào vẫn đang là chủ đề nóng được rất...