Xe bánh tổ chay Chợ Lớn: ‘Tôi ngồi đây 32 năm, không thấy ai bán bánh này’
Bánh tổ chay, còn gọi là bánh ka lo chí của người Tiều, không rõ có từ khi nào. Người Sài Gòn, ai mê bánh này từ nhỏ chắc sẽ tìm “đỏ con mắt” nếu không biết đến xe bánh của bà Quế ở quận 11.
Là người gốc Hoa, bà Lưu Hữu Quế đã học và bán bánh tổ chay từ rất sớm. Nay tuy đã 67 tuổi, bà vẫn kiên trì bán ở gần Trường tiểu học Âu Cơ, quận 11, TP.HCM, cũng gần nơi ở của bà.
Bà nói: “Cái này ngày xưa mấy người họ bán mình không có tiền mua ăn. Hỏi người ta bánh gì, người ta nói bánh nếp. Mấy chị em đông quá, má không có tiền, đi bán đồ để sẵn 1 hào, 2 hào mình đi chợ mua bột làm thử. Làm được. Ngon lắm, bánh này bây giờ không ai bán đâu, ít người bán rồi đó. Tôi ngồi đây 32 năm, không thấy ai bán bánh này đâu.”
Bà Quế được con trai làm cho chiếc xe nhỏ để bán bánh tổ chay
Bánh tổ chay, còn gọi là ka lo chí của người Tiều, làm từ bột nếp ăn kèm đậu phộng, đường, mè đen vừa dẻo, vừa thơm. Hàng ngày, bà Quế ngâm gạo từ tối hôm trước, sáng hôm sau đi xay gạo, lấy bột làm bánh, chiều chiên bán. Mè đen do bà tự rang, đậu phộng thì bà lấy mối quen lâu năm.
Bà Quế cho biết: “Đi mua bột khô không có thơm đâu. Ngộ làm một lần là 5 kg gạo nếp, 4 kg gạo nếp xay một lần. Đậu phộng mua sẵn, mè không ai bán sẵn. Mè với đậu này ngon lắm, mối quen bán. Rang mè là từ từ rang, lửa nhỏ nhỏ thôi đừng có lớn quá. Rang chừng 1 tiếng đồng hồ lấy mấy hột ăn coi. Chừng nào nó thơm là chín, không chín nó tanh nên phải từ từ rang”.
Video đang HOT
“Hồi xưa bán rẻ lắm, có 2.000 đồng, 5.000 đồng, 3.000 đồng. Bây giờ đồ mắc mới bán mắc. Năm nay mới bán 10.000 đồng/hộp năm ngoái còn bán 5.000 đồng/hộp. Bánh này thơm lắm, dễ ăn lắm. Người ta ăn, người ta biết gọi mua hoài. Thường nó dai dai, đừng để nó giòn quá, giòn quá nó dính. Giòn phải cho miếng mềm vô ăn dẻo dẻo mới ngon”, bà chia sẻ.
Bánh tổ chay được làm từ bột nếp
Bánh tổ chay khi bán luôn được làm nóng. Bánh chiên vàng tới đâu được cắt cho khách tới đó, để lộ lớp bột nếp trắng bên trong. Vừa bán bánh, bà Quế vừa lật bánh liên tục tránh để bị cháy.
Theo Thanh Niên
Xoài đỏ Nhật giá siêu đắt 1,7 triệu đồng/quả được trồng như thế nào?
Xoài đỏ của Nhật Bản, hay còn gọi là xoài Miyazaki được trồng và bảo quản vô cùng nghiêm ngặt, phức tạp và tỉ mỉ. Hiện xoài đỏ được rao bán trên thị trường có giá lên tới trên 1,7 triệu đồng/quả.
Độ ngọt cao gấp 15% bình thường, mỗi quả xoài đỏ đang được rao bán trên thị trường với giá 1,3-1,7 triệu đồng/quả. Nguồn: Pháp luật TP Hồ Chí Minh
Mặc dù mới vào đầu mùa, trên mạng xã hội và các cửa hàng trái cây nhập khẩu, xoài đỏ Miyazaki của Nhật Bản được rao bán rầm rộ với giá 1,2-1,7 triệu đồng/ quả tùy địa điểm bán.
