Xem bạn bẻ “đồ long đao”, bé trai bị đập gãy xương mũi
Bé trai 10 tuổi gãy xương mũi sau khi bị “đồ long đao” đập vào mặt trong lúc xem các bạn thực hiện thử thách bẻ “đồ long đao” giống trên mạng xã hội
Các bác sĩ Khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ và hàm mặt, Bệnh viện E ( TP Hà Nội) vừa cấp cứu và xử trí cho một bé trai (10 tuổi, ở TP Hà Nội) bị “đồ long đao” đập vào mặt gây tổn thương nghiêm trọng vùng mũi.
Bác sĩ Lê Thị Nga, Khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ và hàm mặt, cho biết bé trai nhập viện trong tình trạng mặt sưng nề, bầm tím nhiều vùng mũi, biến dạng lõm vùng mũi phải. Kết quả chụp CT hàm mặt xác định có tổn thương gãy xương chính mũi phải. Bệnh nhi phải phẫu thuật nắn chỉnh mũi.
Bé trai bị tai nạn khi đứng xem các bạn thực hiện thử thách bẻ “đồ long đao” giống trên mạng xã hội
Theo người nhà bệnh nhân, cháu bé gặp tai nạn khi xem các bạn ở trường thực hiện thử thách bẻ “đồ long đao” giống như clip trên mạng xã hội. Đồ long đao này có trọng lượng 30 kg do một bạn học mang đến lớp.
Hầu hết các bạn nhỏ đều bỏ cuộc vì “đồ long đao” này có sức bẻ nặng 30 kg. Đến lượt một bạn khác chơi, cháu bé đứng cạnh thì bị văng vào mặt.
Video đang HOT
Cháu bé cho biết có biết đến “đồ long đao” khi xem các clip trên mạng xã hội với trò chơi thách đố ai có thể bẻ được đồ long đao 100 kg… Sản phẩm “đồ chơi” được bán phổ biến với giá rất rẻ, từ 50.000 đồng đến 75.000 đồng/sản phẩm, tùy vào chất lượng và cân nặng của “đồ long đao”.
“Đồ long đao” là một dụng cụ tập thể thao. Ảnh: Internet
Theo bác sĩ Lê Thị Nga, “đồ long đao” được biết đến là dụng cụ hỗ trợ tập cho người tập gym tăng cơ tay. Tuy nhiên, gần đây trên mạng xã hội lan truyền những đoạn clip thách đấu nhau nên nhiều người, đặc biệt là trẻ em, mua về chơi mà họ không biết rằng khi sử dụng các các dụng cụ tập bổ trợ này cần có sự lựa chọn phù hợp với thể trạng, cân nặng, chiều cao của từng người và phải có người hướng dẫn.
Người sử dụng đồ long đao quá cân so với thể trạng có thể gặp một số tai nạn sinh hoạt nguy hiểm. Nhẹ có thể gây tai nạn cho chính người chơi như rách cơ tay (khi gồng quá lực), gây vỡ mũi, gãy răng…
Nặng hơn, đồ long đao có thể đập vào mắt gây tổn thương nhãn cầu, thậm chí vỡ con ngươi; đập vào vùng trán có thể gây chấn thương sọ não, máu tụ. Chưa kể “đồ long đao” cũng có thể gây nguy hiểm cho người khác…
Người đàn ông ngất xỉu khi đang chạy vì sai lầm thường gặp
Đang tham gia giải chạy Maraton phong trào, người đàn ông 37 tuổi bỗng ngất xỉu, khi đưa vào viện cấp cứu thì phát hiện bị suy thận cấp, cần lọc máu.
Bác sĩ Đỗ Quốc Phong, Phó Khoa Hồi sức tích cực và Chống độc, Bệnh viện E (Hà Nội) cho biết, các bác sĩ vừa cấp cứu một bệnh nhân nhập viện trong tình trạng kích thích, vật vã, mất nước khi đang tham gia một giải chạy phong trào.
Theo đó, bệnh nhân N.M.H (37 tuổi, trú tại Hà Nội) đang chạy thì thấy chóng mặt, choáng váng và ngất xỉu, được sơ cứu tại bệnh viện gần điểm chạy sau đó chuyển tới Bệnh viện E.
Tại đây, bệnh nhân H. có biểu hiện kích thích vật vã, được đánh giá mất nước, mạch nhanh, huyết áp tụt. Bác sĩ chẩn đoán sơ bộ anh bị sốc choáng, giảm khối lượng tuần hoàn do hoạt động thể lực gắng sức, theo dõi tình trạng tiêu cơ vân.
Xét nghiệm máu cho thấy bệnh nhân có dấu hiệu toan chuyển hóa, suy thận cấp, tăng CK máu (một loại enzyme xúc tác phản ứng sinh hóa của cơ thể). Bệnh nhân đã được bác sĩ chỉ định điều trị tích cực, lọc máu. Hai tuần sau, tình trạng bệnh nhân cải thiện, có nước tiểu.
Bệnh nhân được cấp cứu, điều trị tại Bệnh viện E. Ảnh BVCC
Bệnh nhân H. có tiền sử khỏe mạnh, bản thân anh cũng thường xuyên luyện tập. Tuy nhiên, trước giải chạy ba ngày, bệnh nhân có bị sốt. Hết sốt, anh H. nghĩ mình đã khỏe nên tham gia giải chạy.
Các bác sĩ cho rằng đây là sai lầm của bệnh nhân và rất nhiều người đang mắc phải đã vô tình gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Theo bác sĩ Phong, mỗi năm khoa Hồi sức tích cực và Chống độc đều tiếp nhận 4-5 bệnh nhân vào cấp cứu do sốc, choáng do vận động gắng sức. Trường hợp như anh H. cũng không phải hiếm gặp.
"Bất cứ ai khi tham gia hoạt động thể lực gắng sức đều có thể dẫn tới choáng, sốc, giảm thể tích tuần hoàn. Bệnh nhân sẽ có dấu hiệu choáng váng, mạch nhanh, ngất. Nếu không được cấp cứu kịp thời có thể tử vong", bác sĩ Phong chia sẻ.
Bác sĩ Phong cũng cho biết, thời gian gần đây có nhiều giải chạy phong trào với sự tham gia đông đảo, thậm chí hàng chục nghìn người.
Bác sĩ Phong cảnh báo chạy thể dục, thể thao tốt cho sức khỏe nhưng việc chạy cần phù hợp với sức khỏe của mình, không cố chạy gắng sức để đặt mục tiêu của bản thân mà quên đi thể lực hiện tại. Trước mỗi cuộc chạy, bạn cần chuẩn bị tập luyện thật kỹ càng, nâng dần dần độ khó.
"Khi tập thể lực, bạn cần chú ý tới các dấu hiệu như khát nước liên tục dù đã uống nước, choáng, mệt cần dừng lại. Sau khi tập luyện, nếu có biểu hiện đau cơ kéo dài, mệt mỏi, nước tiểu ít, nước tiểu có màu đỏ, người dân cần nhanh chóng tới cơ sở y tế để được bác sĩ can thiệp", bác sĩ Phong khuyến cáo.
Một số dấu hiệu của bệnh ung thư máu dễ bị bỏ qua Ung thư máu bắt nguồn từ bất thường xảy ra tại tủy xương - nơi sản sinh ra các tế bào máu. Thời gian điều trị ung thư máu kéo dài, chi phí rất tốn kém và hiệu quả còn nhiều hạn chế. Tuy nhiên, nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm thì tỷ lệ điều trị thành công có thể lên...