Xếp hạng thành tích nhà trường, địa phương và vòng xoáy thi học sinh giỏi
Trong thời gian vừa qua, dư luận đã có nhiều tranh luận gay gắt về vấn đề thi học sinh giỏi. Vậy vấn đề thực sự của các kỳ thi học sinh giỏi ở Việt Nam là gì?
Cứ đến hẹn lại lên, sau khi học kỳ I kết thúc là nhiều trường, nhiều tỉnh lại công bố những con số ấn tượng về các học sinh giỏi, xem đây là minh chứng thể hiện sự thành công về chất lượng đào tạo của trường, của tỉnh.
Bên cạnh những ý kiến ca ngợi, cũng có không ít những quan điểm cho rằng vấn đề thi học sinh giỏi ở Việt Nam là biểu hiện của căn bệnh sính điểm số, danh hiệu, thành tích. Theo luồng quan điểm này, chưa có một thống kê cụ thể nào về những đóng góp của những học sinh giỏi này vào sự phát triển của khoa học – kỹ thuật nước nhà.
Thầy Lường Tú Tuấn, cựu giáo viên Trường Trung học phổ thông Chuyên Bình Long ( Bình Phước). (Ảnh: Nhân vật cung cấp)
Trao đổi với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam về vấn đề này, thầy Lường Tú Tuấn, cựu giáo viên Trường Trung học phổ thông Chuyên Bình Long (Bình Phước) cho rằng dù không muốn cũng phải thừa nhận bản chất của thi học sinh giỏi ở Việt Nam là để giữ tính chính danh cho hệ thống trường chuyên.
“Khi một nền giáo dục chưa có được hệ thống, tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng theo các thang bậc hiện đại như của thế giới thì người ta chỉ có thể dựa vào các thành tích để xếp hạng trường này trường kia, xếp hạng các em học sinh. Chính vì vậy mà các kỳ thi học sinh giỏi như hiện nay buộc phải duy trì.
Nói cách khác, việc thi cử ở Việt Nam nặng nề, áp lực như hiện nay là do các nhà quản lý giáo dục lấy kết quả từ các kỳ thi làm thước đo để đánh giá trường này xếp trên trường kia, tỉnh này xếp trên tỉnh kia.
Nếu như không có giải quốc gia hoặc giải quốc gia ít thì sẽ bị gọi là thiếu nỗ lực, thiếu cố gắng, sai về phương pháp và chắc chắn là không có một hiệu trưởng nào muốn bị đánh giá như vậy.
Video đang HOT
Hệ quả là các hiệu trưởng sẽ dồn toàn lực, dùng tiền ngân sách để mời những giáo viên giỏi về dạy đội tuyển mục đích cuối cùng là cho ra lò những học sinh giỏi”, thầy Tuấn cho biết.
Chính vì căn bệnh chạy theo thành tích đó nên theo thầy Lường Tú Tuấn, các kỳ thi học sinh giỏi ở Việt Nam hoàn toàn mâu thuẫn với chủ trương phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh:
“Các nhà quản lý giáo dục ở Việt Nam hay nói là thi học sinh giỏi để phát triển tối đa phẩm chất và năng lực của học sinh. Tuy nhiên, theo tôi thì họ đang lấy mục đích để biện minh cho phương tiện.
Cách người ta ra đề thi, cách làm đáp án theo barem, cách chấm bài nó đã chi phối cách dạy học rồi. Thế nên thay vì phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh thì lại thiên về nhồi nhét kiến thức, loại trừ con người cá nhân và tư duy độc lập của người học”.
Với cách đào tạo học sinh giỏi thiếu khoa học như vậy nên theo thầy Tuấn, học sinh giỏi ở Việt Nam ngày càng bị thui chột và thiếu những đóng góp vào nền khoa học – kỹ thuật nước nhà:
“So với mặt bằng chung của học sinh phổ thông thì những học sinh giỏi này là những em có tư duy, tố chất tốt. Nếu được đào tạo đúng bài bản theo các phương pháp khoa học thì tôi tin các em ấy không thua kém gì so với thế giới cả.
Tuy nhiên, với cách dạy học triệt tiêu tư duy độc lập như hiện nay thì các em học sinh giỏi này càng ngày sẽ càng bị thui chột.
Nếu để hỏi xem có thống kê nào về những đóng góp của các em học sinh giỏi này vào sự phát triển của khoa học – kỹ thuật nước nhà chưa thì tôi nghĩ là chưa.
Tuy nhiên chúng ta có thể tiếp cận bằng cách là nhìn vào sự lạc hậu của khoa học – kỹ thuật nước nhà để suy luận ngược lại, rõ ràng là số lượng nhà khoa học thực sự giỏi là rất hiếm hoi. Điều đó chứng tỏ là nền giáo dục của chúng ta đang có vấn đề”.