Đây là giống xoài được mệnh danh là "Taiyo no Tamago" (Trứng của mặt trời) do lớp vỏ đỏ óng. Giống xoài đỏ này được trồng chủ yếu ở tỉnh Miyazaki, bắt đầu thu hoạch từ tháng 4 tới tháng 8 hàng năm và mùa cao điểm là tháng 5, 6. Đây là một thương hiệu trái cây cao cấp tại Nhật Bản.
Một cửa hàng chuyên bán trái cây nhập khẩu trên đường Lê Thị Riêng, quận 1, TP.HCM thông báo đã bắt đầu nhận đặt hàng loại xoài này. Chủ cửa hàng cho hay xoài Miyazaki của Nhật được bán theo quả, mỗi quả dao động từ 300-400 g sẽ có giá 1,2 triệu đồng.
Người này cũng cho hay xoài ăn ngọt, thơm, chắc thịt và được vận chuyển bằng đường hàng không nên đảm bảo không bị để lâu và hư hỏng.
Tuy nhiên trên một webiste chuyên bán trái cây có tiếng, lại bán với giá gần 1,7 triệu đồng cho mỗi quả từ 350-400g và các sản phẩm đều là loại 1. Nếu tính theo cân, xoài Nhật đắt gấp cả 100 lần giá xoài của Việt Nam.
Theo giới thiệu, loại xoài này có độ ngọt cao hơn 15% so với loại bình thường và hàm lượng dinh dưỡng rất cao như sắt, canxi và các chất chống ôxy hóa. Mỗi quả có kích thích cực kỳ lớn (350-400g/trái), thịt nhiều, hạt nhỏ và tất cả chúng đều có màu đỏ mà các loại xoài khác không có được.
Sau khi được hái về và chuyển đến cung cấp cho các đại lý, các quả xoài này đều phải trải qua các khâu kiểm tra khắt khe về kích thước, trọng lượng, hình dạng, màu sắc và hàm lượng đường.
Lý giải sự đắt đỏ của loại quả này, anh Yushi Kawarai, một người Nhật đang theo học tại TP Huế, cho biết: "Ở Nhật Bản, quy trình trồng loại quả này vô cùng nghiêm ngặt. Những trái xoài được bọc vào túi lưới ngay ở trên cây. Trái xoài chín đến độ là sẽ rụng vào chiếc túi lưới bọc xung quanh nó và đưa đến tận tay người tiêu dùng mà không qua bất cứ quá trình xử lý nào. Điều làm nên sự đắt đỏ của nó chính là việc tất cả trái xoài đều được để chín tự nhiên".
Tuy nhiên nhiều người tiêu dùng lại cho rằng giá của chúng cao bởi vì vốn dĩ là trái cây nhập khẩu và yếu tố chất lượng của chúng.
Chị Phượng Anh, du học sinh tại Nhật Bản, cho biết: "Ở Nhật chúng đã vốn đắt đỏ nên về Việt Nam giá cũng sẽ cao hơn xoài nội địa. Trái cây Nhật Bản có giá cao và đạt được những mức không tưởng là do bên này họ trồng và chăm sóc rất tỉ mỉ. Đồng thời trái cây được coi là quà biếu sang trọng của người Nhật Bản".
Bạn Thanh Lâm (Lâm Đồng) lại chia sẻ rằng xoài Nhật tuy được giới thiệu có độ ngọt cao hơn bình thường nhưng cũng không có gì đặc sắc hơn xoài Cát Hòa Lộc.
"Xoài cát Hòa Lộc ở Việt Nam cũng cho quả đều, đẹp từ 400-500 g/quả và rất ngon nhưng giá chỉ khoảng 70.000-100.000 đồng/kg, thậm chí giá thấp hơn, tùy thời điểm".
Trước đó, hồi tháng 4/2018, một cặp xoài thượng hạng từ tỉnh Miyazaki, Tây Nam Nhật Bản đã được bán với giá kỷ lục 400.000 yen, tương đương 65 triệu đồng, trong phiên đấu giá tại một chợ bán buôn địa phương.
Theo Mai Anh/Thời Đại
Bé chẳng phải ăn bim bim mua ngoài nữa vì mẹ làm bánh mì nướng mè thơm giòn còn vạn lần ngon hơn! Cách làm bánh mì nướng mè này dễ lắm, mỗi cuối tuần mình làm nhiều để cả nhà ăn vặt dần trong tuần, vừa tiện vừa ngon lại lành mạnh! Với cách làm bánh mì nướng mè này bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau: 2 lát bánh mì 2 quả trứng 5g đường bột 5g mè đen Cùng xem chi tiết...