Trả lời câu hỏi của phóng viên về việc “có nên bỏ các kỳ thi học sinh giỏi tổ chức như hiện nay hay không”, thầy Lường Tú Tuấn cho biết: “Tôi nghĩ bất kỳ một nền giáo dục nào cũng cần phải có thi cử cả, tuy nhiên bản chất của các kỳ thi trên thế giới là khác ở Việt Nam.
Trên thế giới thì các kỳ thi học sinh giỏi là một sân chơi để học sinh trải nghiệm. Học sinh được tự do tham gia để biết được những kiến thức mình có đang ở mức độ nào.
Ở Việt Nam thì các kỳ thi học sinh giỏi về bản chất lại là thước đo đánh giá chất lượng giáo dục.
Để các kỳ thi học sinh giỏi ở Việt Nam thực sự là một sân chơi giúp cho học sinh phát triển cả về năng lực và phẩm chất thì theo tôi cần phải thay đổi bản chất của các kỳ thi này.
Có như vậy thì mới hạn chế được sự thui chột tài năng đồng thời bồi dưỡng để các em học sinh giỏi có thể đóng góp vào sự phát triển của khoa học – kỹ thuật nước nhà”.
Đề thi học sinh giỏi quốc gia môn Lịch sử
Trong kỳ thi Học sinh giỏi quốc gia năm nay, môn Lịch sử có 464 thí sinh dự thi.
Ảnh minh họa
Dưới đây là đề thi môn Lịch sử trong buổi thi diễn ra sáng nay.
Năm 2020, tổng số thí sinh tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia là 4.565 em ở 12 môn, gồm: Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Tin học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng Pháp và Tiếng Trung.
Trong đó, môn Sinh học có nhiều thí sinh dự thi nhất với 501 em.
Môn Toán có 475 thí sinh, môn Vật lý có 472 thí sinh, môn Hóa học có 491 thí sinh, môn Tin học có 444 thí sinh.
Môn Ngữ văn có 489 thí sinh, môn Lịch sử có 464 thí sinh, môn Địa lý có 460 thí sinh. Với các môn ngoại ngữ, môn Tiếng Anh 486 em, Tiếng Nga 61 em, Tiếng Pháp 156 em và Tiếng Trung là 66 em.
Theo kế hoạch, kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia do Bộ GD-ĐT tổ chức trong vào ngày 25, 26 và 27/12/2020.
Ở môn Vật lý, Hóa học và Sinh học, các thí sinh phải vượt qua 2 bài thi viết và 1 bài thi thực hành trong 3 ngày.
Còn các môn như Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý thì chỉ thi trong 1 buổi.
'ATM gạo' vào đề thi văn học sinh giỏi TP.HCM Nhiều thí sinh tham gia Kỳ thi học sinh giỏi cấp thành phố sáng 10-6 ở TP.HCM cho biết các em cảm thấy thú vị khi đề thi nhắc đến máy ATM gạo và viết một bài văn nhan đề: 'Những sáng tạo khởi nguồn từ yêu thương'. Nội dung câu hỏi số 1 trong đề thi văn nói về ATM gạo Theo...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Ô tô tông chết bé gái 2 tuổi ở trạm dừng chân cao tốc TPHCM - Trung Lương
Tin nổi bật
20:02:51 15/04/2025
4 giây bóc trần nhan sắc và vóc dáng của vợ mẫu tây Bùi Tiến Dũng, không cần lên đồ vẫn chiếm trọn "spotlight"
Sao thể thao
18:28:37 15/04/2025
Sao nữ Vbiz nghi "toang" với bạn trai đạo diễn, lộ loạt hint hẹn hò với trai trẻ
Sao việt
18:10:11 15/04/2025
Tỷ phú Elon Musk trực tiếp kêu gọi ông Trump hủy bỏ mức thuế mới?
Thế giới
18:07:30 15/04/2025
SpaceX sẽ phải lập công ty tại Việt Nam để cung cấp dich vụ Internet vệ tinh
Thế giới số
18:02:40 15/04/2025
3 mẫu vòng đeo tay thông minh giá dưới 1 triệu đồng tại Việt Nam
Đồ 2-tek
17:34:07 15/04/2025
2 gái Thái cướp spotlight của Jennie: 1 người là mỹ nhân lai cực hot khiến showbiz phát cuồng
Sao châu á
17:21:57 15/04/2025
Hôm nay nấu gì: Cơm tối có món ăn "quốc dân", nhìn đã thèm chảy nước miếng
Ẩm thực
17:07:59 15/04/2025
Nam ca sĩ Việt đắt show thuộc hàng top bất ngờ huỷ cùng lúc 3 đêm nhạc
Nhạc việt
17:06:08 15/04/2025
Người vợ tử vong sau trận đòn từ chồng
Pháp luật
16:49:04 15/04/2025